Sự trỗi dậy của quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ
Không chỉ nâng cao ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông sau diễn biến tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua không ngừng tăng cường quyền lực ở cả Trung Đông lẫn châu Âu.
Tối 15.12, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết nước này sẵn sàng hỗ trợ, bao gồm cả quân sự, cho chính quyền mới ở Syria. Thông báo được đưa ra chỉ 2 ngày sau khi Giám đốc Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đến thăm Syria, đồng thời nước này cũng vừa mở cửa lại Đại sứ quán ở Damascus.
Ảnh hưởng tăng cao
Nhiều năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã muốn lật đổ chính quyền của ông Bashar al-Assad ở Syria vốn nhận nhiều sự ủng hộ của Iran. Ankara đã ủng hộ một số lực lượng quân sự đối lập với ông al-Assad. Vì thế, sự thay đổi chính quyền ở Syria vừa qua được xem đã giúp nâng cao vị thế của Ankara ở khu vực, nhất là trước đối thủ Tehran.
Trong phân tích gửi đến Thanh Niên, Eurasia Group (Mỹ), công ty tư vấn và nghiên cứu rủi ro chính trị hàng đầu thế giới, đã chỉ ra những lợi ích mà Thổ Nhĩ Kỳ có được sau khi lực lượng đối lập chiến thắng ở Syria. Chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thuộc nhánh Hồi giáo Sunni, trong khi Iran cùng nhiều thế lực khác ở Trung Đông – Bắc Phi thuộc nhánh Hồi giáo Shiite. Hàng trăm năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ luôn tiên phong trong cuộc cạnh tranh quyền lực với các chính quyền Hồi giáo Shiite ở khu vực. Với chiến thắng lần này ở Syria, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tăng cao.
Tổng thống Erdogan phát biểu trong buổi lễ biên chế tàu đổ bộ TCG Anadolu. ẢNH: REUTERS
Thêm vào đó, một trong các thách thức lớn của Ankara chính là việc cộng đồng người Kurd đấu tranh để thành lập nhà nước với phần đất liên quan Iraq, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ. Những năm qua, Ankara thường xuyên xung đột với các lực lượng quân sự của người Kurd, bao gồm cả các hoạt động quân sự mà Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành ở Syria. Vì thế, khi có thể gây ảnh hưởng lên chính quyền ở Syria thì Thổ Nhĩ Kỳ càng có thêm sức ép nhằm vào người Kurd.
Bên cạnh đó, từ khi nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải tiếp nhận khoảng 4 triệu người tị nạn ở nước láng giềng. Khi chính quyền của ông al-Assad sụp đổ, Ankara có thể đưa người tị nạn trở lại Syria để giải quyết gánh nặng cho Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đang khó khăn, nên thành công ở Syria có thể giúp chính quyền của Tổng thống Erdogan củng cố quyền lực đối nội.
Trỗi dậy
Vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cao kể từ khi Tổng thống Erdogan cùng đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền vào năm 2002. Sau một thời gian thúc đẩy kinh tế phát triển, Ankara dần mở rộng ảnh hưởng ở khu vực.
Video đang HOT
Nhà nghiên cứu Dimitar Bechev (Quỹ Carnegie châu Âu) đán.h giá: “Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2002, Tổng thống Erdogan đưa Thổ Nhĩ Kỳ chuyển mình triệt để. Từng là một trụ cột của liên minh phương Tây ở khu vực, đất nước này đã bắt đầu một chính sách đối ngoại quân sự, can thiệp vào các điểm nóng khu vực từ Nagorno-Karabakh đến Libya”.
Tương tự, một phân tích mới đây của tổ chức Hội đồng Quan hệ đối ngoại (Mỹ) cũng đán.h giá Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời ông Erdogan đã không ngừng đẩy mạnh quyền lực đối ngoại như sẵn sàng can thiệp quân sự ở Libya và Syria, khẳng định các yêu sách lãnh thổ ở Địa Trung Hải… Nỗ lực này được đán.h giá là nhằm hướng đến vị thế của một cường quốc khu vực.
Ankara những năm qua đã không ngừng nâng cao thực lực quân sự. Trong khi Iran vẫn đang hoàn thiện tàu sân bay dùng cho máy bay không người lái (UAV) thì Thổ Nhĩ Kỳ từ năm ngoái, đã bắt đầu triển khai tàu đổ bộ tấ.n côn.g TCG Anadolu (L-400). Chiến hạm này có khả năng tác chiến của tàu sân bay dành cho UAV. Ankara đã triển khai nhiều dòng UAV tầm xa cho TCG Anadolu, điển hình như loại Baykar Bayraktar TB3 có tầm hoạt động tối đa khoảng 1.900 km và có thể mang theo nhiều loại vũ khí như tên lửa, pháo dẫn đường bằng laser…
Thổ Nhĩ Kỳ còn nổi lên như một nhà cung cấp nhiều loại UAV chiến đấu – vốn đang ngày càng khẳng định vị thế trên chiến trường hiện đại – cho nhiều nước. Danh sách khách hàng mua vũ khí của Ankara ngày càng nhiều. Điển hình, Ukraine từ sớm đã mua nhiều UAV của Thổ Nhĩ Kỳ để đối phó với Nga trên chiến trường. Đầu năm nay, Kyiv đã hợp tác với Công ty Baykar của Thổ Nhĩ Kỳ để sản xuất UAV vũ trang ngay tại Ukraine. Việc cung cấp vũ khí đã trở thành phương tiện quan trọng để Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao quyền lực không chỉ ở khu vực.
