Sự thực về “tòa án” man rợ nhất lịch sử nhân loại
Sainte-Vehme là “tòa án” man rợ được thành lập bí mật ở Đức, chuyên xét xử tội phạm bằng những kiểu nhục hình hãi hùng trong lịch sử nhân loại.
Tòa án bí mật trên thực chất là hội kín Sainte-Vehme, được thành lập tại Westphalia vào thế kỷ thứ XIII. Tên của nó trong tiếng Hà Lan có nghĩa là hợp tác hay hiệp hội. Nó tồn tại từ đó đến cuối thế kỷ XVIII.
Sự ra đời của hội kín Sainte-Vehme có nhiều điểm trùng khớp với thời kỳ hỗn loạn sau cái chết vào năm 1250 của Hoàng đế Đức thời đó là Frederick II. Sau đó là sự ra đi của vua Conrad IV xứ Hohenstaufen năm 1254 khiến cho tình hình chính trị càng trở nên hỗn loạn. Bởi lẽ, vua Conrad IV là người đứng đầu hoàng gia trị vì đất nước cuối cùng trong gia tộc. Cái chết của hai vị quân vương trên đã dẫn đến thời kỳ “vô chính phủ”, không có người đứng đầu cai quản trong suốt 20 năm tiếp theo. Các chuyên gia gọi đó là thập niên “Đại khuyết ngôi”. Hàng loạt những cuộc tranh giành quyền lực đẫm máu đã xảy ra vào thời điểm này.
Trong số những người tranh giành quyền lực thời đó có hoàng thân Guillaume xứ Holland, Richard xứ Cornwall và Alphonse X vùng Castilla. Họ được cho là những đối thủ mạnh nhất. Mỗi người đều có lực lượng hậu thuẫn cho phe mình là những tầng lớp thuộc giới quý tộc.
Trong bối cảnh hỗn loạn do không có sự cai trị nghiêm minh của bậc đế vương, những quý tộc sở hữu nhiều đất đai thời đó trở nên “rảnh tay rảnh chân” hơn. Họ thực sự độc lập về mặt chính trị.
Tuy nhiên, mỗi thành phố đều đặt ra những luật lệ nhằm đảm bảo tự do và quyền lợi cho tầng lớp quý tộc, tư sản. Đồng thời, họ cũng hủy bỏ những quy định của triều đình đã ban hành trước đó.
Hoàng đế Đức Frederick II qua đời năm 1250 khi chưa thực hiện xong kế hoạch thống nhất các vương quốc. Cũng vào năm này, những vị quận công của các vương quốc và thành phố đã gây ra một trận “mưa máu, gió tanh” khắp thiên hạ. Họ chiến đấu chống lại nhau nhằm mở rộng phạm vi lãnh thổ và sức mạnh quyền lực của mình.
Cùng với đó, quan hệ giữa đế chế hoàng gia và Tòa thánh cũng chuyển biến xấu dần. Đây không phải là sự kiện xảy ra vào thời điểm các vị vua mới qua đời mà đã nhen nhóm từ thời vua Frederick II trị vì. Hai thế lực đó luôn ganh nhau để giành quyền kiểm soát. Roma đã tìm đủ mọi cách để lật đổ nhà nước của hoàng đế Frederick II. Vào năm 1268, Tòa thánh đã ra lệnh cho lực lượng của mình truy sát và chém đầu cháu trai vị hoàng đế trên. Đây được coi là cuộc truy giết “nhổ cỏ tận gốc” những thân thích của hoàng gia Đức, không cho thế lực này có cơ hội gây dựng lại sự nghiệp.
Hội thánh Sainte-Vehme được thành lập và nhân danh Tòa thánh La Mã lẫn Đế quốc La Mã thần thánh. Tuy nhiên, nó lại “đá phăng” cả hai lực lượng trên ra khỏi tòa án bí mật.
Trụ sở chính của hội kín Sainte-Vehme được đặt tại thành phố Dortmund. Tuy nhiên, hội này cũng thành lập các “chi nhánh” của mình tại những địa phương khác. Hội đồng xét xử gồm 14 thẩm phán, trong đó có 7 người thuộc tầng lớp quý tộc, 7 người thuộc tầng lớp thị dân (đều là nam giới).
Tòa án bí mật Sainte-Vehme đã sử dụng những phương pháp tra tấn man rợ, khiến nhiều phạm nhân thiệt mạng trước khi nghe phán quyết.
Video đang HOT
Mặc dù, tòa án này có những thành viên tham gia hội đồng xét xử rất công tâm và muốn duy trì hòa bình, công lý và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng không phải tất cả. Một số người tham gia chỉ vì muốn bảo vệ bản thân và gia đình mình không bị hội kín Sainte-Vehme “động thủ”.
Những thành viên trong Sainte-Vehme sẽ thay mặt cho công lý xét xử các loại tội phạm như những kẻ gây thiệt hại cho Cơ đốc giáo (gồm những người ngoại giáo, phù thủy, dị giáo, hay những hành động phá hoại nhà thờ, nghĩa trang..); tội phạm cướp của, hãm hiếp, đánh nhau, ngoại tình, giết người…; gây ảnh hưởng đến lợi ích của hội kín Sainte-Vehme như tiết lộ bí mật của họ. Những phạm nhân bị hội kín bí mật này bắt giữ thường chết trong quá trình tra khảo trước khi được nghe phán quyết.
