Sự thực Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long
Giai thoại võ sư kiêm diễn viên Lý Huỳnh thách đấu vua kungfu Lý Tiểu Long luôn là một dấu hỏi lớn.
Năm 1972, cả làng võ cũng như làng điện ảnh Sài Gòn chấn động bởi thông tin: Võ sư kiêm diễn viên điện ảnh Sài Gòn Lý Huỳnh thách đấu “ông vua kungfu Hồng Kông” Lý Tiểu Long.
Danh tiếng của Lý Tiểu Long chấn động năm châu thì ai cũng biết rồi, vậy mà một võ sư gần như vô danh trên bình diện quốc tế như Lý Huỳnh lại dám vuốt râu hùm. Thế nhưng sự thật lại hoàn toàn chỉ là chiêu bài bán báo của một số tờ báo đang đói khách tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
“GIÀ TRE” ĐÒI TỈ THÍ “VUA KÙNGU”
Lý Huỳnh tên thật là Lý Kim Tuyền, sinh năm 1942 (tuổi Nhâm Ngọ) tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Thưở nhỏ, Lý Kim Tuyền thọ giáo Thiếu Lâm Nam phái với lão võ sư Hai Yến, một cao thủ Triều Châu lưu lạc sang Chợ Lớn. Sau đó Lý Huỳnh theo học môn quyền Anh với sư phụ Huỳnh Tiền. Các võ sĩ lò Huỳnh Tiền đều được sư phụ ghép chữ “Huỳnh” vào tên riêng như Vũ Huỳnh, Hiệp Huỳnh, Rémy Huỳnh… nên ông cũng lấy biệt danh Lý Huỳnh.
Võ sư Lý Huỳnh trong một buổi trình diễn võ thuật trước 1975, ảnh tư liệu
Trong đời võ sĩ (1965 – 1974), Lý Huỳnh thượng đài 12 lần, với 8 trận thắng, 3 thua, 1 hòa. Qua thành tích trên cho thấy thành tích thi đấu võ đài của Lý Huỳnh chẳng là gì nếu đem so với sự nghiệp lẫy lừng của các đàn anh như Nguyễn Phi Hoàng ( Chà Và Hương), Kinh Kha, Long Mousse (Đới Văn Quý)… cho nên chẳng hiểu động lực nào đã thúc đẩy “gà tre” Lý Huỳnh tự tin cất tiếng “gáy” đòi tỷ thí võ công với “ông vua kungfu” ở tận Hồng Kông?
Lý Tiểu Long ( Bruce Lee) tên thật là Lý Chấn Phiên, sinh năm 1940 tại San Francisco, bang California (Mỹ). Từ nhỏ đã học Thái Cực quyền từ cha, 14 tuổi theo học Vịnh Xuân quyền với sư phụ Diệp Vấn. Năm 18 tuổi (1958) thượng đài và đánh bại võ sỹ David Kefield – 3 năm liền vô địch quyền Anh Hồng Kông. Anh còn nghiên cứu và khổ luyện nhiều môn võ như taekwondo, judo, karatedo, quyền Anh, quyền Thái, aikido, sau đó dung hòa các môn võ đó lập thành môn phái Triệt Quyền đạo.
Dù chỉ có chiều cao khiêm tốn 1,73m (cao hơn Lý Huỳnh 5cm) và nặng 65kg nhưng Lý Tiểu Longsở hữu một “body” cực chuẩn, triệu người mới có một. Ngược lại, Lý Huỳnh to ngang, nặng cân hơn (năm 1972 – thời điểm thách đấu Lý Tiểu Long, Lý Huỳnh cân nặng 74kg) vì thế di chuyển xoay trở luồn lách khá chậm và nặng nề!
Tạp chí “Black Belt” (Huyền đai) ghi rõ: Tốc độ ra đòn của Lý Tiểu Long là 5/100 giây trong khoảng cách chỉ 1m! Ông còn từng là thầy dạy võ cho các “huyền đai nhất, nhị đẳng” karatedo, taekwondo như Steve McQueen, James Coburn, Lee Marvin…
Giai thoại “Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long” bắt nguồn từ lúc hãng Mỹ Vân khởi quay bộ phim võ thuật “ Long hổ sát đấu” vào năm 1972 (hợp tác với Hồng Kông, do võ sư Hàn Anh Kiệt chỉ đạo võ thuật), trong phim Lý Huỳnh vai Hổ, Trần Quang vai Long. Khi phim đang quay thì cùng lúc hàng chục tờ báo lá cải tiếng Hoa và Việt đồng loạt giật tin to đùng trên trang nhất “Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long!” gây xôn xao dư luận và làng võ lúc bấy giờ.
Ký giả Nam Anh (người tự xưng chưởng môn phái Vịnh Xuân tại Việt Nam) tung hô Lý Huỳnh trên bán nguyệt san “Võ Thuật”: “Thấy Lý Huỳnh tung một lượt 8 cú đá, gọi là Liên hoàn bát cước, đạo diễn Hàn Anh Kiệt trầm trồ thán phục. Ông này cho biết: Trình độ võ thuật của Lý Tiểu Long chỉ có thể đá được cùng lúc 3 cước mà thôi nên có biệt danh “ Lý tam cước”, tài năng cỡ Lý Huỳnh đã vượt xa Lý Tiểu Long!”.