Mặt khác những năm qua, dù là đồng minh của phương Tây và là thành viên của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ cũng trở thành đối tác ngày càng quan trọng của cả Nga lẫn Trung Quốc. Vì thế, Ankara không chỉ ngày càng gầy dựng quyền lực lớn hơn ở khu vực, mà còn trong nhiều cục diện chính trị thế giới.
Israel tăng gấp đôi quân ở cao nguyên Golan
Reuters đưa tin chính phủ Israel ngày 15.12 chấp thuận kế hoạch dự kiến tiêu tốn hơn 40 triệu shekel (11 triệu USD) để tăng gấp đôi dân số tại cao nguyên Golan sau khi quân nổi dậy lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
“Việc củng cố cao nguyên Golan chính là củng cố nhà nước Israel, và điều này đặc biệt quan trọng vào thời điểm này. Chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển tại đây”, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố. Hiện có khoảng 31.000 người Israel đang định cư ở cao nguyên Golan.
Trong một diễn biến khác, Thủ tướng Netanyahu ngày 15.12 cho biết ông đã trao đổi với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về các vấn đề liên quan cam kết của Tel Aviv trong việc ngăn chặn Hezbollah trỗi dậy, cuộc xung đột Hamas – Israel và tầm quan trọng của việc giải cứu những con tin còn lại ở Dải Gaza. Theo nhà lãnh đạo Israel, 2 bên đã thảo luận về tình hình ở Syria sau khi ông al-Assad bị lật đổ. “Chúng tôi không quan tâm xung đột với Syria. Các hành động của Israel tại Syria nhằm mục đích ngăn chặn các mối đ.e dọ.a tiềm tàng tại đó và ngăn chặn sự tiếp quản của các phần tử khủn.g b.ố gần biên giới”, ông Netanyahu nói. Phía ông Trump chưa bình luận về thông tin vừa nêu.
Xung đột Syria chưa có hồi kết trước sự can dự của nhiều quốc gia bên ngoài
Ngày 17/12, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Syria, ông Geir Pedersen cảnh báo cuộc xung đột tại nước này vẫn chưa đến hồi kết khi những cuộc đụng độ giữa các phe phái và sự can thiệp của các nước vẫn đang tiếp diễn.
Khói bốc lên sau loạt không kích của không quân Israel nhằm vào các mục tiêu lãnh thổ Syria, ngày 10/12/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo ông Pedersen, việc lực lượng đối lập do tổ chức Hayat Tahrir al-Sham (HTS) dẫn đầu lật đổ Chính quyền của ông Bashar al-Assad dường như chỉ là một khởi đầu mới tại Syria.
Xung đột giữa các lực lượng do Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn
Ông Geir Pedersen nói rằng: "Đã có những hành động thù địch đáng kể trong 2 tuần qua, trước khi lệnh ngừng bắ.n được đàm phán... Lệnh ngừng bắ.n kéo dài 5 ngày, hiện đã hết hạn và tôi thực sự lo ngại về các báo cáo về leo thang quân sự. Sự leo thang như vậy có thể gây ra thảm họa."
Phát biểu của đặc phái viên LHQ đang nhắc đến cuộc giao tranh giữa Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo, được Mỹ hậu thuẫn với các nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Các nhóm do phía Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã chiếm được một số thị trấn của người Kurd trong những tuần gần đây.
Sau các vụ đụng độ trên, Washington tuyên bố đã làm trung gian để gia hạn lệnh ngừng bắ.n tại thị trấn điểm nóng Manbij và đang tìm kiếm sự đồng thuận với Ankara trong giải quyết tình hình.
Việc gia hạn diễn ra trong bối cảnh lo ngại về một cuộc tấ.n côn.g của Thổ Nhĩ Kỳ vào thị trấn biên giới Kobane, còn được gọi là Ain al-Arab, do người Kurd kiểm soát.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội X, thủ lĩnh SDF Mazloum Abdi đã đề xuất thành lập một khu vực phi quân sự ở Kobane dưới sự giám sát của Mỹ.
Washington coi SDF là đồng minh quan trọng trong cuộc chiến liên tục chống lại tổ chức khủn.g b.ố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, nhưng chính quyền mới ở Damascus nói rõ họ phản đối việc người Kurd tiếp tục tự trị ở Đông Bắc.