Phương pháp tra tấn phạm nhân của Sainte-Vehme rất tàn bạo, khiến người dân thời đó khiếp sợ mỗi khi nghe đến tên của nó. Các phiên tòa xét xử và bản án không được công bố ra bên ngoài. Tất cả đều được giữ bí mật tuyệt đối.
Những hình thức tra khảo phạm nhân căn cứ theo mức độ phạm tội của mỗi người. Đối với những người phạm tội vặt như trộm cắp, đánh nhau, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác… thì chỉ cần nộp tiền phạt “kếch xù” là có thể dễ dàng thoát tội.
Tuy nhiên, những người phạm tội nặng như giết người, làm lộ bí mật của tòa án bí mật… có thể sẽ bị xử tử. Hội đồng xét xử sẽ áp dụng những hình thức tra tấn vô cùng dã man, tàn bạo đối với những người phạm tội như trói họ vào bánh xe rồi châm lửa thiêu. Thêm vào đó còn có hình thức dùng những thanh gỗ kẹp kéo căng tứ chi của phạm nhân hay dùng lửa áp sát vào cơ thể họ, dìm vào nước….
Một trong những nhục hình tàn bạo mà Sainte-Vehme sử dụng là đưa những tội phạm đã bị kết án xuống một đường hầm. Ở đó, họ đặt sẵn pho tượng rỗng có hình Đức Mẹ đồng trinh. Họ gọi đó là pho tượng nhưng thực chất lại là quan tài dành cho phạm nhân. Chúng được thiết kế đặc biệt với chi chít đinh sắc nhọn, dài ở bên trong. Những chiếc đinh này sẽ xuyên qua cơ thể phạm nhân khi chiếc quan tài bị đóng lại. Sau khi phạm nhân đã chết trong đau đớn và cơ thể không còn nguyên vẹn, nhân viên tòa án bí mật Sainte-Vehm vứt những thi thể ấy ra dòng sông gần đó.
Hội kín Sainte-Vehme bắt đầu suy yếu quyền lực kể từ thế kỷ XVI do chính quyền của hoàng đế Maximilien I và hoàng đế Charles-Quint đã khôi phục được quyền thế như trước. Họ có những hành động cứng rắn nhằm củng cố sức mạnh của hệ thống chính trị, quân đội và áp chế tòa án bí mật trên. Chính quyền hoàng gia Đức đã xóa xổ hoàn toàn hội kín này vào cuối thế kỷ XVIII, chấm dứt sự tồn tại của hội chuyên dùng nhục hình man rợ để tra khảo tội phạm gần 5 thế kỷ tại quốc gia này.
Theo vietbao
Hoa hậu bán dâm ngồi tù 30 tháng: Quá nhẹ?
Theo Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội), hình phạt mà TAND TP HCM áp dụng đối với bị cáo Võ Thị Mỹ Xuân là tương xứng với tính chất mức độ hành vi mà bị cáo đã gây ra...
Hoa hậu Võ Thị Mỹ Xuân tại phiên xét xử. Ảnh Infonet
Ngày 27/6 vừa qua, vụ án TAND TP HCM đã mở phiên tòa xét đường dây chuyên môi giới mại dâm các hoa hậu, hoa khôi, người mẫu, với giá từ vài trăm đến vài ngàn USD. Theo đó hoa hậu Võ Thị Mỹ Xuân bị truy tố ở khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù cho hành vi "môi giới mại dâm".
Trước đó, nhiều thông tin dự đoán, Mỹ Xuân phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất. Tuy nhiên, tại phiên xét xử, hoa hậu Mỹ Xuân được tuyên án thấp hơn khung hình phạt khởi điểm. Có ý kiến cho rằng mức án dành cho Mỹ Xuân là chưa thỏa đáng, bởi hành vi của bị cáo là nguy hiểm, là nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội...
Để làm rõ vấn đề này, VnMedia đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn Luật sư Hà Nội).
Luật sư đánh giá như thế nào về phiên tòa xét xử đường dây chuyên môi giới mại dâm các hoa hậu, hoa khôi, người mẫu vừa qua?
Đây là phiên tòa xét xử công khai đã được TAND TP HCM chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ khâu chuẩn bị xét xử đến khi kết thúc phiên tòa. Tòa án đã đảm bảo được yêu cầu tranh tụng theo đúng tinh thần cải cách tư pháp của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị.
Khi quyết định hình phạt, tòa án đã căn cứ vào qui định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho một bộ phận những người đẹp, hoa khôi đừng vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ nhân phẩm danh dự rồi sau đó bị xã hội lên án, gia đình bị ảnh hưởng,...Hãy sống và làm việc bằng chính sức lao động hợp pháp của mình.
