Sự tiếc nuối muộn màng của ngã đàn ông giết vợ dã man
Tất cả vì rượu anh ạ, chính tôi cũng không hiểu được trong cơn say đó mình đã làm gì. Đến khi hậu quả xảy ra thì mới sực tỉnh và chẳng còn cứu vãn được nữa’ Thường thở dài chia sẻ
Bốn cô vợ vẫn tan vỡ gia đình
Khác với các phạm nhân khác, phạm nhân Lê Văn Thường (SN 1965, trú tại thôn Gò Danh, xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đang thụ án chung thân tại Trại giam Quyết Tiến, Tổng cục 8, Bộ Công an vì tội giết người lại trò chuyện rất cởi mở. Có lẽ đối với phạm nhân Thường khi nhắc lại quá khứ tội lỗi năm xưa sẽ giúp được người đàn ông này cảm thấy vơi bớt sự ân hận.
Sau vài câu chào hỏi, Lê Văn Thường bắt đầu câu chuyện bằng tiếng thở dài: “Tất cả vì rượu anh ạ, chính tôi cũng không hiểu được trong cơn say đó mình đã làm gì. Đến khi hậu quả xảy ra thì mới sực tỉnh và chẳng còn cứu vãn được nữa”.
Phạm nhân Lê Văn Thường.
Tội ác dã man mà Thường đã gây ra, pháp luật đã nghiêm trị bằng bản án thích đáng. Thế nhưng, trong những phút trải lòng, Thường khiến người ta phải thêm một lần giật mình vì một người đàn ông giết vợ dã man lại có chiến tích bốn lần lấy được gái nhà lành.
Thường cho biết hồi còn đôi mươi, hắn nổi tiếng là người hào hoa, sức vóc dẻo dai lại hay lam hay làm nên được lòng rất nhiều cô gái. Vợ đầu tiên là người làng bên, lấy nhau được một thời gian có với nhau một đứa con nhưng mâu thuẫn nên đã ly hôn vừa đầy một năm.
Bỏ vợ đầu chưa lâu, vài tháng sau Thường lại đi tìm duyên mới. Lần này qua mai mối, Thường cẩn thận kén chọn, tìm hiểu một cô làng bên có dung mạo khá ưa nhìn. Gần một năm qua lại với nhau, cuối cùng Thường cũng đưa được người “trong mộng” về nhà.
Thường kể cô vợ thứ hai rất mực nết na, thương chồng, thương con, lại lam lũ làm ăn nên Thường rất mãn nguyện. Nhưng rồi trớ trêu thay, niềm hạnh phúc chưa được bao lâu thì người vợ thứ hai bị bệnh xơ gan cổ trướng ở vào giai đoạn cuối không thể cứu chữa được nên đã qua đời, bỏ lại Thường và 3 đứa con nhỏ.
Gã không phải ở vào hoàn cảnh “gà trống nuôi con” quá lâu. Trong một lần về quê thăm họ hàng ở tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), hắn lại được người làng mai mối cho một đám. Tròn một tháng sau, cô ấy lên thăm nhà và quyết định trao duyên cho cho người đàn ông sơn cước. Về cô vợ thứ 3 này, đẹp người nhưng lại đỏng đảnh và ngang bướng.
Chẳng là theo như lời Thường kể: “Tôi cần một người vợ để vun vén kinh tế gia đình, chăm sóc con cái. Nhưng cô vợ thư 3 của tôi lại không như vậy. Cô ấy thường bỏ bê con cái tôi không chịu chăm sóc”. Thường giận lắm và nhiều lần tuyên bố “trả cô về nơi sản xuất”. Nhưng cũng có người nói rằng cô vợ thứ 3 bỏ về vì không chịu được bản tính vũ phu của Thường.
