Sự trở lại của vũ khí hạt nhân Mỹ tại Nhật làm Nga – Trung “đứng ngồi không yên”
Nga và Trung Quốc như đang “ngồi trên đống lửa” trước kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ ở Nhật Bản và liên minh quân sự Mỹ – Nhật. Bắc Kinh và Moscow khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả.
Sina ngày 2/12 dẫn báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Thái Bình Dương thuộc Sở Nghiên cứu chiến lược Nga cho biết, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 từ ngày 22-23/11 vừa qua, nhiều vấn đề cần được giải quyết khẩn cấp trong quan hệ Nga – Nhật đã được đưa lên bàn thảo luận. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Viktorovich Lavrov đã đưa cho Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu một “danh sách” các mối quan ngại về an ninh, tất cả các vấn đề đều xoay quanh liên minh an ninh Mỹ – Nhật.
Nga và Trung Quốc đặc biệt quan ngại trước kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ tại Nhật Bản. Nguồn: Sina.
Bộ trưởng Lavrov chỉ ra rằng, hợp tác quân sự của Tokyo với Washington vẫn là “nút thắt” trong việc làm mới quan hệ giữa Nga và Nhật Bản. Không chỉ vậy, Washington cũng không che giấu và công khai xác định Nga là mối đe dọa chính đối với Mỹ và hợp tác quân sự Mỹ – Nhật, Mỹ đã thiết lập các liên minh quân sự với Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc để đối phó với Nga.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã hơn một lần nhấn mạnh rằng ông dự định sẽ giải quyết hoàn toàn các vấn đề tồn tại trong quan hệ Nhật Bản – Nga trước khi hết nhiệm kỳ vào năm 2021. Tuy nhiên, đối với một vấn đề khó khăn như vậy, thì phía Nhật Bản vẫn chưa xác định được khung thời gian cụ thể. Trở ngại quan trọng nhất là sự bất đồng về thái độ ký kết hòa ước ở cấp cao nhất của Chính phủ Nhật Bản.
Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Suga Yoshihide tuyên bố, chỉ sau khi các vấn đề lãnh thổ được giải quyết, thì Nhật Bản mới xem xét đến việc thảo luận một hiệp ước hòa bình với Nga. Các chính trị gia Nhật Bản thậm chí còn không công nhận Quần đảo Kuril (Nhật Bản gọi là quần đảo Chishima) thuộc về Nga, mặc dù đã từ bỏ tuyên bố chính thức về việc “Nga chiếm đóng bất hợp pháp”.
Hiện nay, hợp tác quân sự Nhật Bản – Mỹ đã làm cho quan hệ Nga-Nhật ngày càng phức tạp hơn. Tokyo bảo đảm rằng hợp tác quân sự Nhật Bản – Mỹ không bao giờ nhằm vào Moscow, nhưng nội dung hợp tác lại không như vậy. Hơn 47.000 quân Mỹ vẫn đang đóng tại 91 căn cứ ở Nhật Bản, bao gồm các căn cứ lớn của Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Điều khiến Moscow lo lắng nhất là việc triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình, bao gồm cả bom hạt nhân, tại các căn cứ quân sự của Mỹ ở Nhật Bản.
Video đang HOT
Việc Mỹ triển khai tên lửa tại Nhật Bản sẽ phá vỡ thế cân bằng tại khu vực Đông Bắc Á. Nguồn: Sina.
Các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo, động thái này chắc chắn sẽ phá vỡ sự cân bằng quyền lực ở khu vực Đông Bắc Á, và sẽ buộc các nước khác như Trung Quốc, Nga và Triều Tiên thực hiện các biện pháp đối phó. Sự trở lại của vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Nhật Bản cũng sẽ gây ra sự phẫn nộ của người dân Nhật. Nhân dân Nhật Bản không muốn bị bắt làm “con tin” trong “trò chơi” địa chính trị của Washington.
Ngoài ra, theo kế hoạch xây dựng hệ thống chống tên lửa chung Nhật Bản – Mỹ, Washington sẽ cung cấp cho Tokyo hệ thống tên lửa Aegis phiên bản trên đất liền, Nhật Bản chỉ cần thay đổi “nhẹ” là có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ tấn công. Trong bối cảnh Tokyo đang thúc đẩy kế hoạch đổi mới vũ khí của Quân đội, thì điều này hoàn toàn phù hợp với các kế hoạch của Nhật Bản.
Mặc dù Lực lượng Phòng vệ (SDF) của Nhật Bản chỉ đảm nhận các chức năng phòng thủ nhưng với những kế hoạch hiện nay, SDF đang hướng dần đến việc mở rộng khả năng tấn công và thể hiện một động thái “không mấy thân thiện” với các quốc gia xung quanh.
