Sự trùng hợp giữa trận Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh
11h30 ngày 30/4/1975, xe tăng mang biển số 390 đã húc đổ cánh cổng sắt lớn, Trung úy Bùi Quang Thận tiến lên cắm lá cờ Cách mạng trên nóc Dinh Độc lập. Đó là thời khắc lịch sử vĩ đại, đánh dấu một mốc son chói lọi: Miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất.
Chiều 27/4, tại hội trường Thống Nhất đã diễn ra buổi họp mặt truyền thống “Anh hùng Lực lượng Vũ trang, cán bộ từ cấp Trung đoàn và tương đương trở lên là những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Chương trình do Thành ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015).
Tham dự buổi họp mặt có đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TPHCM; lãnh đạo chỉ huy các đơn vị quân đội đang tại chức hiện nay thuộc 5 cánh quân tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, các Tướng lĩnh quân đội, Tướng lĩnh Công an nhân dân, Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân các thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay… Đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM và Chủ tịch UBND TP, Chủ tịch HĐND TPHCM…
Lãnh đạo TPHCM thăm hỏi các tướng lĩnh là những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Sự trùng hợp lịch sử từ hai chiến thắng vĩ đại của dân tộc
Tại buổi họp mặt, các Anh hùng lực lượng vũ trang, những nhân chứng lịch sử tham gia 5 cánh quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh đã ôn lại truyền thống yêu nước hào hùng của dân tộc và ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa Xuân năm 1975. Đây cũng là thông điệp nhắc nhở thế hệ trẻ của đất nước hiểu sâu sắc hơn về những giá trị lịch sử của thời đại, về những thành tựu to lớn về mọi mặt của TPHCM sau 40 năm thống nhất đất nước, qua đó vun đắp tinh thần yêu nước, hun đúc trí tuệ người Việt Nam cùng chung tay góp sức, quyết tâm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện trên trường quốc tế.
Thiếu tướng Vũ Văn Thược, nguyên Sư đoàn Trưởng Sư đoàn 5 chiến dịch Hồ Chí Minh, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 4 đã không giấu được niềm xúc động và rất đỗi tự hào khi kể lại những tháng ngày lịch sử.
Thiếu tướng Vũ Văn Thược so sánh 2 chiến thắng vĩ đại của dân tộc là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh. Ông khẳng định: “Trên thế giới, trong lịch sử loài người nói chung, chưa có một cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc của bất cứ quốc gia nào lại có một sự trùng lặp dấu mốc lịch sử vĩ đại như cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập tự do cho đất nước của dân tộc Việt Nam”.
Ở chiến dịch Điện Biên Phủ có “56 ngày đêm khoét núi , ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn”. Quân đội ta đã làm nên một Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Rồi từ đấy, ngày 10/10/1954, 5 binh đoàn chủ lực, 5 cánh quân tiến về giải phóng Thủ đô.
Đúng 21 năm sau, chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, ngày 4/3/1975, quân đội ta bắt đầu tấn công TP Buôn Ma Thuột, mở màn cho chiến dịch. Sau 56 ngày đêm, cũng 5 cánh quân (Quân đoàn 1, 2, 3, 4 và Quân đoàn 232) chấp hành mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Quyết chiến, quyết thắng”.
Hợp vây tiến về giải phóng Sài Gòn, với 5 mục tiêu chiến lược là sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Tổng Nha Cảnh sát ngụy, Biệt khu Thủ đô ngụy và Dinh Độc lập. Đúng 11h30 ngày 30/4/1975, mũi thọc sâu của Quân đoàn 2, xe tăng mang biển số 390 đã húc đổ cánh cổng sắt lớn trước cửa Dinh Độc lập. Trung úy Bùi Quang Thận đã tiến lên cắm lá cờ Cách mạng trên nóc Dinh Độc lập. Đây là thời khắc lịch sử vĩ đại, đánh dấu một mốc son chói lọi: Miền Nam giải phóng, đất nước được thống nhất.
Video đang HOT
Ở thời bình, Thiếu tướng Vũ Văn Thược cũng không quên căn dặn: “Đất nước còn nhiều khó khăn, các thế lực thù địch vẫn chưa từ bỏ mưu đồ nham hiểm với đất nước ta. Nhân dân Việt Nam, Cựu chiến binh Việt Nam hơn ai hết rất tha thiết với hòa bình để toàn dân yên tâm xây dựng đất nước, tha thiết và quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà các thế hệ cha ông chúng ta từ bao đời nay đã dày công xây dựng bằng máu xương, mồ hôi và công sức”.
TS Huỳnh Thị Hồng Gấm tự hào khi nói với bạn bè quốc tế: “Tôi là người Việt Nam”
“Tôi là người Việt Nam”
Đại diện cho thế hệ trẻ của thành phố, TS Huỳnh Thị Hồng Gấm, công tác tại khoa Dược – Bệnh viện Từ Dũ đã bồi hồi kể lại về những tháng ngày mình đi du học và tự hào khi nói với bạn bè quốc tế rằng: “Tôi là người Việt Nam”.