Không biết vì lý do gì nhưng “lần đò” thứ 3 của Thường cũng chỉ chóng vánh được hơn một tháng. Và người đàn ông đó lại tiếp tục tìm hạnh phúc mới cho mình, cũng là người vợ thứ tư tên Hoàng Thị Thức (SN 1969, cùng xã Nhữ Khê). Đã tưởng qua mấy đời vợ thì Thường sẽ biết trân trọng hạnh phúc nhưng trái lại…
Sự việc xảy ra đối với Lê Văn Thường có lẽ vẫn chỉ như ngày hôm qua. Đó là một ngày cuối xuân 19/3/2008, gia đình Thường bỗng có ba người đến mua mía.Cơn ghen mù quáng với người đàn ông buôn gà
Hiếu khách, hắn xua vợ là chị Hoàng Thị Thức bỏ việc đi giết gà làm cơm đãi khách. Chẳng mấy chốc mâm cơm đuề huề đã nghi ngút khói thơm, bốn người đàn ông gồm cả Thường liền quây tròn cụng ly, còn vợ và các con “ngồi mâm dưới bếp”.
Video đang HOT
Đang dở bữa ăn thì có tiếng chó sủa nhóc nhách ngoài ngõ, gã thấy chị vợ bỏ cơm chạy ra gặp một người đàn ông lạ. Anh ta giới thiệu là lái buôn gà, nghe người làng mách nhà có nhiều gà thịt nên đến tìm mua và vợ của Thưởng đon đả tiếp đón.
Thấy vợ cười cười, nói nói với một người đàn ông lạ, hắn đâm bực dọc, tỏ vẻ khó chịu nên cứ nhấp nhổm nhưng không tiện bỏ mâm vì đang tiếp khách. Rồi bóng vợ khuất dần cùng người đàn ông lạ phía chuồng gà, mãi một lúc lâu mới thấy hai người quay lại tay bắt mặt mừng.
Hắn đâm nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính với người đàn ông và phát điên với suy nghĩ là vợ hẹn hò quan hệ bất chính với người đàn ông buôn gà đó. Và gã đã nhất quyết không bán gà cho. Tàn mâm cũng là lúc can rượu 4 lít sạch trơn, khách khứa cũng ra về, các con đi chơi. Sẵn hơi men, lại bực dọc từ trước nên hắn tìm cớ gây sự, ban đầu là mạnh chân “đá thúng đụng niêu”, rồi tìm cớ mắng chửi vợ.
Có lẽ cũng bực sẵn vì chồng đã say không phụ đỡ được việc gì, lại nói nhảm nhí nên chị vợ đã cãi lại. Có cớ vợ chẳng nhẹ nhàng với mình nên Thường càng sinh ngờ vực lại văng tục.
Thấy chồng nổi nóng chị T càng nín nhịn. Được thể Thường càng hùng hăng hơn. Miệng nói tay làm, hắn xông tới bạt một nhát như búa bổ vào mặt vợ. Người vợ khốn khổ bỏ chạy nhưng hắn nhanh tay đuổi theo tóm được tóc vợ giật mạnh làm nạn nhân ngã giật về sau.
Gã chồng vũ phu liền xông vào hành hạ vợ cho đến khi nạn nhân nằm bất động trên nền bếp rồi thản nhiên lên giường ngủ. Tội ác kinh hoàng khi hơi men đã bay đi ít nhiều cũng là lúc hắn sực tỉnh, đi xuống bếp tìm vợ thì thấy vợ mình vẫn nằm bất động.
Hoảng hồn, gã bế vợ vào giường lấy khăn lau người, thoa dầu và mặc quần áo. Cứ tưởng với vài giọt dầu gió ấy, ngày mai vợ sẽ tỉnh nên Thường lại thản nhiên đi ngủ tiếp.
Thế nhưng, cả đêm hôm ấy, khi đã tỉnh rượu hắn trằn trọc không tài nào chợp mắt vì dằn vặt nghĩ đến những trận đòn roi đầy man rợ vừa trút lên thân hình còm cõi của người mình bấy lâu nay “đầu gối tay ấp”. Đến rạng sáng, hắn mò ra khỏi giường, sang bên giường vợ sờ lên người thì thấy thân thể vợ đã lạnh toát từ bao giờ. Hoảng hồn vì vợ đã chết, Thường đã tìm cách bỏ trốn.
Tại biên bản khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng nhận thấy nạn nhân tử vong do chấn thương sọ não, chấn thương ngực bụng với hàng loạt vết thương như bị tụ máu dưới da, toàn bộ vùng đầu, các khớp sọ thấm máu, xuất huyết màng não, xương sườn từ số 3 đến số 10 gẫy ở cung trước và bên, lá lách vỡ đôi…
Tuy nhiên, chỉ sau một tuần lẩn trốn, ngày 26/3/2008 Thường đã bị bắt theo lệnh truy nã của Công an tỉnh Tuyên Quang. Trước những tội ác mình đã gây ra, ngày 18/6/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã mở phiên tòa, xử phạt bị cáo Lê Văn Thường hình phạt tù chung thân về tội giết người.
