Sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc đã đủ sức đe dọa Mỹ?
Mặc dù thừa nhận rằng Trung Quốc là đối thủ tiềm tàng nhất có thể thách thức Mỹ trong dài hạn, các chiến lược gia tại Washington lại không thấy được thách thức cực kỳ nghiêm trọng trước mắt. Tại sao?
Chiến lược “cân bằng bên ngoài” và “can dự sâu”
Sau hơn một thập kỷ vật lộn với hai cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan và rơi vào cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ năm 2009, sự sẵn sàng và khả năng của Mỹ trong việc duy trì các cam kết an ninh ở nước ngoài luôn bị đặt dấu hỏi. Trên thực tế, lời kêu gọi Washington ngừng cam kết đã xuất hiện từ vài năm trước, đặc biệt là các học giả các nhà phân tích, những người ủng hộ cho chiến lược thay thế “cân bằng bên ngoài”.
Tàu chiến Trung Quốc thực hành bắn đạn thật trên biển.
Tuy nhiên, những người ủng hộ vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ lại phản đối chiến lược trên và cho rằng Washington nên duy trì công việc đang triển khai, chiến lược mà các chuyên gia Stephen Brooks, John Ikenberry, và William Wohlforth gọi là “can dự sâu”.
Video đang HOT
Với tình trạng căng thẳng ngày một gia tăng ở Đông Á và Đông Âu hiện nay thì cuộc tranh cãi này vẫn chưa thể kết thúc.
Mặc dù giữa chúng có sự khác biệt, nhưng chiến lược “cân bằng bên ngoài” và “can dự sâu” đều dựa trên nhận định ưu thế về quân sự của Mỹ sẽ không hề suy giảm, thậm chí kể cả khi sức mạnh kinh tế đang phải trải qua một giai đoạn khó khăn. Một số học giả cho rằng chiến lược “cân bằng bên ngoài” đã được triển khai trong khi chiến lược “can dự sâu” thì vẫn cần một thời gian dài nữa. Ngoại trừ việc yêu cầu thường xuyên duy trì lực lượng không quân và hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương, thì cả hai chiến lược lớn này đều đang tập trung tranh luận về việc kiềm chế sự phát triển của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, có một khoảng cách nhất định giữa lý thuyết và chính sách.
Một điều rõ ràng đó là quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc-bao gồm việc triển khai chiến lược “Chống tiếp cận” (A2/AD) và đạt được khả năng tấn công với độ chính xác cao-đã khiến nước này giành được ưu thế trong cán cân quân sự với những nước láng giềng. Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã quen với các cuộc chiến đấu vốn không đe dọa nghiêm trọng tới hệ thống thông tin, hải quân và không quân, hoặc những cơ sở hạ tầng nhằm triển khai, kiểm soát và duy trì các lực lượng viễn chinh.
Tuy nhiên, Trung Quốc đang phát triển khả năng nhắm tới các mục tiêu là vệ tinh, hệ thống máy tính, hệ thống tấn công và giám sát trên không, lực lượng hải quân trên mặt nước và tấn công vào các căn cứ là biểu tượng cho sức mạnh của Mỹ. Mặc dù, nhiều nhà phê bình cho rằng phản ứng của Mỹ đối với sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là không đủ, nhưng dù sao Mỹ cũng đã cam kết “tái cân bằng” tới châu Á-Thái Bình Dương và phát triển một khái niệm “Tác chiến không-biển” cho những hoạt động chung trong các khu vực tranh chấp. Các động thái này phần nào cũng là vì sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc.
Tàu sân bay của Hải quân Mỹ.
Trong khi những người đề xuất chiến lược “cân bằng bên ngoài” và “can dự sâu” đồng tình rằng, Trung Quốc sẽ trở thành đối thủ có tiềm năng lớn nhất thách thức Mỹ trong dài hạn, thì họ lại không thấy được thách thức cực kỳ nghiêm trọng trước mắt.
Giải thích thế nào về sự mâu thuẫn này? Khi những chiến lược gia thảo luận về sức mạnh quân sự, họ thường có xu hướng tập trung vào việc hoạch định cho việc triển khai sức mạnh toàn cầu, hoặc khả năng tiến hành những hoạt động quân sự quy mô lớn ở những nơi cách xa biên giới nước Mỹ, điều mà chỉ có Mỹ thực hiện được, còn các nước khác thì không.
