Sự tích núi Gà Rừng
Nguời ta đặt tên núi Gà Rừng vì núi là ổ của gà rừng. Một dãy núi theo hướng Bắc – Nam.
Nâm Nung, Nâm Jang rồi đến núi Gà Rừng. Núi Gà Rừng hiện thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông).
Ngày xưa ở trên núi Gà Rừng này là nơi loại gà rừng làm ổ, đẻ trứng, là nơi các loại chim đẻ trứng. Con nai, con lợn, con khỉ, chim công cũng tập trung làm ổ đẻ trứng, đẻ con.
Ngày xưa ở trên núi này có nhiều cây chuối, cây mía, cây dứa, cây chôm chôm, cây nhãn, có đầy ổ trứng chim, trứng gà rừng, nhưng người chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Người mang quả hoặc trứng chim về theo là không về bon được. Nếu người mang theo trái cây, trứng chim, trứng gà rừng là thần khiến cho đi lạc, làm cho người đó không biết hướng về bon. Nếu gặp trường hợp đi lạc, người đó phải trả lại trái cây, trứng chim, trứng gà rừng để lại chỗ cũ, chừng đó mới biết hướng về bon.
Ngày xưa bên chân núi Nâm Nung, Nâm N’Jang, núi Gà Rừng không có người làm bon ở gần đó. Bon người ta ở cách xa chân núi một buổi bước, một ngày đi.
Từ trái qua: Núi Nâm Nung, thấp hơn là núi Gà Rừng (phía xa) và núi Nâm N’Jang (bên phải)
Bon ở gần nhất là bon Bu Nông ở bên suối Đắk Nông. Bon Bu Nông có nhiều người, nhiều hộ, nhiều dãy nhà. Có một hộ là có tiếng vang xa nhất. Hộ này có 4 anh chị em. Hai người anh trai tên là Yung và Yă đều to lớn, có sức khỏe phi thường. Hai người em gái tên là Brah và Yah đều rất xinh đẹp, sống hiền lành với mọi người xung quanh. Hai người em gái giỏi bổ củi, nấu ăn, giã gạo, kéo sợi, dệt thổ cẩm… làm cho người người muốn cưới, muốn cướp hai chị em này về làm vợ nhưng sợ hai người anh.
Có một hôm, hai người anh đi thăm bon xa, được mọi người làm rượu thịt mời ăn uống no say nhiều ngày không về. Ở nhà, rau, cá, lúa đã hết, củi đốt cũng không còn nên hai chị em Brah và Yah bàn nhau đi bổ củi, hái rau xúc tép, cua, cá tại vùng bên bờ suối Đắk Nông.
Khi hai chị em bổ củi đã mệt, mồ hôi ra ướt cả thân mình. Lúc này có đoàn khách đi qua đường, đi qua bon, biết hai người anh là Brah và Yah đi thăm bon xa không ở nhà. Đoàn khách đi đường xa đã nghe thấy tiếng bổ củi của hai chị em liền nảy sinh ý bắt cóc hai chị em Brah và Yah mang đi.
Những năm gần đây, núi Gà Rừng được quy hoạch bảo vệ để động, thực vật sinh trưởng, phát triển
Chị em Brah và Yah đang bổ củi bên đường, khách qua lại bên thung lũng. Tại vị trí hai chị em bổ củi, phía trên dốc là bãi cỏ, phía dưới là dòng suối, hai bên trái, phải đất trống thoáng. Đoàn khách đi chậm rãi, từng bước ngắn, gần đến nơi hai chị em đang bổ củi. Chỉ còn cách hai chị em bổ củi khoảng bằng một vạc rẫy. Có con gà rừng mẹ dẫn đàn con bới lá khô kiếm mồi ở bên đường. Con gà mẹ nghe tiếng khách xì xào bay đậu trên cành cây cục tác báo hiệu cho đàn con chạy.
Đoàn khách mải đuổi bắt con gà rừng đã quên ý định đi bắt hai người phụ nữ đang bổ củi. Đàn gà con chạy tán loại núp trong lá cây khô biến mất. Khách không bắt được con gà rừng nào. Chị em Brah và Yah nghe tiếng khách ồn ào đuổi bắt gà rừng, nhìn qua có đoàn khách. Hai chị em nhìn thấy đoàn khách đã đến gần mình rồi. Hai chị em không biết đường nào mà trốn, mà ẩn nấp, phía trên đường là đồi cỏ, phía dưới đường là suối. May có một vạc cây rau đinh cao ngang cổ. Hai chị em mang rìu và gùi chui núp trong vạc cây rau đing. Đoàn khách mải bắt gà rừng con không nhớ đến người bổ củi nữa. Đoàn khách đi trên đường qua nơi hai chị em bổ củi, họ đi tự nhiên, càng lúc càng xa dần, xa dần, khuất đi.