Sự tiếc nuối hạnh phúc muộn màng
Nhắc đến chuyện cũ, sự tiếc nuối của Thương càng hiện rõ về việc đã tự tay giết chết hạnh phúc: “Tôi hận bản thân lắm, dù có nói cũng là muộn nhưng tôi nhiều lúc không hiểu vì sao mình có thể làm cái việc đó. Chỉ vì rượu mà tôi đã đánh mất tất cả những gì mình xây dựng được…”.
Tâm sự về người vợ mà mình đã ra tay sát hại Thường chỉ cúi đầu nói: “Cô ấy là người chịu thương chịu khó nhất trong bốn người vợ của tôi. Quả thực hiếm có một người vợ nào hơn cô ấy. Về ở với tôi cô ấy chăm sóc con riêng của chồng cũng như con đẻ của mình không một lời ca thán. Bằng ấy năm chung sống với tôi, tôi chưa hề nghe cô ấy mắng các con một câu”.
Giờ đây thụ án trong trại giam nỗi lo của Thường chính là mẹ già và các con của mình. Thường lo mấy đứa con của mình đang tuổi ăn, tuổi học nhưng không có người chăm sóc, bảo ban thì dễ hư hỏng. Sa ngã vào những tệ nạn xã hội thì không thể cứu vãn được.
Người mẹ già năm nay đã 89 tuổi cũng đã “gần đất xa trời” không biết dựa vào ai. Có lẽ niềm an ủi lớn nhất của người đàn ông này là những giây phút bốn đứa con lên thăm, khóc và chúng nói với Thường : “Chúng con không giận bố đâu”.
Chỉ vì cơn ghen mù quáng và bữa rượu thả phanh mà Thường đã đánh mất tất cả. Bài học đó quá đắt, nhưng cũng quá muộn cho người đàn ông bốn đời vợ vẫn không biết níu giữ hạnh phúc.
Theo Ngay nay
Nghẹn lòng những chuyện ở "Phòng hạnh phúc"
Ba ơi - bé Phan Nguyễn Ngọc Bảo cất tiếng gọi và nhảy chân sáo tới ôm cổ cha. Khu thăm gặp của phân trại 7 (Trại giam Thủ Đức) cũng rộn ràng lên bởi cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của hai cha con. Trong phút chốc, mọi ranh giới dường như biến mất, chỉ còn lại tiếng cười của đứa trẻ...
Phạm nhân Phan Quý Dũng đang thụ án 9 năm tù về tội mua bán trái phép chất ma túy. Một tháng rồi, hai cha con anh mới gặp nhau. Ngày Dũng nhập trại, con trai mới được 1 tuổi. Sinh năm 1983, nhưng trông Dũng già hơn tuổi 32 của mình. Dấu ấn của những cuộc đập đá thâu đêm đã kịp hằn lên trên gương mặt, khóe mắt. Dũng nghỉ học từ lớp 5. Bạn bè cùng lứa nhiều người không có việc làm nên thường hay tụ tập ăn nhậu.
Nghe theo lời rủ rê của bạn xấu, Dũng dùng thử ma túy đá rồi nghiện lúc nào không hay. Không nghề nghiệp, gia đình khó khăn, để có tiền đập đá cùng bạn bè, Dũng đi mua ma túy về bán lại. Cứ như vậy, Dũng trượt dài trong ma túy cho tới ngày bị bắt.
Phạm nhân Phan Quý Dũng hạnh phúc bên vợ, con.
Dũng trải lòng: "Cả đêm qua, tôi không ngủ mà cứ hồi hộp mong trời mau sáng để được gặp vợ con. Lần đầu tiên vợ đưa con đến thăm tôi trong trại, hai vợ chồng ôm nhau khóc còn con trai thì cứ đòi bố bế, đưa ra ngoài đi chơi. Nó còn nhỏ quá, chưa biết là ba đang ở tù". Chị Kiều, vợ của Dũng cho biết, dù công việc bận tới đâu, hằng tháng, hai mẹ con vẫn cố gắng ra thăm anh.
