Sự trỗi dậy của các hãng thời trang nhanh Trung Quốc khuấy động ngành vận tải hàng không
Sự gia tăng nhanh chóng của các nhà bán lẻ thời trang nhanh trên các sàn giao dịch điện tử như Shein và Temu đang thúc đẩy ngành vận tải hàng không toàn cầu, khi các hãng này ganh đua về thời gian vận chuyển hàng hóa hạn để thu hút khách hàng.
Nhãn hiệu trên túi tại trụ sở củ a Shein Group Ltd. ở Singapore, vào ngày 19/6/2023. Ảnh: Bloomberg/Getty Images
Shein, Temu của tập đoàn PDD và TikTok Shop của tập đoàn ByteDance, gần đây đã bắt đầu bán hàng trực tuyến tại Mỹ và vận chuyển phần lớn sản phẩm của họ trực tiếp từ các nhà máy ở Trung Quốc đến khách hàng bằng đường hàng không.
Theo báo cáo hồi tháng 6/2023 của Quốc hội Mỹ, Shein và Temu gửi gần 600.000 gói hàng đến Mỹ mỗi ngày. Sự phổ biến ngày càng tăng của các thương hiệu này đang làm tăng chi phí vận tải hàng không từ các trung tâm châu Á như Quảng Châu và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), khiến tình trạng thấp điểm theo mùa biến mất và gây ra tình trạng quá tải về năng lực vận chuyển.
Basile Ricard, Giám đốc phụ trách tại Trung Quốc Đại lục của công ty vận tải Bollore Logistics cho rằng xu hướng lớn nhất ảnh hưởng đến vận tải hàng không hiện nay không phải là Biển Đỏ, mà là các công ty thương mại điện tử Trung Quốc như Shein hay Temu.
Video đang HOT
Theo dữ liệu do công ty tư vấn Cargo Facts Consulting tổng hợp, mỗi ngày, Temu vận chuyển khoảng 4.000 tấn hàng, Shein 5.000 tấn, Alibaba 1.000 tấn và TikTok 800 tấn. Con số này tương đương với khoảng 108 chuyên cơ vận tải Boeing 777 mỗi ngày.
Công ty nghiên cứu Coresight Research cho hay nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với quần áo giá phải chăng như áo 10 USD và quần sóoc dành cho người đi xe đạp 5 USD, Shein đã chiếm 1/5 thị trường thời trang nhanh toàn cầu, tính theo doanh số bán hàng, đồng thời giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thương mại điện tử Trung Quốc.
Công ty truyền thông vận tải xuyên biên giới Baixiao.com ước tính thời trang nhanh hiện chiếm một nửa tổng số lô hàng thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc và chiếm khoảng 1/3 số máy bay chở hàng đường dài toàn cầu.
Sự tăng trưởng của Shein và Temu đang thu hẹp không gian cho các ngành công nghiệp khác trên các hãng vận tải hàng không, cũng như các công ty toàn cầu đang cố gắng tìm kiếm các lựa chọn hậu cần thay thế do sự gián đoạn ở Biển Đỏ.
Một số nguồn tin cho biết nhu cầu vận chuyển hàng không của ngành thời trang nhanh bắt đầu tăng đáng kể vào nửa cuối năm ngoái.
Nhu cầu đối với thời trang nhanh tăng đột ngột bắt đầu từ năm 2023 đã nâng giá cước vận tải hàng không từ Trung Quốc và làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu năng lực dài hạn.
Theo người sáng lập Baixiao, Wang Yongqiang, tốc độ tăng trưởng nguồn cung của các hãng vận tải đường dài không thể theo kịp tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong triển vọng thị trường thương mại năm 2023, Boeing ước tính đội bay chở hàng bằng đường hàng không của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba lần lên 750 máy bay trong giai đoạn 2022-2042.
Ông Marc Schlossberg, Phó chủ tịch điều hành vận tải hàng không tại Unique Logistics nhận định, những gã khổng lồ thương mại điện tử mới của Trung Quốc đang nổi lên như những động lực quan trọng nhất trong ngành.
Du lịch hàng không thế giới phục hồi ngoạn mục trong năm 2023
Ngày 31/1, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết du lịch hàng không trong năm 2023 đã tăng lên mức 94% so với năm 2019, phản ánh sự phục hồi ngoạn mục sau đại dịch COVID-19.
Hành khách tại sân bay Stuttgart ở Leinfelden-Echterdingen, Đức ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IATA, hoạt động đi lại hàng không nội địa tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu sự phục hồi trong năm 2023. Chỉ số khách luân chuyển - RPK (tính bằng tổng số hành khách trả phí nhân với quãng đường bay) cho thấy du lịch hàng không trong quý IV/2023 đã bằng 98,4% mức của năm 2019. Các chuyến bay nội địa đạt 104% mức RPK của năm 2019 nhờ việc chấm dứt các hạn chế đi lại ở Trung Quốc, theo đó hoạt động đi lại hàng không ở nước này tăng 139% so với năm trước đó.
Du lịch quốc tế trong năm 2023 phục hồi chậm hơn, tăng lên 88,6% mức của năm 2019. Các chuyến bay đến và đi từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng 72,7% mức của năm 2019, trong khi các chuyến bay đến và đi từ khu vực châu Âu ghi nhận mức 93% và Bắc Mỹ là 101,4%.
Việc các nước phong tỏa và đóng cửa biên giới bắt đầu từ tháng 3/2020 đã gây thiệt hại lớn cho ngành hàng không, khiến lượng khách du lịch trong cả năm giảm xuống 34,2% so với mức của năm 2019.
Quá trình phục hồi diễn ra chậm, theo đó tăng lên mức 41,6% vào năm 2021 và 68,5% vào năm 2022. IATA đại diện cho 320 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu.
Boeing: Trung Quốc sẽ cần 8.560 máy bay thương mại mới Hãng sản xuất máy bay Boeing (Mỹ) vừa dự báo các hãng hàng không Trung Quốc sẽ cần 8.560 máy bay thương mại mới cho đến năm 2042, tăng so với mức 8.485 máy bay trong dự báo trước đó đưa ra hồi năm ngoái, do tăng trưởng kinh tế và nhu cầu đi lại trong nước ngày càng gia tăng. Máy bay...