Khi đoàn khách đã khuất đi rồi, hai chị em vui mừng ra khỏi bụi cây rau đing, hai chị em chưa hết sợ, sợ đoàn khách lại đến sau không biết đường chạy. Hai chị em Brah và Yah không thèm đi hái rau và bỏ cuộc đi xúc tép, cua, cá luôn. Hai chị em vội vã chất củi vào gùi, mang gùi đầy củi và ra về nhà.
Đến tối, hai chị em ngủ, trong giấc mơ thấy một bà già. Bà già hỏi: có phải hai cháu này hôm nay bổ củi tại thung lũng kia không? Chị Brah đáp: Đúng chúng cháu bà ạ! Bà già nói: Hai cháu có thấy đoàn khách đi qua không? Brah nói: Chúng cháu có thấy, chúng cháu sợ khách, khiếp không có đường chạy ẩn nấp, phía trên đường thì có đồi cỏ, phía dưới đường có suối, chúng cháu chui vào bụi cây rau đing để ẩn nấp đỡ, khách không nhìn thấy chúng cháu.
Bà già nói: Đoàn khách này đã nghe tiếng bổ củi rồi, họ đã bàn tính đi rình bắt cóc hai cháu. Lúc đó, bà đang dẫn đàn con bên đường, bà hét to cho hai cháu nghe để chạy trốn nấp. Nghe bà hét to, đàn con của bà chạy tán loạn. Đoàn khách mải đuổi bắt đàn con của bà, quên ý định rình bắt hai cháu. Các con của bà chạy tán loạn chui núp trong lá khô biến mất. Đoàn khách cũng không bắt được con nào của bà.
Video đang HOT
Núi Gà Rừng nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông)
Brah hỏi: Vậy bà là ai? Bà tên gì? Bà ở bon nào có thể cho chúng cháu biết.
Bà già nói: Bon của bà ở trên núi kia cháu ạ, hai cháu không nhìn thấy bon của bà đâu. Bà đây là gà rừng cháu ạ. Gà rừng chúng tôi làm nhà trên núi kia cháu ạ. Chúng tôi làm ổ đẻ trứng trên núi kia, dân bon người lấy ăn trứng nhiều. Nếu không có bà hai cháu đã bị khách bắt rồi. May mà có bà ở đó mới thoát, bà đã giúp hai cháu thế đó rồi, hai cháu nhớ giúp lại cho bà thế này nhé
Brah và Yah nói: Chúng cháu không có của để đền ơn.
Bà già nói: Không phải giúp của đâu cháu ạ. Bon của bà ở bên bờ suối, bon của cháu ở một bên bờ suối, ta kết dòng họ. Kể từ ngày hôm nay, các cháu đừng ăn trứng, ăn con và ăn chúng tôi, cho đến khi đời đời con cháu về sau cũng không ăn nữa. Người nào cố ăn thịt của chúng tôi sẽ mù mắt. Hai cháu nói cho mọi người biết để truyền cho con cháu mai sau. Bà nói xong biến hình thành con gà rừng, cất cánh bay xa mất dạng luôn.
Bà già vừa biến mất, chị em Brah và Yah thấy buồn ngủ và ngủ luôn.
Sáng thức dậy chị em Brah và Yah kể chuyện mơ cho nhau nghe. Chị Brah và Yah kể chuyện trong mơ y như nhau. Quả là một giấc mơ linh thiêng.
Hai ba ngày sau, anh em Yung và Yă về đến nhà. Hai chị em Brah và Yah kể lại chuyện gà rừng cho hai anh Yung và Yă nghe.
Từ ngày đó, Yung và Yă rao truyền cho dân bon không được lấy trứng gà ở trên núi, con cháu của Yung, Yă, Brah Yah không ăn thịt gà rừng cho đến nhiều đời sau.
Từ đời Yung, Yă, Bah, Yah đến nay mới được mười đời người con cháu của họ vẫn kiêng ăn gà rừng. Họ xem con gà rừng là bà con cùng dòng máu, dòng họ với mình.
Rừng nguyên sinh, nhiều tầng trên núi Gà Rừng của tỉnh Đắk Nông
Dưới đây là gia phả từ đời Yung và Yă.
Đời thứ nhất: Yung, Yă, Brah, Yah
Đời thứ hai: Ông Yung kết hôn với bà Ốt sinh con: Mbó, Nsiăr
Đời thứ ba: Ông Nsiăr kết hôn với bà Roi sinh con: Múng Blúng
Đời thứ tư: Ông Blúng kết hôn với bà Bưu sinh con: Phom, Jrơm
Đời thứ năm: Bà Phơm kết hôn với ông Ntrong sinh con: Số, Sé
Đời thứ sáu: Ông Sưng kết hôn với bà Sé sinh con: Nsông, Giong
Đời thứ bảy: Ông Yưh kết hôn với bà Giong sinh con: Dré, Kruănh, Djnmg.
Đời thứ tám: Bà Dré kêt hôn với ông Ntông sinh con: Nklưt, Nkâu, Nklúng, Juănh.
Đời thứ chín: Nkâu (Điểu Kâu) kết hôn với bà Nguyêt sinh con: Mai, Phước.
