Sự thực về những nhóm bạn tự xưng là… “Phi đội cá tính”!
“Tôi tinh tế, tôi tài năng, không ai giỏi bằng tôi và đừng hòng chê tôi”… Đó là slogan của những xì tin lập thành “đội” tự cho mình là tài giỏi, cá tính và có sở thích “dìm” người khác để nâng cấp bản thân.
“Tôi tài năng”
Cá tính là điều không thể thiếu, và là điểm nhấn để người trẻ thể hiện mình trong nhiều lĩnh vực, cả đời sống lẫn nghệ thuật. Mảng truyền thông dành cho teen như báo chí, những cuộc thi… chính là nơi giúp teen thể hiện tài năng một cách hoàn hảo, cũng là nơi bạn nhận ra điểm yếu của mình, nhân tiện trau dồi và điều chỉnh thêm kiến thức. Thế nhưng, có những xì tin lại không thích người khác soi mói vào “tác phẩm” của mình, đối với họ, đã xuất hiện lên báo chí, “có chút tiếng tăm” thì đã là tài giỏi rồi. Họ tự nhận mình là “ Phi đội cá tính”, tài năng không ai sánh kịp vì quá giỏi giang (!?).
X (sn1991) là nhiếp ảnh nghiệp dư, yêu thích chụp ảnh và cũng vài lần tự chụp để cho ra đời vài bộ ảnh thời trang. Chưa “đầu quân” cho tờ báo nào, X mới chỉ gửi ảnh về các tạp chí, báo mạng để quảng bá tên tuổi nhiếp ảnh mới vào nghề. Thế nhưng, cô nàng này lại có một tính cách dễ khiến người khác phải “sợ”, đó là lúc nào cũng nghĩ rằng mình tài năng và chẳng mấy khi chịu nghe người khác góp ý. Và để “nhấn mạnh” sự tài năng của mình, X chơi với một hội cũng toàn những xì tin cá tính tài giỏi (tự nhận) để mọi người cùng tâng bốc, bênh vực lẫn nhau.
Mới đây, X gửi về báo P một bộ ảnh nhân vật. Kỹ thuật còn kém, góc chụp chưa đẹp, bộ ảnh nhận được những nhận xét của một số người trong nghề, phân tích những điểm chưa được và order X chụp lại một bộ khác tốt hơn. Nhưng điều này trở thành “cú sốc” đối với X, X cho rằng những người nhận xét đó chẳng biết cái gì, chỉ hơn một chút kinh nghiệm mà đã “to còi” chê bai, cô nàng chẳng quên kéo theo “phi đội cá tính” của mình, nói bóng nói gió “đàn anh” kia trên mạng.
“Tôi tinh tế, tôi tài năng, không ai giỏi bằng tôi”… là slogan của những “phi đội cá tính” (Ảnh minh họa)
Xung quanh chỉ toàn “phi đội” tung hô, không một ai nói thẳng sự yếu kém trong nghề và những kỹ thuật tất yếu để trở thành nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Thế là X cứ được mặc nhiên sống trong sự “ảo tưởng” về tài năng của mình.
“Tôi tinh tế”…
Video đang HOT
Sau khi tự nhận mình giỏi giang, những phi đội kiểu này chuyển sang đi soi mói và chê bai người khác. Mục đích duy nhất là “dìm hàng” những ai rơi vào tầm ngắm, cốt để nâng cao bản thân lên. Đi chê người khác thì rất giỏi, nhưng đố ai chê được họ 1 câu. Thế mới hài hước!
Một hội tự cho mình là giỏi giang nên có quyền dè bỉu những ai “thấp kém” hơn, gồm những xì tin sinh năm 1993 đến 1989, từng tham gia một cuộc thi nhỏ đã gây ồn ào trong cộng đồng teen vì sự “tinh tế” của mình. Và T.L (sn1990) trở thành nạn nhân của cả “phi đội” sau khi tên tuổi của cậu nổi phần phật trong làng thời trang dành cho teen. Chẳng quen biết gì nhau nhưng hội này rất hay chê bai, “dìm hàng” L bằng những nhận xét mà theo họ là “Chỉ có tinh tế như chúng tôi mới thèm góp ý cho cậu đấy”.