"Hôm nay, hai mẹ con dậy từ 3 giờ sáng để đi ra Bến xe Miền Đông, ở đó có xe thăm thân chạy đến từng phân trại. Mặc dù dậy từ sáng sớm, đi quãng đường mấy trăm cây số nhưng bé Ngọc Bảo không hề biết mệt, vẫn chạy nhảy lăng xăng trong khuôn viên của khu nhà thăm nuôi. Được đi gặp ba, bé vui lắm" - chị Kiều kể.
Nhìn theo từng bước chân chạy nhảy của con, Dũng càng có thêm động lực để quyết tâm cải tạo tốt, sớm về với gia đình. Nói đến bố mẹ, giọng Dũng trở nên trầm buồn. Biết Dũng nghiện ma túy bị bắt và bị kết án 9 năm tù, bố anh đã bị sốc dẫn tới tai biến. Ngẫm nghĩ lại hành động của mình, anh chưa bao giờ hết hối hận. Nhờ cải tạo tốt, Dũng được nằm trong số gần 1.500 phạm nhân được xét giảm án năm nay. Dũng bảo rằng, khi nào được ra trại, Dũng sẽ đi xin việc ở xưởng vẽ vì rất thích những công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn, tinh tế.
Mang án chung thân về tội giết người, cướp tài sản, phạm nhân Nguyễn Hoàng Lân (SN 1984) đang thụ án tại Phân trại 5 lại là một trường hợp khá đặc biệt, bởi Lân là một trong những người trẻ nhất đang thụ án chung thân của phân trại này.
Khi gặp Lân, chúng tôi khá bất ngờ về một thanh niên trông đậm người, ăn nói khá duyên và không có dáng vẻ của một kẻ cướp.
Là một quý tử trong một gia đình không trọn vẹn nhưng Lân có điều kiện hưởng cuộc sống tương đối đầy đủ vì mẹ làm kế toán cho một công ty nước ngoài, bố làm nha sĩ bên Mỹ. Lân bảo rằng, đáng lẽ Lân đã đi Mỹ cùng với bố, nhưng do bị hở van tim bẩm sinh, dù đã mổ từ bé nhưng khi đi khám sức khỏe vẫn không đủ điều kiện nên không được xuất cảnh.
Phạm nhân Nguyễn Hoàng Lân gặp vợ trong phòng hạnh phúc.
Năm 2009, ra tù, tưởng rằng sẽ tu chí làm ăn. Nhưng ngựa quen đường cũ, Lân lại nổi danh với nhiều vụ cướp tài sản của gái mại dâm trên địa bàn TP HCM năm 2010. Lân kể rằng, trước mỗi vụ cướp, Lân chuẩn bị hung khí gồm roi điện, băng keo, dây dù, bình xịt... rồi liên lạc với gái mại dâm hẹn đến khách sạn "quan hệ". Khi đã vào phòng, Lân điện thoại cho đồng bọn đến để cùng khống chế nạn nhân bằng cách nhét khăn vào miệng, dùng băng keo quấn quanh miệng, dùng dây dù trói tay chân nạn nhân.Và như người ta vẫn bảo là "sướng quá hóa cuồng", mới học đến lớp 11 Lân bỏ ngang đánh đu với đám bạn dân chơi. Khi tiền bố mẹ cho không đủ, cả đám rủ nhau đi cướp giật. 16 tuổi, Lân đã can án với 2 năm tù treo về tội "cướp tài sản". Thời gian bị quản thúc tại địa phương, Lân vẫn chứng nào tật nấy, tiếp tục gây án cướp tài sản, bị phạt 3 năm tù, thụ án tại Trại giam Chí Hòa.
