Sự tích bánh chưng năm Nhâm Thìn
Tết đến ai cũng nhớ bánh chưng, bạn có biết vì sao bánh này có tên gọi như vậy?
Tại sao gọi bánh Chưng, bánh Tét?
Giải thích của cuốn sách “Tập tục ngày Tết”: Sở dĩ người ta gọi bánh Chưng là bởi nó tuy được luộc song vì nước không tiếp xúc với ruột bánh nên được gọi là “chưng” (hấp). Còn bánh Tét, khi gói người ta phải dựng đứng bánh rồi tét (vỗ) bên ngoài vỏ bánh cho đều nếp nên gọi là bánh… Tét.
Tuy nhiên cách giải thích này chưa được nhiều người đồng tình, bởi họ cho rằng nếu theo kiểu giải thích này thì chắc bánh Bò người ta phải… bò ra để làm hoặc là bánh phải to cỡ con bò. Rồi thì bánh Bao? Chắc người ta phải đi… bao… để nặn bánh?
*
* *
Bánh chưng wireless
Các nhà kinh doanh bánh trưng, bánh tét đang cảm thấy nguy cơ sụt giảm doanh thu ngày một rõ nét khi phong trào tự gói bánh chưng, bánh tét đang nở rộ thành mốt. Nhiều chị em tỏ ra rất hăm hở, làm để thể hiện với chồng, để dạy con một nét văn hóa Tết và để… giết thì giờ vì năm nay Tết được nghỉ nhiều. Nhiều chị còn “liên thủ” với nhau để gói và luộc chung. Mặc dù những chiếc bánh này “đùm” còn chưa đẹp, nhân đỗ thì xay nát toét bằng máy xay sinh tố, nhân thịt còn hơi mặn, luộc bằng nồi áp suất, đun bằng bếp ga…v.v…
Điểm độc đáo năm nay là đại đa số chị em sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ gói bánh, nhiều chị vừa gói vừa xem hướng dẫn trên mạng… Về kiểu dáng bánh nhiều chị cũng sẵn sàng chơi hàng “độc”, có những chiếc bánh được các “gừng nhân” (suýt thành nghệ nhân) thời @ ứng dụng công nghệ wireless, tạm dịch là gói bánh không cần dây lạt buộc, thậm chí có chiếc bánh còn được gói hình ngôi sao 5 cánh.
*
* *
Bánh chưng lạ
Cũng tương tự như bánh trung thu, bánh chưng Tết cũng ngày biến đổi đa dạng để phù hợp với thị hiếu của người dân. Bắt đầu từ bánh chưng cốm (bên trong bằng cốm hạt), bánh chưng đỏ (xôi gấc), bánh chưng đen (nếp cẩm), bánh chưng nhân… bánh chưng (hay còn gọi là bánh chưng chay). Năm nay trên thị trường còn xuất hiện thêm loại bánh chưng có nhân là dưa hành, giò lụa, bánh chưng sô-cô-la, cà phê, thậm chí có cả bánh chưng nhân gà rán KFC nữa.
Nhiều nhà văn hóa e ngại rằng cứ đà này thứ bánh cổ truyền dân tộc sẽ bị thất truyền, rồi đây người ta sẽ không phân biệt được đâu là bánh chưng, đâu là bánh đúc.
Theo DV
Táo Quân không cưỡi cá chép lên chầu
Vợ chồng nhà Táo đang chuẩn bị lên Thiên đình. Họ quyết định không dùng cá chép.
23, nhà Táo trầm ngâm
Đi gì lên đó gặp ông Ngọc Hoàng?
"Đúng bài đúng bản ta dùng
Cứ cá chép cưỡi ung dung ta chầu"
Táo bà sung sướng vỗ đầu
Nghĩ được cách ấy phải đâu người thường
Ông lớn nhếch mép: "Tầm thường!
