Sự tích hoa sim được kể trên sân khấu chèo
Vở chèo “Huyền tích một loài hoa” kể về sự tích màu tím hoa sim, kết quả của một tình yêu cay đắng giữa thái tử Lang Bá và nàng Hoa Sim xinh đẹp.
Tối ngày 21/1, Nhà hát Chèo Việt Nam báo cáo tác phẩm nghệ thuật mới nhất Huyền tích một loài hoa – đây là vở diễn hiếm hoi ra mắt công chúng dịp Xuân Bính Thân 2016 của “anh cả” làng chèo.
Mẫn Đức Kiên, một gương mặt khá quen thuộc trên truyền hình vào vai nam chính thái tử Lang Bá. Ảnh: Khuê Tú
Huyền tích một loại hoa được nhà viết kịch Lê Thế Song chuyển thể từ kịch bản chèo của soạn giả Lê Chí Trung. Đạo diễn Vũ Ngọc Minh, tác giả của nhiều vở chèo đương đại nổi tiếng đóng vai trò dàn dựng và chỉ đạo nghệ thuật. Tác phẩm cũng có sự tham gia của NSƯT Minh Thu trong vai trò hướng dẫn hát truyền thống.
Huyền tích một loài hoa kể về câu chuyện tình đẫm nước mắt giữa thái tử Lang Bá và cô gái miền sơn cước xinh đẹp Hoa Sim. Trải qua nhiều sóng gió, từ sự cản ngăn phía hoàng tộc, sự hãm hại của vua Quỷ và đồng bọn, Hoa Sim đã không thể ở bên người mình yêu.
Tình yêu của Lang Bá và Hoa Sim gặp nhiều sóng gió, bắt nguồn từ hãm hại của quý phi đương triều. Ảnh: Khuê Tú
Nhiều tình huống sân khấu được đẩy đến đỉnh điểm của cao trào như phân cảnh Hoa Sim tự vẫn vì bị Lang Bá nghi ngờ thất tiết hay khi Hoa Sim trở về với tấm vải màn che mặt để cứu mẹ của hoàng tử Phi Sơn- người đàn bà đã vu oan và đày ải nàng đi biệt xứ.
Thái tử Lang Bá bị đày ải nơi sơn cước trước khi được em trai là Phi Sơn đón về và trở thành hoàng thượng. Ảnh: Khuê Tú
Video đang HOT
Huyền tích một loài hoa là vở chèo có kết thúc buồn. Hoa Sim quyên sinh vì bị Lang Bá, lúc này đã là hoàng thượng, nghi ngờ là thông đồng với nữ quỷ để lừa dối bậc đế vương. Thân xác Hoa Sim sau khi chết mọc lên một loài hoa có màu tím như biểu trưng cho sự thủy chung, son sắc của nàng. Lang Bá sau khi hiểu tấm lòng trinh bạch của Hoa Sim đã vô cùng hối hận và đặt tên cho loài hoa ấy theo tên của nàng – hoa Sim.
Tác phẩm có kết thúc buồn khi Lang Bá và Hoa Sim không thể kết duyên. Ảnh: Khuê Tú
Tác phẩm gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu. Khi vua Quỷ đặt câu hỏi “Các người có biết tình yêu là gì không?”, không ai trong số bầy tôi của hắn có thể trả lời chính xác. Câu trả lời chỉ được tiết lộ khi vở chèo khép lại, đó là niềm tin và chân thành, tình yêu không thể tồn tại nếu có nghi ngờ.
Huyền tích một loài hoa sẽ chính thức ra mắt công chúng vào tối 22/1 tại Nhà hát chèo Kim Mã, Hà Nội.
Theo Zing
NSND Diễm Lộc: 'Danh hiệu, tiền tài đều là vật ngoài thân'
Với khuôn mặt phúc hậu, hai má hằn sâu lúm đồng tiền duyên dáng, "Súy Vân" của làng chèo nói bà không đặt nặng chuyện danh hiệu, tiền tài vì tất cả chỉ là vật ngoài thân.