Chỉ trong nửa tháng (từ ngày 3/9/2010 đến ngày 17/9/2010), bằng thủ đoạn trên, Lân cùng đồng bọn thực hiện 4 vụ cướp tài sản, chiếm đoạt nhiều xe gắn máy, nữ trang, điện thoại di động với tổng trị giá hơn 137 triệu đồng. Riêng trong vụ cuối cùng, do nạn nhân Lê Thị Thảo Q. chống cự quyết liệt nên Lân dùng roi điện chích vào người làm chị Q. nằm im để đồng bọn tên Thuận siết mạnh tay vào cổ chị Q. buộc chị phải há miệng ra, nhờ vậy Lân mới có thể nhét khăn vào miệng chị Q. Sau đó, cả hai dùng băng keo quấn chặt miệng và tay chân nạn nhân. Rời khỏi khách sạn vài tiếng đồng hồ sau, Lân gọi điện cho nhân viên khách sạn lên phòng đánh thức chị Q., nhưng khi bảo vệ vào phòng thì phát hiện chị Q. đã chết do ngạt thở. Lân bảo rằng, lúc đó chỉ định dàn cảnh hòng cướp tài sản chứ không có ý định tước đoạt mạng sống của chị Q.
Kết quả của những chuyến "lướt hàng" đấy, Lân bị tuyên phạt chung thân về tội giết người, 12 năm tù tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt là chung thân.
Trong câu chuyện, nhắc tới bố mẹ, Lân bảo từ ngày vào đây, nhiều đêm nằm nghĩ lại chuyện đã qua mới thấy tiếc những tháng ngày sống lang bạt và hối hận về việc làm sai trái của mình, nhất là mỗi khi nghĩ tới cái chết của cô gái do mình gây ra. Giờ đây, có hai người phụ nữ khiến Lân luôn cảm thấy day dứt khi nghĩ tới là mẹ và vợ. Ba thì đã sang Mỹ lấy vợ mới, và đã có hai đứa con; chỉ có mẹ bao năm vẫn thui thủi một mình. "Năm 2010 em bị bắt, ngày bị tòa tuyên án chung thân, em choáng váng bởi bản án quá dài. Trong khi đó, mẹ em và vợ khóc ngất. Nhìn dáng mẹ liêu xiêu, thất thần ở phòng xử án mà em thấy hối hận vô cùng, một cảm giác hụt hẫng, không biết có ngày trở về nữa không. Lúc đó, em chỉ muốn nói lời xin lỗi tới gia đình nạn nhân và mẹ. Chỉ mong mọi người tha thứ".
Nhưng Lân may mắn có người vợ chung tình. Thiếu tá Nguyễn Quốc Nam - cán bộ giáo dục Phân trại 5, kể rằng nhờ tích cực cải tạo nên Lân đã được xét cho thăm gặp vợ. Lân thụ án được 1 năm thì vợ chồng quyết định sinh con, giờ con trai Lân đã được 17 tháng, hiện vợ lại đang mang bầu đứa thứ 2. Đây không chỉ là động lực, niềm vui của gia đình mà còn là niềm vui chung của những người cán bộ. Các phạm nhân khác nhìn vào đó, cũng thấy có niềm tin và hy vọng.
Lân bảo, may mắn nhất của em lúc này là không bị gia đình bỏ rơi, tháng nào vợ cũng lên thăm. Vì con nhỏ nên thi thoảng vợ mới đưa con lên, mỗi lần được nhìn thấy con em vui lắm, chỉ muốn cải tạo thật tốt để mong được giảm án. Lân còn hồ hởi khoe với chúng tôi, bố và mẹ kế từ Mỹ về mới lên trại thăm em, mọi người trong gia đình vẫn dõi theo em từng bước, em hứa sẽ cố gắng cải tạo tốt để có cơ hội gặp mọi người nhiều hơn.
Vợ của Lân là Châu Thị Lệ Thu, vốn là bạn bè từ nhỏ, lớn lên cùng nhau. Khi Lân thi hành án chung thân, dù gia đình phản đối nhưng chị vẫn một lòng chung thủy với niềm tin sẽ có ngày Lân trở về. Khi Lân thụ án được hơn một năm, Thu quyết định sinh con, một quyết định đầy khó khăn nhưng được 2 gia đình ủng hộ nên em cũng yên tâm. Đứa con là sợi dây kết nối của tình yêu. Nhờ vậy, Lân ở trong trại cũng yên tâm cải tạo.
Phạm nhân Vũ Mạnh Chung và vợ trong phòng hạnh phúc.