Trong cuộc phỏng vấn với AFP vào ngày 17/12, lãnh đạo của HTS Murhaf Abu Qasra cho biết các khu vực do người Kurd kiểm soát ở Syria sẽ được sáp nhập và chịu sự quản lý, lãnh đạo của chính quyền mới. Ông Murhaf Abu Qasra nói: "Người Kurd là một phần của nhân dân Syria... Syria sẽ không bị chia cắt và sẽ không có thực thể liên bang nào".
Israel tấ.n côn.g, chiếm đóng lâu dài khu vực Cao nguyên Golan
Ông Abu Qasra cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm giải pháp để ngăn chặn các cuộc không kích liên tiếp của Israel vào các mục tiêu quân sự và xâm nhập vào vùng đệm do LHQ quản lý tại Cao nguyên Golan. Trước đó, Israel đã tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào các cơ sở quân sự của Syria kể từ khi Tổng thống Assad bị lật đổ với lý do là nhằm ngăn chặn chúng rơi vào tay kẻ thù. Ngoài ra, quân đội Israel cũng chiếm đóng các vị trí chiến lược trong vùng đệm do lực lượng của LHQ quản lý - một động thái mà Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres mô tả là vi phạm hiệp định đình chiến năm 1974.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel Katz, vào ngày 17/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tổ chức một cuộc họp báo an ninh tại đỉnh núi cao nhất của Syria, núi Hermon, một trong những khu vực thuộc vùng đệm mà Israel đã chiếm giữ vào đầu tháng. Văn phòng của Bộ trưởng Katz cho biết ông Netanyahu đã đến thăm các tiề.n đồn trên đỉnh núi Hermon lần đầu tiên kể từ khi chúng bị quân đội chiếm giữ.
Tình trạng người dân Syria hồi hương và chạy trốn hàng loạt
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan di cư của LHQ, Amy Pope, đã cảnh báo về làn sóng hồi hương hàng loạt của người tị nạn ở các nước quay trở về Syria. Bà cũng nhấn mạnh việc hàng loạt người trở về cũng có thể khiến đất nước thêm bất ổn.
Ở chiều ngược lại, bà Amy Pope nói rằng việc HTS lên nắm quyền cũng đã khiến hàng chục nghìn người đã phải chạy trốn khỏi Syria, đặc biệt là những nhóm tôn giáo thiểu số. Trong đó, thành viên của nhóm thiểu số Hồi giáo Shiite đã chạy trốn vì lo ngại về mối đ.e dọ.a có thể xảy ra.
Có nguồn gốc từ nhánh khủn.g b.ố Al-Qaeda tại Syria, HTS bị một số chính phủ phương Tây coi là tổ chức khủn.g b.ố, mặc dù nhóm này đã tìm cách kiềm chế ngôn từ và cam kết bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số trong nước.
Hy vọng mới cho người dân tại Syria
Pháp đã cử một phái đoàn tới Damascus do đặc phái viên Jean-Francois Guillaume dẫn đầu. Ông Guillaume cho biết Pháp đang chuẩn bị sát cánh cùng người dân Syria trong suốt quá trình chuyển giao. Trong một động thái rõ ràng hơn, nhiều người đã chứng kiến là cờ Pháp lần đầu tiên được kéo lên ở sảnh vào của Đại sứ quán nước này tại Syria kể từ năm 2012.
Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết một phái đoàn Anh cũng đã đến thăm Damascus trong tuần này để gặp gỡ chính quyền lâm thời mới của Syria .
Ông Abu Mohammed al-Jolani, người đứng đầu HTS, đã nhấn mạnh trong cuộc họp với phái đoàn Anh rằng cần phải chấm dứt mọi lệnh trừng phạt áp dụng đối với Syria để người tị nạn Syria có thể trở về nước. Trước đó, Syria đã chịu lệnh trừng phạt quốc tế dưới thời Tổng thống Assad.
Ông cũng cho biết các phe phái nổi dậy của Syria sẽ bị giải tán và các chiến binh sẽ được đào tạo để gia nhập hàng ngũ của Bộ Quốc phòng mới.
Bên cạnh đó, Bộ ngoại giao Đức cho biết các nhà ngoại giao nước này đã có cuộc hội đàm với chính quyền mới của Syria tại Damascus vào ngày 17/12. Cùng trong ngày này, Đại sứ quán Qatar tại Syria cũng hội đàm với chính quyền mới của Syria tại Damascus.
Syria nóng với động thái nhiều bên Thủ lĩnh phe đối lập Syria đã có phản ứng về những cuộc tấ.n côn.g gần đây của Israel, trong khi Mỹ cùng một số nước khác có động thái mới liên quan tình hình Syria. AFP sáng qua (15.12) dẫn thông báo từ Tổ chức Giám sá.t nhâ.n quyền Syria cho hay Israel đã phóng 61 tên lửa vào các địa điểm...