Nhiều ý kiến cho rằng, mức án dành cho bị cáo Võ Thị Mỹ Xuân là chưa thỏa đáng, bởi hành vi của bị cáo là nguy hiểm, là nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội. Ý kiến của luật sư về vấn đề này?
Tôi cho rằng mức hình phạt 30 tháng tù giam mà TAND TP HCM áp dụng đối với bị cáo Võ Thị Mỹ Xuân là tương xứng với tính chất mức độ hành vi mà bị cáo đã gây ra trên cơ sở đánh giá toàn diện bản chất hành vi phạm tội của bị cáo như: nguyên nhân điều kiện hoàn cảnh phạm tội của bị cáo, vị trí vai trò của bị cáo trong vụ án, nhân thân, hoàn cảnh gia đình, thái độ ăn năn hối cải, thành khẩn khai báo, khắc phục hậu quả,...
Khi quyết định hình phạt đối với bị cáo Mỹ Xuân, Tòa đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ về tính chất mức độ hành vi cho bị cáo và các tình tiết giảm nhẹ khác được qui định tại Khoản 1 Điều 46 BLHS: "Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải" và Khoản 2 Điều 46: "gia đình có công với cách mạng, phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, bị cáo bị rủ rê lôi kéo, phạm tội với vai trò đồng phạm giản đơn..."
Mặt khác, tài Điều 47 quy định: "Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ qui định tại khoản 1 điều 46 của Bộ luật này, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã qui định nhưng phải trong khung liền kề nhẹ hơn của điều luật..."
Chính vì thế, bị cáo Mỹ Xuân mới được hưởng mức án 30 tháng tù giam là thấp hơn khung hình phạt khởi điểm của khoản 2 điều 255 BLHS mà VKSND TP HCM đã truy tố.
Trong trường hợp này khi tòa án quyết định hình phạt 30 tháng tù giam thì cũng có cơ sở để xem xét áp dụng thêm điều 60 BLHS về án treo.
Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần thiết phải bắt chấp hành hình phạt tù, thò tòa án có thể cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm".
Bị cáo Võ Thị Mỹ Xuân có thể làm Đơn kháng cáo xin hưởng án treo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa tuyên án. Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM sẽ xém xét và quyết định.
Về ý kiến cho rằng của bị cáo là nguy hiểm, là nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, tôi cho rằng: bất cứ tội phạm nào thì trước hết phải là là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong BLHS chứ không riêng tội môi giới mại dâm.
Nếu nói tội môi giới mại dâm là nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội thì cũng chưa hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ xã hội có cung mới có cầu. có người bán mới có người mua hoặc ngược lại. Nó chỉ là một trong nhiều nguyên nhân phát sinh tệ nạn xã hội. Ngoài hành vi môi giới mại dâm ra thì còn nhiều hành vi khác nghiêm trọng hơn trực tiếp phát sinh ra các tệ nạn, gây mất trật tự xã hội ví dụ như: ma túy, cờ bạc...
"Môi giới mại dâm" bị xử phạt tù, còn "bán dâm" chỉ bị xử phạt hành chính. Theo luật sư, việc "bán dâm" có nên quy định là tội và phải chịu trách nhiệm hình sự?
Hành vi bán dâm không được coi là tội phạm cho nên hành vi mua dâm cũng không là tội phạm (trừ trường hợp mua dâm gười chưa thành niên theo qui định tại điều 256 BLHS). Nhà nước ta chỉ dừng lại mức độ xử phạt hành chính đối với người có hành vi mua, bán dâm.
Theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam thì không coi người bán dâm là tội phạm.
Từ phiên tòa xét xử cho thấy, một bộ phận giới trẻ vì ham tiền mà bán rẻ nhân cách. Có cách nào ngăn chặn và luật sư có ý kiến gì về điều này?
Cũng rất khó có thể ngăn chặn lại tội phạm này đang có xu hướng gia tăng trong thời gian qua khi mà Nhà nước đã có những chính sách nới lỏng qui định với người bán dâm.
Theo tôi, quan trọng hơn cả vẫn là ý thức về nhân cách của mỗi người. ý thức này nó còn phụ thuộc vào nền tảng giáo dục của bản thân và tự ý thức về bản thân về cuộc sống.
Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho những người hoạt động trong các lĩnh vực "nhạy cảm" như: người mẫu thời trang, các cơ sở dịch vụ lưu trú, nhà nghỉ, quan bar, vũ trường, xông hơi... Và các cơ quan chức năng phải thường xuyên kiểm tra định kỳ chấp hành các qui định của pháp luật đối với các tổ chức hoạt động kinh doanh nhạy cảm này.
Theo vietbao
27 năm sau thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại Chernobyl (Ukraine) vẫn hoang vắng đến lạnh người sau 27 năm xảy ra vụ nổ nhà máy hạt nhân kinh hoàng. Bụi phóng xạ đã lan rộng ra lãnh thổ Nga, Đông Âu và Tây Âu, Anh, Mỹ khiến không khí bị ô nhiễm. Khu vực Ukraine, Belarus, Nga bị bị ảnh hưởng nặng nề, gần 400.000 người phải sơ tán để tránh...