Nói đến nghệ thuật chèo độc đáo của dân tộc, không thể không nhắc đến Diễm Lộc, một trong những "cây đa, cây đề", người đã thể hiện thành công nhiều vai diễn khó như nàng Châu Long đức hạnh, cao quý và cô Súy Vân đa đoan, nổi loạn. Ngoài ra, bà cũng một gương mặt quen thuộc với khán giả điện ảnh và truyền hình với vai bà Bơ trong "Nắng chiều" hay bà Chí trong "Mùa lá rụng".
Mặc dù được xem cây đại thụ của làng chèo nhưng mãi đến lần trao tặng danh hiệu nghệ sĩ lần thứ 8 vào ngày 10/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Diễm Lộc mới được vinh danh là Nghệ sĩ Nhân dân, khiến không ít người ngạc nhiên. Hỏi ra mới biết, những lần trước bà không có ý định làm hồ sơ, lần này là do các con bà thấy tiếc cho mẹ mà làm đơn xin xét tặng.
NSND Diễm Lộc là một cây đại thụ của sân khấu chèo.
Từ lâu rồi, tôi không còn tranh chấp
- Bà vừa chính thức trở thành Nghệ sĩ Nhân dân trong khi nhiều học trò của bà đã nhận danh hiệu này từ những lần vinh danh trước. Tại sao vậy?
- Tôi tâm niệm dù muốn hay không muốn thì con người ta sinh ra đều có số phận cả. Trên có trời Phật, xung quanh có gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò, do vậy, mình làm việc như thế nào, cống hiến ra sao mọi người đều biết cả. Tôi không buồn khi các em, các cháu học trò nhận danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân trước mình vì mọi thứ là tùy duyên.
Chữ duyên trong suy nghĩ của tôi được hiểu đơn giản thế này, cùng một đích đến, một con đường nhưng chúng ta không đi giống nhau. Người đi thẳng và may mắn thì đến nơi nhanh, còn người đi vòng với lối đi khó, vòng vèo, ngoằn ngoèo thì đến đích muộn hơn những người còn lại. Nhưng cuối cùng thì vẫn đến đích, vẫn được mọi người công nhận, như vậy là hạnh phúc lắm rồi.
- Trong những đợt xét tặng danh hiệu nghệ sĩ gần đây, làng chèo luôn có tranh cãi. Bà lý giải sao về điều này?
- Mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nhưng tôi nghĩ rằng danh hiệu, tiền tài đều là vật ngoài thân mà đi là vật ngoài thân thì đừng đặt nặng nó quá, lại càng không nên tranh cãi, đôi co làm gì. Khi biết một số em, cháu lên tiếng thắc mắc về việc chưa được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân mặc dù đã có nhiều năm cống hiến cho nghề. Thú thực, là tôi ngăn cản, tôi bảo rằng, người nghệ sĩ gìn giữ nghệ thuật truyền thống của dân tộc thì không nên làm như thế, cứ cống hiến, cứ đóng góp ắt sẽ được ghi nhận xứng đáng.
- Bà đã qua ngưỡng tuổi "xưa nay hiếm", theo bà, danh hiệu có ý nghĩa như thế nào với các nghệ sĩ lớn tuổi?
- Tôi nghĩ rằng, phong tặng danh hiệu giống như giao trọng trách cho người nghệ sĩ chứ không chỉ đơn giản là một phần thưởng. Hiểu như thế sẽ thấy danh hiệu trở nên tuy trân quý và quan trọng nhưng cũng rất gần gũi đối với hoạt động nghệ thuật hàng ngày. Người nghệ sĩ càng lớn tuổi các phải thấy rõ trách nhiệm của mình, đó là truyền đạt văn hóa dân tộc và hướng dẫn, chỉ dạy cho lớp trẻ.
Ngoài nghệ thuật chèo, bà còn ghi dấu ấn với nhiều vai diễn điện ảnh và truyền hình.
- Câu trả lời của bà hàm chứa nhiều triết lý của nhà Phật, phải chăng, ở tuổi này, bà không còn muốn tranh chấp với đời?