Vừa lấy vợ được hơn một năm, phạm nhân Vũ Mạnh Chung bị bắt, thụ án 7 năm về tội danh giết người, tại Phân trại số 5. Trong thời gian thụ án tại Trại giam Thủ Đức, hàng tháng, vợ anh - chị Phạm Thị Quế Mỹ vẫn khăn gói từ TP HCM ra thăm chồng. Hai người gặp nhau khi anh đi khám bệnh. Chị Mỹ chính là y sĩ trực tiếp thăm khám cho anh. Thời điểm đó, vợ anh Chung đã mất được 18 năm, trong khi chồng chị Mỹ cũng đã qua đời vì đột quị.
Thông cảm cho hoàn cảnh của nhau, cả hai tìm đến với nhau để nương tựa tuổi già. Nhưng niềm hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì anh bị bắt. Xúc động vì được gặp chồng trong 3 giờ tại phòng thăm gặp, chị Mỹ chia sẻ: "Anh Chung hiền lắm, chẳng bao giờ tôi nghĩ sẽ có ngày phải vào trại giam thăm anh ấy. Giờ chỉ mong anh ấy chấp hành cải tạo cho tốt để sớm được trở về đoàn tụ với gia đình. Anh ấy đã 53 tuổi rồi".
Thiếu tá Lê Văn Lâm, cán bộ phụ trách nhà thăm gặp của Phân trại 7 cho biết, phòng hạnh phúc được phân trại triển khai từ năm 2006. Từ khi có phòng hạnh phúc, các phạm nhân đều cố gắng chấp hành nội quy của trại để hằng tháng được gặp vợ (chồng). "Trước đây nhiều phạm nhân trong quá trình thụ án, do không có điều kiện chia sẻ tình cảm vợ chồng nên đã bị vợ hoặc chồng bỏ rơi dẫn đến trầm uất, nên có những suy nghĩ tiêu cực "vào tù là mất hết". Do vậy, việc xét thăm thân có ý nghĩa đặc biệt về tinh thần với số phạm nhân phải thụ án lâu năm khiến họ cảm thấy cuộc sống còn có ý nghĩa, qua đó vững tin chấp hành bản án" - Thiếu tá Lâm nói.
Giám thị trại giam Thủ Đức hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cho phạm nhân.
Nhiều năm phụ trách nhà thăm gặp, dấu ấn đậm nhất đối với Thiếu tá Lê Văn Lâm và cán bộ của Phân trại 7 là mối tình đẹp và cái kết có hậu của phạm nhân Võ Đức Thiện ở TP HCM. Ngày nhập trại, Thiện và vợ (chị Thái Thị Hồng Phượng) vẫn chưa đăng ký kết hôn. Khi nghe tòa tuyên án chung thân, Thiện đã nghĩ cuộc đời mình chẳng còn gì. Thế nhưng, bằng tình yêu và sự chung thủy của vợ, dần dần, anh xóa bỏ được tâm lý bất cần, tích cực cải tạo. Kết quả của tình yêu ấy là chị Phượng đã sinh một bé trai kháu khỉnh, giống anh Thiện như đúc.
Đại tá Trần Văn Hạnh- Phó giám thị phụ trách Phân trại 5 cho biết, ở Phân trại 5 có gần 900 phạm nhân, trong đó hơn 400 phạm nhân có từ 2 tiền án trở lên. Trong quá trình cải tạo, dù ngoài đời là "anh hùng có số má" nhưng các phạm nhân đều chấp hành khá tốt. "Theo quy định, nếu phạm nhân có kết quả cải tạo tốt, không vi phạm nội quy thì mỗi tháng được xét thăm thân một lần. Qua theo dõi, sau mỗi lần thăm thân, các phạm nhân đều có sự chuyển biến tâm lý tích cực, nhiều phạm nhân đã được xét đặc xá và giảm án" - Đại tá Trần Văn Hạnh cho biết.
Theo An ninh Thế giới
Đường dây mua bán ma túy lớn nhất miền Tây: 3 bị cáo lãnh án chung thân Chi đã mua bán heroin với Thảo từ năm 2013 đến khi bị bắt, tổng cộng đã bán cho Thảo 21 lần với 22 bánh heroin. Trung bình mỗi tháng Thảo mua 1 bánh. 3 bị cáo trước tòa - Ảnh: Mai Trâm Ngày 11.3, Tòa sơ thẩm TAND TP.Cần Thơ đã đưa vụ án mua bán trái phép chất ma túy quy...