Sự khác biệt này của Mỹ so với các đồng minh và đối thủ, là một trong những điều then chốt xác lập nên vị trí độc tôn của Washington trong hệ thống quốc tế. Hơn nữa, vị thế đó không dễ dàng thay đổi. Thậm chí nếu Mỹ có suy yếu về mặt kinh tế, thì cái giá cho việc đạt tới phạm vi quân sự toàn cầu của Mỹ là quá lớn khiến cho các đối thủ cạnh tranh khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Vì vậy, hai chiến lược trên đều cho thấy sự lạc quan trong việc Mỹ vẫn duy trì được ưu thế quân sự của mình.
Thách thức Mỹ?
Thật không may, phạm vi và hiệu quả quân sự thường không tương xứng với nhau. Điều này là đúng ở Đông Á hiện nay. Nhờ vào những tiến bộ trong lĩnh vực dẫn đường chính xác, Trung Quốc hiện đã có thể triển khai tác chiến tại những vị trí xa lãnh thổ của mình-ví dụ, khai hỏa tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có độ chính xác cao tấn công tàu sân bay và những căn cứ quân sự cách xa hàng trăm dặm.
Tàu chiến hải quân Trung Quốc.
Có thể nói, Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự để thách thức Mỹ và chống lại sự can thiệp từ bên ngoài, nhưng nếu không có lực lượng hải quân biển xanh, những căn cứ vận chuyển chiến lược và những căn cứ quân sự ở nước ngoài thì Bắc Kinh cũng không thể làm suy yếu vai trò số 1 của Washington – một cường quốc quân sự toàn cầu.
Tuy nhiên, trong khi Mỹ muốn duy trì ảnh hưởng ở hầu hết các khu vực trên thế giới và có thể triển khai các lực lượng ở nước ngoài với một quy mô mà không nước nào có thể làm được, thì những ưu thế quân sự truyền thống của Mỹ về mặt lý thuyết không thể chuyển thành sự răn đe hiệu quả hay khả năng cưỡng chế, ít nhất là ở khu vực Đông Á, nơi mà Washington xác định là ưu tiên số 1.
Bất chấp việc có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách quốc phòng, thì cuộc tranh luận về hai chiến lược lớn nên có cùng quan điểm trong việc định hình lại nền quân sự Mỹ nhằm hạn chế những thách thức từ chiến lược A2/AD của Trung Quốc.
Những người ủng hộ cho chiến lược “can dự sâu” tin rằng Mỹ nên duy trì chiến lược quân sự phòng thủ-chống lại những mối đe dọa khi và ở nơi nó trở thành hiện thực nhằm tăng cường những cam kết về an ninh ở nước ngoài. Nhưng phòng thủ phía trước ở Đông Á đòi hỏi phải tập trung đầu tư nhiều hơn vào hải quân và không quân và phải xây dựng những căn cứ tiền duyên để giúp đương đầu với những cuộc tấn công đường không và tên lửa, đồng thời hệ thống thông tin sẽ không dễ bị phá hủy hay gián đoạn.
Trái lại, những người ủng hộ cho chiến lược “cân bằng bên ngoài” thích một chiến lược quân sự phòng thủ trì hoãn, nghĩa là quân đội Mỹ sẽ lui về phía sau và chỉ tiến hành can thiệp ở bên ngoài khi cần thiết. Tuy nhiên, nếu việc can thiệp vào Đông Á là cần thiết, thì Mỹ cần phải đối đầu với cường quốc quân sự đang lên là Trung Quốc, và vì vậy vẫn sẽ cần những lực lượng triển khai ở ngoài nước bất chấp những đe dọa từ chiến lược A2/AD của Bắc Kinh.
Cuối cùng, trong khi những chiến lược gia tiếp tục tranh luận về những vấn đề như chi phí, khả năng và những rủi ro khi can thiệp, thì một điều mà họ phải nhất quán đó là khả năng và thế trận của quân đội Mỹ trong tương lai.
Theo Tin Tức