Đời thứ mười: Con của Mai, của Phước.
Câu chuyện kể về sự tích núi Gà Rừng, nguồn gốc nhà Yung và Yă; về nguồn gốc kết nghĩa bon. Câu chuyện cũng nhắc nhở về việc bảo vệ thiên nhiên, động vật hoang dã.
Đưa nhau đi trốn ở ngôi làng 'ngập sương khói', chỉ cách Đà Lạt một giờ ngồi xe
Bạn có biết ở gần Đà Lạt còn có sự hiện diện của ngôi làng sương khói giăng kín lối, long lanh hệt như tên gọi.
Nằm sâu trong những ngọn đồi xanh mướt và những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn của cao nguyên Lâm Đồng, làng K'Long K'Lanh hiện lên như một bức tranh bình yên, mộc mạc và đầy sức sống, níu chân du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ và những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc K'Ho.
Ảnh: ntrungtris
K'Long K'Lanh là tên một cây cầu, một trạm kiểm lâm, một thôn ở xã Đạ Chais (Lạc Dương). Ngôi làng sau đó được người dân và khách du lịch ưu ái gọi là "Long Lanh" để lột tả khung cảnh lãng mạn, được bao phủ bởi mây và sương.
Cũng bởi nét diễm lệ đặc trưng này mà K'Long K'Lanh trở thành bối cảnh chính trong một bộ phim điện ảnh gần đây và được sự đón nhận nồng nhiệt từ nhiều bạn trẻ. Ngoài ra, tiết trời se lạnh, nhiệt độ từ 18 đến 22 độ C còn là nơi trốn nóng lý tưởng giữa những ngày hè oi bức.
Ảnh: Kỳ Sang, Thiên Thanh
Nếu đi từ Đà Lạt, các bạn theo Quốc lộ 27C đường đi Nha Trang. Khoảng một giờ chạy xe, qua nhiều cung đường ngoằn ngoèo, rồi bất chợt nhìn thấy biển mây ẩn hiện giữa làn sương khói mờ ảo là biết đã đến đích rồi.
Một bên là rừng cây với nhiều loài hoa màu sắc và một bên là biển mây bồng bềnh - Ảnh: 123 Tadi
Nhiều du khách thích thú mô tả, khi bước chân đến K'Long K'Lanh, bạn như lạc bước vào một thế giới mỹ miều khác, tách biệt hoàn toàn khỏi những ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Ngôi làng nhỏ bé nhưng khoác lên mình chiếc áo đầy sắc màu với những dãy núi trùng điệp, những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn và thung lũng xanh mướt.
Du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và cảm nhận bầu không khí trong lành, mát mẻ - Ảnh: Nguyễn Khánh Vũ Khoa
Điểm nhấn của K'Long K'Lanh chính là biển mây bồng bềnh, huyền ảo, thường xuất hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho những ai yêu thích "săn mây".
Tại đây, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng biển mây trắng xóa bao phủ cả thung lũng, vẽ nên khung cảnh thơ mộng, lãng mạn như cổ tích. Từng dải mây uốn lượn, ôm ấp lấy những ngọn núi, những ngôi nhà bình dị tạo nên bức tranh thiên nhiên hớp hồn.
K'Long K'Lanh hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên - Ảnh: blogger Kỳ Anh Nguyên.
Đến với mảnh đất này, bạn còn có cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu về văn hóa độc đáo của người K'Ho. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề nông và chăn nuôi, họ sống giản dị, mộc mạc và vô cùng thân thiện với du khách.
Du khách có thể tham quan những ngôi nhà sàn truyền thống của người K'Ho, được làm bằng gỗ và lợp mái tranh. Những ngôi nhà này được trang trí với nhiều họa tiết độc đáo, thể hiện quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan của người K'Ho.
Nét yên bình, mộc mạc khi dừng chân bên những ngôi nhà nhỏ - Ảnh: ntrungtris
Bạn cũng có thể tham gia vào các lễ hội truyền thống của người K'Ho, được tổ chức vào các dịp đặc biệt như lễ hội mừng lúa mới. Lễ hội này là dịp để người dân địa phương vui chơi, giải trí và thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh và tổ tiên.
Và như thế, một sớm mùa hè đắm chìm trong bảng lảng khói sương ở ngôi làng đẹp như cổ tích, nhấm nháp từng hớp cà phê nóng, yên lặng bên người thương, chẳng còn gì tuyệt vời hơn thế.
Tất tần tật kinh nghiệm khám phá suối nước Moọc bạn nên biết Suối nước Moọc Quảng Bình nằm ẩn mình trong khu rừng nguyên sinh, với vẻ đẹp hoang sơ, tưởng chừng chỉ có trong chuyện cổ tích. Suối nước Moọc là điểm du lịch Quảng Bình siêu hot dành cho team mê dịch chuyển. Nếu bạn cũng đang có dự định chinh phục nơi này, hãy "bỏ túi" những kinh nghiệm du lịch suối...