TS Gấm cho rằng, tuy không được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất TPHCM nhưng cái nôi của quê hương Đồng Khởi, Bến Tre và truyền thống gia đình đã hun đúc trong chị tình cảm cách mạng và ý chí phấn đấu vươn lên. Vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, chị đã nỗ lực học tập và được tuyển thẳng vào Đại học Y Dược TPHCM. Sau đó, Gấm tiếp tục nhận học bổng học tập tại Nga và tốt nghiệp tiến sĩ Dược học vào tháng 10/2010.
“Quãng thời gian học tập tại Nga, điều cháu thấy hãnh diện và vinh hạnh nhất là khi cháu nói là người Việt Nam thì bạn bè các nước đều ngưỡng mộ và dành nhiều tình cảm, chia sẻ với cháu”, Gấm tự hào nói.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải cho biết, Đảng bộ và nhân dân TPHCM mãi khắc ghi sự hy sinh to lớn của các anh hùng, chiến sĩ cho quê hương, tổ quốc. “Trong mỗi chiến công đều có máu xương, trí tuệ của các bật tiền hiền tiên liệt. TPHCM đời đời ghi tâm khắc cốt công lao trời biển của các thế hệ cách mạng tiền bối đi trước, sự hy sinh vô bờ bến của các Mẹ Việt Nam anh hùng… TPHCM luôn tự hào về Đại thắng mùa Xuân 1975 và luôn lấy đó là thước đo giá trị, động lực để vươn lên, xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại”, ông Lê Thanh Hải nói.
Công Quang – Phạm Nguyễn
Theo Dantri
Kí ức của người lính xe tăng 390
Thời điểm chứng kiến nội các của Dương Văn Minh đầu hàng, ông Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ số 1 xe tăng 390, lúc đó canh gác ngoài phòng họp tại Dinh Độc lập ngày 30/4/1975, dâng trào xúc động vì Chiến dịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước thu về một mối.
Nhập ngũ vào tháng 8/1971, lúc mới 18 tuổi, sau thời gian huấn luyện bộ binh khoảng 2 tháng, chàng trai trẻ Ngô Sỹ Nguyên được chuyển sang đơn vị tăng thiết giáp và được làm pháo thủ của xe tăng 390.
4 người lính xe tăng 390 chụp kỷ niệm tại phiên bản xe 390 (ông Nguyên, là người thứ 2 từ phải sang trái). Ảnh do nhân vật cung cấp.
Xe tăng 390 gồm có trung úy Vũ Đăng Toàn là chính trị viên đại đội; lái xe là trung sĩ Nguyễn Văn Tập; pháo thủ số 1 là trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên; phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2, thiếu úy Lê Văn Phượng (lên thay pháo thủ số 2 bị thương).
Ngày 15/3, Lữ đoàn 203 xuất phát từ A Lưới (Huế) đi theo đường 14B, thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, Thừa Thiên - Huế xuống đánh Núi Bông, Núi Nghệ và Mỏ Tàu và tiếp tục tiến đánh ra Huế.
"Ngày 25/3, chúng tôi đã tiến vào giải phóng Huế, sau đó được lệnh ra cửa Thuận An để chặn đường rút chạy của quân ngụy", ông Nguyên nhớ lại.
Ngày 28/3, đơn vị ông Nguyên tiến vào giải phóng Đà Nẵng, sau đó tiếp tục củng cố đội hình hành quân theo miền duyên hải, đánh địch trong hành tiến.
Ngày 26/4, bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, đơn vị của ông Nguyên được lệnh đánh mở đường vào căn cứ quân sự Nước Trong, nơi có trường sĩ quan thiết giáp của địch. Tới 12 giờ ngày 28/4, đơn vị đã giải phóng toàn bộ căn cứ Nước Trong, tạo mũi thọc sâu cho Quân đoàn 2.
"Lúc này đã rất gần Sài Gòn, hơn ai hết, những người lính tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh cảm nhận được ngày đất nước thống nhất đã đến rất gần. Trước đó, Chính ủy Lữ đoàn 203 Bùi Văn Tùng đã căn cứ vào bản đồ xe buýt Sài Gòn cho đắp sa bàn để những người lính chúng tôi dễ hình dung về hướng đi vào Sài Gòn", ông Nguyên kể.
Sáng 30/4, Tiểu đoàn 1 do đồng chí Ngô Văn Nhỡ làm tiểu đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chủ công mở đường vào Sài Gòn. Tuy nhiên, từ tổng kho Long Bình, qua cầu Đồng Nai, ngã ba Thủ Đức, ngã ba Thủ Dầu Một đến cầu Sài Gòn, địch chống trả rất quyết liệt.
