Sự trỗi dậy của hải quân Hàn Quốc
Tại khu vực Đông Bắc Á, hải quân Hàn Quốc đang nổi lên như một thế lực mạnh mẽ, ẩn chứa tham vọng vượt ngoài bán đảo Triều Tiên.
Ngày 8.10, Yonhap dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết nước này dự định hoàn tất việc triển khai các tên lửa đạn đạo mới với tầm bắn 550-800 km trong 5 năm tới. Theo nguồn tin trên, Seoul sẽ thúc đẩy việc triển khai các tên lửa mới từ nay đến năm 2017 bằng khoản ngân sách 2,1 tỉ USD. Trước đó, ngày 7.10, AP đưa tin Hàn Quốc chính thức xác nhận thỏa thuận với Mỹ cho phép Seoul nâng tầm bắn tên lửa từ 300 km lên 800 km nhằm đối phó mối đe dọa về hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Nhờ đó, tên lửa Hàn Quốc sẽ sớm có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ miền Bắc.
Bước ngoặt này nằm trong chiến lược tăng cường sức mạnh quốc phòng mà Seoul đang theo đuổi, đặc biệt là hải quân. Trong 15 năm qua, Hàn Quốc tạo dựng nên một lực lượng tàu chiến hùng hậu và hiện đại. Không chỉ sẵn sàng nếu xung đột với miền Bắc, hải quân Hàn Quốc giờ đây có thể vươn mình viễn chinh trên các đại dương.
Tàu khu trục lớp Sejong the Great của Hàn Quốc – Ảnh: US Navy
Video đang HOT
Sẵn sàng viễn chinh
Nổi bật trong số tàu chiến mà Seoul đang sở hữu là các khu trục hạm thuộc lớp Sejong the Great (KD-III), được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Theo tờ Chosun Ilbo, lớp tàu này không hề thua kém các khu trục hạm hiện đại của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc. Trị giá gần 1 tỉ USD, tàu Sejong the Great có độ choán nước lên đến 11.000 tấn, được trang bị hệ thống tổ chức tác chiến điện tử tối tân cùng các loại pháo cận chiến, tên lửa chống tàu chiến, tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa đối không… Với 3 chiến hạm loại này, sức mạnh viễn chinh của hải quân Hàn Quốc được nâng cao rõ rệt, thừa sức tham gia những cuộc chiến quy mô lớn trên biển. Chưa dừng lại ở đó, Hàn Quốc còn đang đóng mới thêm 3 khu trục hạm thuộc lớp Sejong the Great.
Cũng phục vụ chiến lược viễn chinh, Hàn Quốc còn phát triển tàu đổ bộ lớp Dokdo. Với độ choán nước 18.000 tấn, tàu Dokdo là một hàng không mẫu hạm cỡ nhỏ, có thể mang theo trực thăng vận tải và trực thăng chiến đấu. Thậm chí, giống các lớp tàu 22DDH và Hyuga của Nhật Bản, tàu Dokdo cũng có thể phát triển thành hàng không mẫu hạm sử dụng cho chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35B. Vì thế, nếu có thể mua máy bay F-35B của Washington, Seoul sẽ sớm sở hữu hàng không mẫu hạm đích thực. Sức mạnh viễn chinh của hải quân Hàn Quốc càng tăng lên mạnh mẽ. Ngoài ra, Seoul cũng có thể triển khai máy bay tàng hình vũ trang cho tàu Dokdo để giảm chi phí mà vẫn nâng cao hiệu quả tác chiến xa bờ. Hiện nay, Hàn Quốc đang đóng thêm 3 tàu đổ bộ thuộc lớp Dokdo để sớm đạt tổng kế hoạch 4 chiếc loại này, theo The Diplomat.
Như vậy, khi sở hữu đủ 4 tàu Dokdo cùng 6 tàu Sejong the Great và 9 tàu khu trục, một số hộ tống hạm hiện đại khác đang có, Hàn Quốc sẽ thực sự trở thành một trong những lực lượng hải quân uy lực nhất thế giới. Khi đó, Seoul thừa sức tham gia các trận hải chiến xa bờ.