Mỗi khi tác phẩm có L tham gia dàn dựng lên trang tạp chí, là y như rằng “phi đội” nhảy vào comment “dìm hàng” bằng mọi giá, nhận xét gay gắt và chê bai đủ kiểu. Một trong những nhân vật “tinh tế bậc thầy”, là N.Q (sn1989). Không hiểu L trót làm gì “nên tội” để Q ghét đến thế, mà Q luôn dùng những từ ngữ gay gắt nhất chê L. Nào là “dựng bài xấu hoắc”, “mù nghệ thuật còn làm thời trang”, rồi bất cứ chỗ nào có sự xuất hiện của L là N.Q cùng cả “phi đội” hùa nhau nói xấu khiến stylist N.L nhiều phen phải nóng mặt.
Rốt cuộc có gì đâu, chỉ là “con gà tức nhau tiếng gáy”, tại L thành danh và có nhiều tác phẩm lên báo hơn các thành viên trong “phi đội cá tính” mà thôi!
Nhưng sự thực là…!
Nhiều bạn từng bị “phi đội cá tính” cho vào “tầm ngắm” đều cảm thấy khó chịu với cách thể hiện quá lố của các xì tin này. Tuổi đời còn trẻ, tài năng có hạn nhưng họ lại rất hay tỏ ra “nguy hiểm” với người khác. Có lẽ, tàn dư của lần tham gia cuộc thi nhỏ ngày nào, đã khiến các thành viên trở nên tự mãn. Tuy đanh đá như thế, nhưng lại ít thành viên nào dám đứng một mình mà chê. Lúc nào cũng phải đi theo “phi đội”, hùa nói theo nhau! Đó chính là điều khiến người khác khó chịu nhất!
Hương Nhi, một độc giả hay theo dõi các bài thời trang trên báo, từng xem qua bài của X nói trên cho biết, bạn ấy cũng đã từng góp ý X điều chỉnh lại ánh sáng bộ ảnh, nhưng vừa mới góp ý thì X đã kéo theo phi đội của mình vào “alôxô” comment đập lại, còn chửi Nhi là “mù màu” nữa. Quá choáng, từ sau Nhi chỉ dám “kính nhi viễn chi”, không dám nhận xét hay góp ý gì thêm. Tuy nhiên, “Nếu chỉ có một mình bạn ý thì chắc bạn ý cũng chẳng mạnh miệng đến vậy đâu”, Nhi khẳng định.
Sự thực đằng sau những “phi đội cá tính”, chính là thói hùa theo “dìm hàng” người khác để tâng bốc bản thân. Việc nhầm lẫn giữa “cá tính” và “tài năng”, “tinh tế” đã khiến những xì tin sống theo hội kiểu này cứ dần chìm xuồng về cả văn hóa lẫn nghệ thuật.
Những teen quá "ảo tưởng" vào bản thân
Sống có hoài bão, ước mơ là một điều rất tốt. Nhưng rất nhiều teen rơi vào hụt hẫng vì ước mơ quá xa vời thực tế. Số khác lại đặt cho mình những ước mơ vượt tầm tay, đến khi không đạt được thì lại hụt hẫng, thất vọng.
Ảo tưởng về bản thân dẫn đến thất vọng
Một sự thật là những teen giỏi thường ảo tưởng và kì vọng vào bản thân nhiều hơn những teen khác. Nguyên nhân là những bạn ấy thường nhận được nhiều lời tán dương của mọi người. Khi đó, teen thường cho rằng mình giỏi giang và có khả năng thực hiện được mọi việc.
Thu Thảo, 16t chia sẻ: "Mình có thằng bạn thân học rất giỏi. Do nó quá giỏi như thế nên từ nhỏ bố mẹ và gia đình kì vọng vào hắn rất nhiều. Hắn luôn tự đặt cho mình những mục tiêu và những áp lực lớn. Đích nhắm của hắn rất xa xôi nên mỗi khi có gì không đạt được (dù đối với mình thì chẳng sao) nhưng hắn lại suy sụp rất lớn. Mình khuyên nhiều lần những tính hắn vẫn cứ thế thôi".
Không chỉ những teen giỏi mới bị trượt ngã, hụt hẫng. Một số teen không biết lượng sức, cứ luôn cho rằng mình giỏi, đặt mục tiêu quá cao, trong khi sức có hạn. Đến lúc kết quả không được như mong muốn cũng dễ bị rơi vào tình trạng hụt hẫng.
Như cô nàng tên Ngọc Thảo 17 tuổi, Ngọc Thảo có vẻ ngoài khá xinh xắn, dễ nhìn. Thế nên lúc nào Thảo cũng nghĩ rằng mình đẹp không ai sánh được. Thảo luôn tỏ ra coi thường những bạn nữ khác. Trong cuộc thi nào cô bạn cũng tự tin rằng "Mình không thể thua". Thế nhưng, vỏ quýt dày có móng tay nhọn. Khi tham dự những cuộc thi lớn mang tính quốc gia, Thảo không còn đạt được những vị trí mà cô nàng thường cho rằng là của mình.
