Sự tích con gái
Xưa kia ở tuốt trên trời/ Ngọc Hoàng Thượng ế thảnh thơi thấy buồn…
Ảnh minh họa
Sai bắt một con chuồn chuồn
Xịt vô 10 lít nước tương đem hầm
Bỏ vô một ký ớt bằm
Chanh chua 6 trái, me dầm 7 tô
Nước mắt cá sấu 8 tô
Dịu dàng chút xíu, 8 tô dữ chằn
Video đang HOT
Nêm thêm 9 chú lăng quăng
Mít khô, mít ướt, cằn nhằn, ghen tuông
Hai trăm (gr) nhõng nhẽo giận hờn
Mụn cám, mụn bọc, mụn cơm, mụn đề
Ngọc Hoàng hứng chí… hề hề
“Con này hoàn tất khỏi chê chỗ nào”
Sai Thiên Lôi lấy bột nhào
Bắc ẩu canh lửa, Nam Tào quạt than
Bỗng nhiên một tiếng nổ vang
Thế rồi “con ấy” nhẹ nhàng bay ra
Bèn đặt tên là “EVA”
Còn gọi “con gái” hay là “Cô em”
Theo Datviet
'Sự tích' bánh xèo vỏ miền Trung
Người miền Trung không ai xa lạ với món bánh xèo vỏ. Món ăn dân dã và mộc mạc này có thể ngăn cơn đói trong chốc lát, ăn đến ngán rồi mà vẫn thấy thòm thèm muốn ăn nữa.
Giản dị bánh xèo vỏ
Nghe kể rằng bánh xèo vỏ có nguồn gốc ra đời hết sức giản dị như cái tên của nó. Đó là những ngày mùa đông lạnh giá, mưa dai dẳng và người nông dân không thể ra đồng cấy cày, không ra vườn, xuống ao hái rau mà bắt tôm cá làm thức ăn, cũng không thể đi chợ vì trời mưa lạnh giá.
Vậy là họ lấy gạo đem xay thành bột, cứ thế mà thêm ít dầu, đổ vào làm thành từng cái bánh, ăn không với nước mắm cho qua bữa. Món bánh xèo vỏ ra đời từ đó.
Trong quá trình đúc bánh, khi bột được cho vào chiếc chảo tráng ít dầu đang nóng trên bếp lửa, thì có tiếng "xèo xèo" vang lên, nên bánh được gọi là "bánh xèo". Gọi là bánh xèo vỏ, vì bánh không có nhân, chỉ có độc một màu trắng tinh tươm từ gạo đã hòa lẫn với nước đem xay, và mang hình dạng tròn của chiếc chảo, bóng láng và thơm mùi dầu mỡ.
Lò đúc bánh
Bánh xèo vỏ có thể được dùng vào bữa nào trong ngày cũng được. Từ sáng, trưa, chiều, tối, cho tới khuya. Bánh được ăn cả ngày hè nóng nực lẫn ngày đông lạnh giá. Nhưng thú vị nhất, vẫn là được dùng bánh xèo vỏ vào những ngày cuối thu đầu đông, khi trời se se lạnh, hay trong một ngày mưa dai dẳng.
Thử tưởng tượng, thực khách ngồi xung quanh người bán, quanh chiếc lò nóng rực, nhìn từng muỗng bột được cho vào chảo kêu xèo xèo, và chỉ đợi một lát thôi, sẽ có ngay những chiếc bánh xèo trắng tinh, hơi vàng cạnh và nóng hôi hổi. Bạn sẽ xuýt xoa nuốt nước bọt khi gắp từng cái bánh.
Người nho nhã thì khẽ dùng đũa xé ra từng miếng nhỏ, người tự nhiên thì cứ thế dùng tay cuộn từng cái bánh với ít rau, chấm nước mắm và đưa vào miệng ăn ngon lành.
Bánh xèo vỏ phải ăn với mắm đục thì mới đúng điệu
Bánh xèo vỏ phải được ăn với mắm đục (còn gọi là mắm nêm) thì mới đúng điệu. Mắm làm từ cá cơm, hoặc cá biển nhỏ, chưa rã hết xác mà vẫn còn thấy con mắm. Trộn mắm với ít tỏi giã nhuyễn, ít ớt kim (loại ớt nhỏ và cay xé lưỡi), cho thêm chút đường, chanh, rồi đánh tất cả lên thành chén mắm sủi bọt, mùi thơm lừng quyến rũ. Nước mắm ấy, mà chấm với bánh xèo vỏ, ai một lần từng thử qua, thì sẽ nhớ mãi.
Bánh xèo vỏ có giá hết sức bình dân, nên mỗi khi ăn, thực khách phải ăn chừng chục cái trở lên. Và cũng vì khi ăn đến số lượng ấy, thực khách cũng đã có cảm giác no và bắt đầu ngán vị beo béo của dầu mỡ, của bột gạo, và vị cay cay của ớt, nồng của tỏi, mằn mặn lẫn ngòn ngọt của nước mắm. Nhưng cứ thử ngừng ăn, chừng một lúc sau, lại cảm thấy nhớ, thấy thèm, và muốn ăn nữa. Bánh xèo vỏ mộc mạc, giản đơn là vậy, nhưng không dễ quên đâu!
Theo MNMN
Sự tích cá sấu Ngày xưa cá sấu đâu phải như bây giờ,ai ngờ cá sấu trải qua quá khứ đau đớn thế. Thảo nào mà FA. Giả vờ tí. Sự tích cá sấu. Khó nhề... :)) Câu chuyện có thật. Tây Du Ký thời hiện đại. Mẹ ơi, mua quần áo mới đi mà. Để anh lo. Theo Datviet