Tăng cường tập trận quốc tế
Không chỉ gia tăng số lượng tàu, hải quân Hàn Quốc còn tích cực tham gia những cuộc tập trận chung để phát triển kỹ năng tác chiến. Cũng theo The Diplomat, Seoul tận dụng mọi cơ hội để thu thập kinh nghiệm thông qua những cuộc triển khai xa xôi và dài hạn. Hàn Quốc nước thường xuyên tham gia RIMPAC, cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, và nhiều chương trình tập trận đa quốc gia khác. Đồng thời, hải quân nước này còn liên tục hiện diện trong các chiến dịch chống cướp của Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp 151 ngoài khơi bờ biển Somalia. Đây cũng là biện pháp tăng cường kỹ năng tác chiến mà Nhật Bản và Trung Quốc đang theo đuổi.
Tất cả những nỗ lực trên cho thấy hải quân Hàn Quốc đang nuôi những tham vọng vươn tầm hoạt động ra khỏi khu vực xung quanh bán đảo Triều Tiên. Đặc biệt, các chiến hạm mà Seoul đang sở hữu có giá trị uy thế rất cao. Đây là một dấu hiệu cho thấy Seoul muốn khẳng định vị thế trên trường quốc tế.
Theo TNO
Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận những căng thẳng khu vực
Ngoại trưởng ba nước trong cuộc gặp ngày 28/9 ở New York. (Nguồn: AP)
Bên lề Khóa họp thứ 67 Đại hội đồng Liên hợp quốc đang diễn ra tại New York (Mỹ), tối 28/9, các bộ trưởng ngoại giao Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có cuộc gặp ba bên, cùng thảo luận các vấn đề khu vực cùng quan tâm, đặc biệt là những diễn biến căng thẳng gần đây liên quan các tranh chấp biển đảo tại khu vực Đông Bắc Á.
Mở đầu cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Koichiro Gemba và người đồng cấp Hàn Quốc Kim Sung-Hwan, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ giữa Mỹ với hai đồng minh chiến lược ở Đông Bắc Á này.
Bà Clinton nhấn mạnh "khối liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc giữ vai trò là hòn đá tảng cho hòa bình và thịnh vượng tại khu vực. Mỗi nước là một dẫn chứng rõ ràng về việc tập trung cho hòa bình, ổn định, và phát triển các mối quan hệ tốt với các láng giềng."
Đề cập các căng thẳng gần đây do những tranh chấp lãnh hải, lãnh thổ tại khu vực, Ngoại trưởng Mỹ Clinton cho rằng chính các nước trong khu vực phải "có trách nhiệm giải quyết căng thẳng" để duy trì hòa bình và ổn định. Bà kêu gọi Tokyo và Seoul giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua con đường đối thoại hòa bình.
Bên cạnh đó, bà Clinton cũng cho rằng Nhật Bản nên xử lý mối quan hệ song phương với Trung Quốc một cách thận trọng hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bà Clinton cũng khẳng định Mỹ không có ý định làm trung gian hòa giải trong bất cứ vụ tranh chấp lãnh thổ nào ở châu Á.
Bà Clinton nói: "Chúng tôi tin rằng các quan hệ song phương là đủ mạnh, các mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN đủ mạnh để giải quyết những vấn đề này và căng thẳng sẽ được hóa giải thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan."
Trước đó, cùng ngày, phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung-Hwan đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ lịch sử và luật pháp quốc tế khi giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ.
Ông nhấn mạnh "không một quốc gia nào được phép đi ngược lại các trình tự pháp lý cùng các luật lệ quốc tế, nhằm xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác hoặc bóp méo sự thực lịch sử".
Các vụ tranh cãi về chủ quyền biển đảo tại Đông Bắc Á đã "nóng lên" trong hơn một tháng qua và là nguyên nhân gây căng thẳng trong quan hệ giữa các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Theo VNN
Nước Nhật giữa muôn trùng vây Bên cạnh tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Trung Quốc và Đài Loan, Nhật còn đối mặt với những thách thức lớn từ các tranh chấp lãnh thổ với Hàn Quốc và Nga. Khi các cuộc biểu tình chống Nhật nổ ra trên khắp Trung Quốc và tàu bè của Trung Quốc tiến đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, chính phủ...