"Lúc đó là tờ mờ sáng, đạn bay rít xung quanh, tuy nhiên không ai nao núng. Khi nghe tin đồng chí Tiểu đoàn trưởng Ngô Quang Nhỡ hy sinh khi chỉ huy càng khiến đơn vị quyết tiến lên", ông Nguyên nói tiếp.
Xe tăng đi đầu tiên của tiểu đoàn mang số hiệu 866 do đồng chí Lê Tiến Hùng phụ trách, nhưng qua cầu Sài Gòn thì bị trúng đạn của địch.
Xe tăng 390 đi ngay sau vẫn tiếp tục tiến lên giữa sự phản kích quyết lịch của địch, vừa đi vừa phối hợp với các xe tăng khác hợp đồng tác chiến, dập tắt các điểm hỏa lực của địch. Khi tới ngã tư Hàng Xanh, lực lượng phản kích của địch gồm có xe M113, xe bọc thép và GMC đánh trả ác liệt.
"Vừa nhìn thấy lực lượng địch, đồng chí Toàn và Tập hô: "Nguyên, Nguyên... mục tiêu!". Bình tĩnh ngắm bắn, tôi đã tiêu diệt 2 xe M113 và nhiều GMC chở lính địch", ông Nguyên nhớ lại.
"Vượt qua Hàng Xanh thì đường phố vắng hoe, xe chúng tôi tiếp tục tiến lên theo trí nhớ về hướng dẫn sa bàn trước đó. Đến một ngã tư, chúng tôi hỏi đường, họ bảo lạc rồi nên quay lại. Chúng tôi lùi lại và chuyển hướng tiến về Dinh Độc lập, gặp xe tăng 843 của trung úy Bùi Quang Thận ở phía trước", ông Nguyên kể.
"Xe của đồng chí Thận đang đi thì rẽ sang cổng trái rồi khựng lại ở cổng Dinh Độc lập. Thấy vậy, đồng chí Tập lái xe hỏi có nên vào hay dừng lại, thì đồng chí Toàn nói: "Cứ tông vào đi". Ngay lập tức, lái xe Tập nhấn ga vọt lên, húc tung cánh cổng chính của Dinh Độc lập và tiếp tục tiến thẳng vào sân. Chúng tôi vào trong sân, một đội hình xe tăng bọc thép của địch còn nguyên. Ngoảnh lại phía sau, chúng tôi thấy đồng chí Thận cầm cờ chạy theo xe tăng 390. Sau đó xe tăng 390 chạy chậm lại và yểm trợ đồng chí Thận. Đồng chí Toàn, trưởng xe 390 cũng cầm theo khẩu AK nhảy xuống xe chạy theo đồng chí Thận", ông Nguyên kể lại.
Pháo thủ Ngô Sỹ Nguyên trên xe tăng 390 (ảnh do nhân vật cung cấp).
Vào đến Dinh Độc lập, Chính trị viên Toàn dồn tất cả nội các của Dương Văn Minh vào trong phòng lớn. Lúc này, trung úy Ngô Sỹ Nguyên cũng lên tới nơi và đứng gác ở cửa phòng. Lái xe Nguyễn Văn Tập ở lại giữ xe tăng, thiếu úy Lê Văn Phượng ngồi trong xe giữ khẩu 12 ly 7 chĩa lên phía lá cờ trên nóc dinh để yểm trợ cho Bùi Quang Thận cắm cờ.
Sau khi anh Thận cắm cờ, nhiều người lính chúng tôi cảm xúc dâng lên khó tả.
Nhiều người hô: "Giải phóng đất nước rồi các đồng chí, các bạn ơi. Còn gì sung sướng bằng! Tất cả đều vỡ òa niềm vui trong nước mắt", ông Nguyên xúc động nhớ lại.
Khoảng một tiếng sau, Đại đội 4 của ông Nguyên nhận lệnh ra cảng Bạch Đằng để bảo vệ cảng, kho hàng. Ở đó chừng 4 - 5 hôm, đại đội rút về tổng kho Long Bình, đóng doanh trại, xây dựng đơn vị, sửa chữa xe, lau chùi súng pháo, bổ sung đạn dược, xăng dầu... sẵn sàng chiến đấu.
"Cứ mỗi dịp tháng 4 về, dư âm của những ngày tháng 4 năm 1975 lại ùa về. Chúng tôi rất tự hào vì kíp xe tăng 390 lúc đó đã góp phần nhỏ bé để giải phóng đất nước", ông Nguyên tự hào tâm sự.
Xuân Minh
Theo Dantri
"Gặp lại" chiếc xe tăng chở người cắm cờ giải phóng trên Dinh Độc lập Cách đây 40 năm, vào lúc 11h trưa ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu T54B-843 đã húc cánh cổng phụ Dinh Độc lập. Từ trên xe, Trưởng xe, đại đội trưởng Bùi Quang Thận đã tiến vào cắm lá cờ giải phóng lên nóc Dinh Độc lập. Xe tăng T54B - 843 được đưa về Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt...