Sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc buộc Châu Á chạy đua vũ trang
Việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự buộc các nước láng giềng phải gia tăng chi phí quốc phòng.
Nhận định này không phải là mới, nhưng vừa được các chuyên gia thuộc Học viện quốc tế nghiên cứu chiến lược – IISS, trụ sở tại London, Anh, khẳng định lại trong báo cáo thường niên về cán cân quân sự 2014.
RFI dẫn nhận xét của các chuyên gia IISS cho biết, với tốc độ tăng chi phí quân sự như trong những năm vừa qua, có thể vào cuối những 2030, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tương đương với Mỹ. Nhưng, ngay cả trong trường hợp này, sức mạnh quân sự, kinh nghiệm cũng như khả năng tác chiến xa lãnh thổ quốc gia của quân đội Trung Quốc vẫn kém xa Mỹ.
Trong năm 2013, chi phí quân sự của Châu Á đã tăng 11,6% so với năm 2010, chủ yếu là do ngân sách quốc phòng của các nước trong khu vực Bắc Á. Riêng ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm hơn một nửa trong tỷ lệ gia tăng nói trên. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện nay gấp ba lần của Ấn Độ, và còn cao hơn cả tổng chi phí quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan gộp lại.
Ông John Chipman, Giám đốc IISS, nhận định, các chi phí quân sự này đã thúc đẩy mạnh thị trường vũ khí tại một vùng ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột do các đòi hỏi, tranh chấp lãnh thổ và từ lâu nay đã có nhiều điểm nóng.
Châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là vùng có khả năng phát triển nhanh, giữ một vị trí trung tâm trong nền kinh tế thế giới, mà còn là nơi tiếp tục gây lo ngại do nguy cơ xung đột và leo thang căng thẳng. Một trong những ví dụ cụ thể là quan hệ Trung-Nhật rơi xuống mức thấp nhất kể từ một năm qua, do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điều Ngư ở biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Về việc chạy đua vũ trang của Trung Quốc, ông Giri Rajendran – chuyên gia về quốc phòng và kinh tế của IISS, thẩm định trong giả thuyết Trung Quốc duy trì được tỷ lệ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, thì chi phí quân sự của Bắc Kinh sẽ đuổi kịp ngân sách quốc phòng của Washington trong 20-25 năm nữa. Nhưng, “cho dù có đạt mức ngang bằng vào cuối những năm 2030, Trung Quốc vẫn còn mất thêm từ 2 đến 3 thập niên nữa mới có được sức mạnh quân sự tương xứng với Mỹ”.
Ngân sách quân sự của Mỹ trong năm 2013 vẫn cao nhất thế giới, 600 tỷ USD, theo sau là Trung Quốc với 112 tỷ USD, tiếp đó là Nga 68,2 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ 7, với 51 tỷ USD, Ấn Độ thứ 9 với 36 tỷ USD, Hàn Quốc thứ 11 với 31 tỷ USD.
Theo Báo lao động
Trung Quốc vẫn lâm vào thế "bị cô lập"
Trong những năm trở lại đây, Trung Quốc đã lặng lẽ phàn nàn về việc họ đang bị bao vây bởi các đồng minh của Mỹ và không thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với một số nước láng giềng. Nhật Bản và Hàn Quốc có mối quan hệ liên minh quân sự chặt chẽ với Washington trong khi Vùng lãnh thổ Đài Loan dựa vào Mỹ để đối phó với Bắc Kinh. Ấn Độ thân thiện với Mỹ và những cuộc tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới đã khiến New Delhi và Bắc Kinh có ác cảm với nhau. Về phần Nga, nước này đang đứng ở giữa, có nghĩa là không muốn tạo dựng một mối quan hệ quá thân thiết với Trung Quốc và tìm cách tiến gần hơn đến với Washington, đặc biệt là sau khi xảy ra loạt vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 vào đất Mỹ.
Trong tranh chấp ở biển Hoa Đông với Trung Quốc, Nhật Bản giữ một lập trường cứng rắn và quyết liệt.
Nếu Bắc Kinh có cảm giác bị bao vây, nước này chắc chắn biết rõ vòng vây đó từ đâu. Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng có thể cảm thấy được vòng vây đang ngày một ngày thắt chặt xung quanh biên giới của họ trong hội nghị Đông Á mới đây ở thủ đô Bandar Seri Bagawan của Brunei.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tận dụng cuộc họp của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để nhấn mạnh quyết tâm của ông này trong việc đóng góp tích cực hơn cho hoà bình và sự ổn định trong khu vực. Ngoài vận động ASEAN - tổ chức gồm 10 thành viên là các quốc gia Đông Nam Á, Nhật Bản còn tận dụng cả Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á - nơi có sự tham dự của đại diện đến từ các nước gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Mỹ và Nga. Nhà lãnh đạo Nhật Bản tin rằng, đây là diễn đàn lý tưởng để thể hiện với Bắc Kinh quyết tâm của các nước trong việc chống lại "những bước đi có tính bành trướng ngày một quyết liệt" của Trung Quốc trong những tháng gần đây.
Những bước đi khép chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc của Nhật Bản xuất phát từ các cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực có liên quan đến Trung Quốc với các nước láng giềng.
Nhật Bản đang có tranh chấp quyết liệt với Trung Quốc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một loạt nước láng giềng ở Biển Đông.
"Thủ tướng Abe đang phát đi thông điệp rằng Nhật Bản chia sẻ những giá trị chung mạnh mẽ với Mỹ và Australia. Nhưng Nhật Bản cũng chìa tay ra với Philippines và các nước khác, xem đó là &'những người bạn mới'", ông Go Ito - một giáo sư chuyên về khoa học chính trị ở trường Đại học Meiji ở thủ đô Tokyo, đã cho DW biết như vậy.
"Chính sách đối ngoại của Thủ tướng Abe thỉnh thoảng bị miêu tả là diều hâu, thiên về sức mạnh hay mang tính kiềm chế đối thủ của Nhật Bản trong khu vực nhưng phần cơ bản của chính sách an ninh là chúng tôi đang làm giảm nhẹ mối đe doạ gây ra từ các kẻ thù của mình", ông Ito đã nói như vậy đồng thời thêm rằng việc đó có thể được thực hiện qua các biện pháp ngoại giao. "Thủ tướng Abe cũng đã thực hiện các bước đi nhằm tăng ngân sách quốc phòng của Nhật Bản".
Và chiến dịch ngoại giao đang gặt hái kết quả ở những nước có chung mối quan ngại như Nhật Bản. "Tôi có thể nói rằng, Trung Quốc đang cảm thấy khó khăn hơn bao giờ hết trong việc giành những người bạn mới trong khu vực về phía mình.
Nhật Bản và "những người bạn mới"
Thủ tướng Abe khẳng định, Nhật Bản sẽ cung cấp cho Philippines 10 chiếc tàu tuần tra hiện đại - những chiếc tàu rất có ích trong việc giúp chính phủ ở Manila giám sát các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp. Tokyo cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng Australia và New Zealand để đảm bảo an ninh hàng hải ở những khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền.
Đặc biệt, Nhật Bản đang thắt chặt quan hệ với Australia. Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm qua (15/10) tuyên bố, Canberra dự định tiếp tục duy trì mối quan hệ với Nhật Bản như là "người bạn tốt nhất" ở Châu Á.
Liên minh Nhật Bản-Australia sẽ đặt ngoại giao kinh tế lên hàng đầu, bà Bishop đã phát biểu như vậy tại cuộc họp báo trước thềm cuộc hội đàm của bà với người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida.
Theo lời nữ Ngoại trưởng Bishop, chính phủ Australia công nhận, hai nước Nhật Bản và Australia chia sẻ những giá trị và lợi ích chiến lược chung". "Vì có quá nhiều điều chia sẻ chung như vậy nên không ngạc nhiên khi chúng tôi miêu tả Nhật Bản là người bạn tốt nhất ở Châu Á. Đó không chỉ ở lời nói mà nó thực sự diễn ra như vậy", bà Bishop nhấn mạnh.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng đạt được thoả thuận với đối tác Indonesia trong việc hợp tác để bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng trước nạn cướp biển. Tokyo cũng cam kết sẽ giúp chính phủ Thái Lan phát triển cơ sở hạt tầng kinh tế và giao thông. Trong khi hai thoả thuận này không nhằm trực tiếp vào Trung Quốc thì chúng rất quan trọng trong việc thắt chặt quan hệ giữa các nước này với Nhật Bản và từ đó củng cố thêm cho liên minh ủng hộ Nhật Bản.
Tokyo thậm chí còn kết nối cả tận đến Nga. Thủ tướng Abe gần đây đã nhất trí hội dàm với Tổng thống Vladimir Putin để tìm kiếm sự tiến bộ trong các cuộc đàm phán về tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước ở quần đảo phía bắc Nhật Bản, từ đó tiến tới mối quan hệ hợp tác kinh tế rộng lớn hơn ở bắc Thái Bình Dương.
Những diễn biến nói trên dường như đã đánh động đến Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây đã lên tiếng cảnh báo Nhật Bản, Mỹ và các nước khác tránh xa các cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Vân Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Thêm một nước Đông Nam Á mua vũ khí "xịn" của Mỹ Mỹ hôm 26/8 vừa thông báo, nước này sẽ bán 8 chiếc trực thăng tấn công cho đồng minh Indonesia với trị giá khoảng 500 triệu USD. Hợp đồng này bao gồm cả hoạt động đào tạo, bảo dưỡng cũng như hệ thống radar. Đây là một phần trong chiến lược chuyển hướng trọng tâm vào Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. (Ảnh...