Về phía Trung Quốc, Vụ trưởng Vụ Kiểm soát vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Fu Cong đã từng tuyên bố “Trung Quốc sẽ không ngồi yên và sẽ có biện pháp đáp trả nếu Mỹ bố trí tên lửa tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đặc biệt là bố trí tại Nhật Bản”. Trung Quốc cũng cảnh báo các nước láng giềng của Trung Quốc không nên cho phép Mỹ triển khai các vũ khí loại này trên lãnh thổ. Trung Quốc khẳng định, Mỹ nên ngừng việc phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa trên phạm vi toàn cầu, hợp tác quân sự Mỹ – Nhật Bản đã làm “rối loạn” cục diện Đông Bắc Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cũng phản đối mạnh mẽ nỗ lực triển khai tên lửa tầm trung ở châu Á của Mỹ. Bắc Kinh cho rằng, hành động này có thể gây tác động tiêu cực đến an ninh và làm mất ổn định tại khu vực. Giới chuyên gia Trung Quố cho rằng, hợp tác quân sự Mỹ – Nhật sẽ làm dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Bắc Á, chủ yếu là lĩnh vực tên lửa.
Căn cứ Okinawa là ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ tại Nhật. Nguồn: Sina.
Được biết, hiện Washington và Tokyo bắt đầu thảo luận về việc triển khai các tên lửa tầm trung ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, các địa điểm ưu tiên của Washington là Okinawa, Guam và Hàn Quốc. Nguyên nhân chính của việc triển khai tên lửa tầm trung tại Nhật Bản được Mỹ công bố là do trên lãnh thổ Nhật Bản hiện nay có lực lượng đồn trú của Washington, với hơn 40 nghìn quân ở 130 căn cứ quân sự, Nhật Bản là sự lựa chọn tốt nhất mà Mỹ hướng tới.
Với tầm hoạt động từ 500 – 5500 km, các tên lửa tầm trung của Mỹ bố trí ở Okinawa hay Guam, sẽ đe dọa các vùng lãnh thổ của Nga và Trung Quốc. Nếu số lượng tên lửa lên tới hàng trăm, sức mạnh tấn công hủy diệt tạo ra là rất đáng lo ngại.
Đức Trí (lược dịch)
Theo infonet.vn
Nga: Hơn 100 máy bay, trực thăng tham gia cuộc tập trận quy mô lớn
Các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn sẽ được tổ chức ở miền Nam nước Nga từ ngày 6 đến 16/8 tới đây, với sự tham gia của số lượng lớn thiết bị, khí tài.
Nga chuẩn bị cho cuộc tập trận hoành tráng trong vòng 10 ngày. Ảnh: Tass
Hơn 100 máy bay và trực thăng sẽ tham gia vào cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ở miền Nam Nga, cơ quan truyền thông của Quân khu phía Nam nói với các phóng viên hôm 31/7. "Hơn 100 máy bay và trực thăng của lực lượng không quân và lực lượng phòng thủ tên lửa của Quân khu miền Nam Nga sẽ tham gia vào cuộc tập trận song phương theo lịch trình", thông báo chính thức xác nhận.
Các hoạt động trên không sẽ được thực hiện từ bán đảo Crimea đến Biển Caspi, từ Abkhazia đến khu vực Astrakhan. Trong giai đoạn đầu tiên của cuộc tập trận, Không quân Nga sẽ thực hành đẩy lùi các cuộc tấn công của "kẻ thù" ở khu vực Rostov và Krasnodar cũng như Crimea, sau đó chuyển sang hoạt động sân bay ở Astrakhan, Stavropol và Bắc Ossetia.
Trong giai đoạn thứ hai của cuộc tập trận quân sự, máy bay Nga sẽ tấn công một "kẻ thù" giả định ở Crimea, vùng Kuban, Stavropol, vùng Astrakhan, trên Biển Đen và Caspi. Không quân Nga cũng sẽ đẩy lùi một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình cùng với 6 tàu quân sự của Hạm đội Biển Đen.
Trong một diễn biến khác, chỉ huy Hải quân Iran xác nhận nước này và Nga đã ký văn kiện mở rộng quan hệ và có kế hoạch tập trận chung ở vùng biển căng thẳng mà Mỹ đang huy động quốc tế chống lại Tehran, cụ thể là ở mạn Bắc Ấn Độ Dương, chảy vào Vịnh Oman, Eo biển Hormuz và cả Vịnh Ba Tư. Mỹ và Anh đã lên tiếng kêu gọi quốc tế lập ra một liên minh hàng hải tuần tra Vịnh Ba Tư từ sau khi quan hệ với Iran ngày càng xấu đi.
Cũng trong tháng 8/2019, Mỹ có kế hoạch tập trận trung với Hàn Quốc, tuy nhiên, động thái này đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Triều Tiên.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Tass)
Theo doisongphapluat
Mỹ sẽ miễn trừng phạt một số dự án hạt nhân của Iran Mỹ dự kiến sẽ thông báo gia hạn miễn trừng phạt đối với 5 chương trình hạt nhân của Iran, theo đó cho phép Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu tiếp tục hợp tác hạt nhân dân sự với Tehran. Ảnh minh họa. (Nguồn: Radio Free Europe) Tờ The Washington Post ngày 31/7 đưa tin, Mỹ dự kiến trong tuần này...