Rõ là bà chẳng biết phương tiện gì
Cá chép ta vẫn quen đi
Nước sông ô nhiễm cá thì... chết toi
Như là năm trước đây thôi
Cá bị ngộ độc đánh rơi cả bà
Rõ là chẳng biết lo xa."
Ông bé đủng đỉnh: "Hay là
Sắm ngay xe máy cả nhà ta đi?"
Táo bà hoảng hốt một khi:
"Đừng dùng cách ấy bởi vì cháy xe
Hay ta làm chuyến taxi?"
"Gớm chưa, bà nó sẽ chi tiền à
Mà này, chuyện chẳng đâu xa
Cái nhà ở cạnh nhà ta vừa rồi
Cũng dùng cách ấy đi chơi
Taxi dù "chém", rụng rời đến nay."
"Hay là ta chuyển máy bay
Chưa ngồi ấm chỗ tới ngay thiên đình?"
"Không lưu kiểm soát linh tinh
Nhỡ chỉ sai hướng... Eo... kinh bỏ xừ."
"Nhà mình sẽ cưỡi ô tô
Không sợ mưa nắng, khỏi lo... hít mùi!"
"Cái gì? Ông nói lại coi!"
Táo bà tức giận, máu sôi đùng đùng
"Bạc, tiền tôi vẫn đang cầm
Chắt chiu mới đủ miếng ăn nhà mình
Thừa đâu mà sắm linh tinh
Hay là ông giữ cho mình quỹ đen?"
Ông lớn choáng váng ngã liền:
"Một xu tôi cũng chẳng quên đưa bà
Thực ra ý của tôi là
Mình bắt xe buýt chẳng là hay sao?"
"Này ông, thực tế xem nào
Đi xe buýt á? Làm sao kịp chầu.
Thời gian xe chạy đã lâu
Lại còn chen lấn từ đầu đến chân
Lại còn bỏ bến thoát thân
Lại chiếm diện tích mất phần người ta
Lại còn mắng chửi rất ngoa
Thôi thôi xe buýt, ông à, bỏ thôi."
Ông bé diễn giải một hồi
Táo bà thì vẫn cứ ngồi trâm ngâm:
"Xe buýt tiết kiệm muôn phần
Mình ngoan thì chắc chẳng cần ai la
Cứ đòi sướng tựa người ta
Trong khi tiền túi của ta xẹp rồi."
"Kệ ông bà đấy, riêng tôi
Không đi xe buýt lên chơi Thiên đình
Nhất là vị trí nhà mình
Rõ xa bến đợi, tình hình nghỉ thôi"
Ông lớn ngoác miệng ra cười:
"Làm gì có tuyến buýt trời nào ông
Hay là nhờ vả xe công?"
"Ối ôi, chớ dại đeo gông vào người"
Táo bà tỏ vẻ thức thời
Táo ông nín bặt: "Úi trời, suýt quên
Bây giờ mấy cánh phóng viên
Rất hay soi chuyện không nên đụng vào."
"Thế giờ ta phải làm sao?
Bắc Đẩu đang đợi, Nam Tào đang mong
Ngọc Hoàng ra ngóng vào trông
Làm sao tấu chuyện lên ông bây giờ?"
Cả nhà Táo lại thẫn thờ
Giao thông khốn khổ, bây giờ làm sao?
*
Tiện đây có độc giả nào
Bày cho nhà Táo cách nào "thượng thiên"
Hay cách gửi bản tấu lên
Rồi về dự lễ tất nên cùng Cười!
Theo VNE
Tết Nhâm Thìn, kể về các bà Táo Tại sao Táo bà không được lên báo cáo? Tại sao hàng năm chỉ có ông Táo lên dâng sớ báo cáo Ngọc Hoàng mà không phải bà Táo? Mọi chuyện đều có căn nguyên của nó. Thứ nhất bà Táo là phụ nữ nên cũng có tật buôn dưa lê, bán dưa chuột, chuyện nọ xọ chuyện kia, dây cà ra dây...