Chuyện những cô nàng tự tin quá về nhan sắc, hay tài năng của mình không còn là mới. Thế nhưng nó vẫn cứ tồn tại ngổn ngang. Teen tự nâng mình lên quá cao thì dễ hụt chân trên những bước nhắm của mình.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ép mình làm việc quá công suất
Khi không đạt được mục tiêu, nhiều teen dồn ép bản thân mình làm việc vượt công suất. Như cậu bạn tên H (trường THPT Nguyễn Thượng Hiền) là một ví dụ. Khi H được trường cử đi tham dự cuộc thi học sinh giỏi Hóa cấp quận. Thay vì trung bình một ngày dành ra 8 tiếng để ngủ, còn lại là học. Thi đến, cả thời gian ngủ cậu bạn cũng rút ngắn còn 3 tiếng. Kết quả là đến ngày gần thi H bị bão hòa và đuối sức. Trước hôm thi 1 ngày, H ngã ngay trong lớp học và phải đưa vào bệnh viện truyền nước biển.
Hay một số bạn du học sinh lại rất hay mắc phải chuyện này. Có nhiều học sinh chỉ có sức học trung bình, khả năng anh văn cũng còn hạn chế nhưng lại muốn học nhanh nên đăng kí thật nhiều môn học nhằm rút ngắn thời gian. Hậu quả là khi ôm đồm quá nhiều, vào lớp lại không hiểu giáo viên nói gì. Không đủ thì giờ làm bài, học bài, ăn uống nghỉ ngơi, cộng thêm nỗi buồn và cô đơn, nhiều bạn thực sự bị căng thẳng và thể xác cũng "tiêu tàn". Vậy mà đôi khi kết quả cũng chẳng được như mong đợi.
Kiệt sức với việc quá tải, nhiều teen không thể tiếp tục con đường của mình. Thậm chí, có nhiều trường hợp teen rơi vào tình trạng bị "stress" nặng nên lúc nào cũng khó chịu với những người xung quanh. Khi bị "stress", các teen thường cảm giác cô quạnh và mất dần đi định hướng của mình. Đó là chưa kể đến việc khi đó, tinh thần teen vô cùng mệt mỏi, làm việc gì cũng không hiệu quả. Thậm chí, nhiều teen bị ám ảnh với chính bản thân mình đến mức đi ăn, đi ngủ cũng vẫn không yên.
Chẳng riêng chuyện học hành, trong công việc và trong cuộc sống cũng vậy, nhiều teen khi ép mình làm những công việc không phù hợp dễ khiến teen đi theo một hướng sai. Như cô bạn T, 18 tuổi, vừa tốt nghiệp lớp 12, T đã xin đi làm trong một công ty địa chất. Vốn không giỏi trong lĩnh vực này, nhưng tham công tiếc việc, lại phải đi học ôn thi đại học, nên T làm cả hai việc đều không hiệu quả. Cô bạn làm được hơn 1 tháng thì nhận ra mình không phù hợp với công việc này. Lúc đó quay sang cố ôn luyện thi đại học cũng không còn đủ thời gian nữa.
Hãy lượng sức mình
Cố gắng và đặt tầm nhắm quá xa hoàn toàn khác nhau. Cố gắng là teen nỗ lực hết khả năng của mình nhưng không phải ép mình phải thực hiện cho bằng được rồi hụt hẫng.
Bất kì việc gì, teen cũng cần làm việc theo khoa học chứ không phải tự nhắm cho mình và đặt những mục tiêu mà... chẳng biết "hên xui thế nào"?
Thành công trong cuộc sống cũng phụ thuộc vào nhiều lí do. Nhưng một điều tất yếu là ham thích luôn phải đi kèm với khả năng. Chỉ ham thích mà thực tài không có thì chẳng khác gì là lấy trứng chọi đá.
Theo PLXH
"Level chém gió kinh dị" của teen thời nay Khả năng "chém gió" của một vài xì tin bây giờ đã không còn dừng ở những câu chuyện trà đá vỉa hè, mà được "nâng cấp" thành đánh bóng hoàn toàn về bản thân với những chi tiết "ảo" không kém phim giả tưởng. Google - chọn ảnh - thành "thiếu gia"! Một vài xì tin bây giờ, đã bỏ xa những...