- Xung quanh chúng ta, ít người tử tế lắm, do vậy mình phải là người tử tế trước đã. Tôi tiếp nhận những thông điệp của nhà Phật từ lâu rồi, chứ không phải ở tuổi này tôi mới biết đến. Từ lâu rồi, tôi không còn muốn tranh chấp với đời để lấy danh vọng hay điều gì khác. Ngay cả việc chuẩn bị hồ sơ để xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân cũng là do con cái tôi làm.
Diễn viên trẻ hiện nay nhanh nhạy nhưng sốc nổi
- Là nghệ sĩ gạo cội của nghệ thuật chèo, đồng thời cũng là gương mặt quen thuộc trong các bộ phim truyền hình. Bà đánh giá như thế nào về lớp diễn viên trẻ hiện nay?
- Thực tâm, tôi rất yêu thế hệ diễn viên trẻ. Tôi thấy các em, các cháu nhanh nhạy hơn chúng tôi ngày trước, cũng có nhiều gương mặt tài năng và yêu nghề thực sự. Nhưng nhìn chung, các diễn trẻ trẻ còn sốc nổi, do vậy rất dễ dẫn đến sai sót. Tôi hiểu rằng, không có thế hệ đi sau thì nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống không thể phát triển được. Nhưng các em cần phải điều chỉnh một số thứ, đừng chạy như diều vì có thể sẽ đứa dây. Hơn nữa, cần phải làm những việc ý nghĩa, có chiều sâu, đừng "học ít chơi nhiều" và làm những điều hời hợt.
Tân Nghệ sĩ Nhân dân chia sẻ rằng, bà rất yêu mến người trẻ nhưng bà nhận thấy diễn viên trẻ hiện nay "học ít chơi nhiều".
- Theo bà, để vững bước trên con đường nghệ thuật, diễn viên trẻ hiện nay cần phải có những tố chất gì?
- Để theo đuổi nghiệp diễn, diễn viên trẻ cần phải rèn luyện, học hỏi và đặc biệt là tu dưỡng đức khiêm tốn. Nếu không làm như vậy thì khó mà tồn tại lâu dài được. Người nghệ sĩ, nếu "biết mình biết ta" và siêng năng trao dồi kỹ năng nghề nghiệp thì mới thành công và có chỗ đứng. Tôi mong các em, các cháu đừng cậy mình khỏe, mình trẻ mà làm những việc chưa chín chắn. Nghệ thuật là đại dương bao la, đâu phải cứ lấy sức trẻ ra là bơi được đến bờ, nhiều nguy cơ lắm.
- Ở tuổi này, hoạt động nghệ thuật của bà diễn ra như thế nào?
- Tôi vẫn đóng phim, vẫn diễn chèo, chưa bao giờ có ý định nhưng làm nghề. Chỉ cần đạo diễn hay nhà hát điện thoại là tôi đi ngay. Tôi cũng không quan trọng việc mình sẽ nhận được thù lao bao nhiêu, vì ở tuổi này, điều ấy không còn quan trọng. Từ nhỏ tôi đã học được tính rèn luyện, tôi không cho phép mình nghỉ ngơi, xao nhãng với nghệ thuật.
Điều quan trọng nhất với tôi ở thời hiện tại là giữ gìn tâm hồn nghệ sĩ. Tâm hồn trong người làm nghệ thuật quan trọng và cần thiết lắm. Tâm hồn là cái mình truyền cho thế hệ đi sau, cho lớp trẻ. Và sau này, lớp trẻ cũng lấy chính tâm hồn nghệ thuật ấy để truyền cho thế hệ sau nữa. Thế hệ diễn viên trẻ hiện nay rồi cũng phải trưởng thành và có gia tài của riêng mình chứ.
Theo Zing
Trà My không hối hận vì đi ngược lại lời trăn trối của chồng 15 năm chạy chữa mới sinh được con, được vài năm thì người chồng (nghệ sĩ cải lương Quản Trọng Bính) mà nghệ sĩ Trà My hết mực biết ơn mãi ra đi vì bệnh ung thư. 15 năm kiên trì nuôi hy vọng Trà My vốn là nghệ sĩ cải lương của Đoàn cải lương Thái Bình. Duyên hài đến với chị...