Video đang HOT
Ký giả gốc Hoa Hùng Mậu Hối tâng bốc Lý Huỳnh trên tờ “Dân Chủ Mới”: “Ngưỡng mộ tám cú đá thần sầu của chàng tài tử, đạo diễn Hàn Anh Kiệt hỏi Lý Huỳnh có dám đấu vói Lý Tiểu Long không? Lý Huỳnh tức khí trả lời: “Đấu thì đấu chớ sợ gì!”. Trong khi đó, trên nhật báo “Chính Luận”, ký giả Ngọc Hiển cũng hùa vào phụ họa “nổ” vang trời: “Võ sư Lý Huỳnh vừa nhận được bức điện từ một hãng phim ở Cửu Long – Hồng Kông mời đích danh anh và đệ tử Lý Ngọc Long qua đây tham gia một bộ phim hành động với thù lao hậu hĩnh nhưng không biết võ sư Lý Huỳnh có nhận lời hay không, vì dạo này anh rất bận!” …
CHIÊU BÀI ĐÁNH BÓNG VÀ TRÒ LẬP LỜ LÁ CẢI
Thực ra, cho đến nay mỗi khi nhắc lại giai thoại này, chẳng một ai trong đoàn làm phim “Long hổ sát đấu” ngày ấy mục kích được “8 cú đá thần sầu” của họ Lý và cũng chẳng có bằng chứng cụ thể nào cho thấy đạo diễn Hồng Kông Hàn Anh Kiệt khâm phục Lý Huỳnh, kèm theo lời hứa sẽ đưa “Lý tam cước” sang Việt Nam so tài với ông!
Ngay cả Trần Quang – diễn viên chính bộ phim trên cũng… cười trừ khi bị báo chí Sài Gòn tra hỏi về chuyện giật gân này bởi ông ngại sẽ làm tổn thương danh dự đồng nghiệp nếu như tiết lộ sự thật. Còn nhà quay phim Trần Đình Mưu thì khá tế nhị: “Lúc quay, tôi chỉ thấy Lý Huỳnh tung chân đá loạn xạ chứ đâu thể đếm xem tổng cộng họ Lý đã phóng ra bao nhiêu ngọn cước!”
Khá nhiều võ sư tên tuổi (người Hoa và Việt) ở Sài Gòn – Chợ Lớn đều cười xòa trước tin giật gân “Lý Huỳnh thách đấu Lý Tiểu Long”, họ cho đây là… “chiêu bán báo” bởi “Lý Sài Gòn” còn kém “Lý Hương Cảng” đến mấy bậc! Còn chuyện hãng phim nào đó ở Cửu Long gửi điện mời đích danh võ sư Lý Huỳnh và đệ tử ruột Lý Ngọc Long sang đóng phim chỉ là “một trò hề của báo lá cải”.
Vả lại, võ sư Lý Huỳnh không hề công bố cho các ký giả được tận mắt trông thấy bức thư gởi từ đảo Cửu Long, cánh nhà báo chỉ toàn nghe Lý Huỳnh nói miệng rồi về đưa tin bằng chiêu “thêm mắm dặm muối” cho ly kỳ, mục đích giúp báo tăng số lượng phát hành!
Có nhiều lý do để cho hàng chục tờ “báo lá cải” mạnh dạn hùa vô khai thác đề tài nóng này. Thứ nhất, sẽ chẳng bao giờ Lý Tiểu Long chịu cất công lặn lội tới Sài Gòn bởi anh còn rất nhiều dự án làm phim bộn bề ở Hollywood, vả lại ai sẽ đứng ra chịu toàn bộ chi phí ăn ở, di chuyển của ngôi sao kungfu này tại Việt Nam. Thứ hai, do một số tờ báo đang “đói tin”. Thứ ba, võ sư Lý Huỳnh muốn “mua danh” đã vung tiền ra cậy nhờ một số ký giả thân quen đưa những thông tin giật gân nhằm tạo dựng tên tuổi giúp Lý Huỳnh dễ bề đứng ra tổ chức các đêm thi đấu võ đài ở sân Tinh Võ?!
Một nghi vấn khác khá thuyết phục: Lý Huỳnh chỉ tiết lộ “vụ thách đấu” trên nửa tháng sau khi bộ phim “Long hổ sát đấu” đã đóng máy tức là đạo diễn họ Hàn đã quay về lại Hồng Kông. Vì sao Lý võ sư không tung sự kiện động trời này vào thời điểm đoàn phim đang quay với sự có mặt của Hàn Anh Kiệt để báo giới dễ dàng tiếp cận đạo diễn Hồng Kông nhằm xác minh làm rõ thực hư?
Tháng 1/1975, ông Trần Văn Thoàn (chủ tịch Tổng cuộc Quyền thuật) mời một số võ sư kiêm tài tử điện ảnh Hồng Kông gồm Khương Đại Vệ, Địch Long, Phạm Mã Sanh, Vương Chung, Lý Tụ Hiền và Trần Quang Thái qua Sài Gòn tham quan và giao lưu với các võ sĩ Việt Nam. Nếu như đã có gan “thách đấu Lý Tiểu Long” thế tại sao võ sư họ Lý không đứng ra tổ chức thi đấu với những cao thủ đến từ Hương Cảng?
Nếu các trận đấu diễn ra chắc chắn sẽ “cháy vé” và võ sư Lý Huỳnh tha hồ “hốt bạc”, vậy thì tại sao ông không thực hiện nhằm qua đó chứng minh bản lĩnh võ công của mình là “thứ thiệt” đồng thời dập tan những nghi ngờ đàm tiếu từ dư luận?
Theo Ngọc Thiện (Bóng đá)
Cái chết bí ẩn của huyền thoại Lý Tiểu Long
Đến nay, sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn là đề tài tranh cãi bất tận.
Cái chết của Lý Tiểu Long đã khiến người hâm mộ điện ảnh chấn động. Huyền thoại của mảng phim võ thuật đã khiến biết bao người bị cuốn hút bởi những tuyệt kỹ võ công trên màn ảnh. Nhưng đến nay, sự thật về cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn là đề tài bất tận gây tranh cãi.
Cậu bé yếu đuối và những điểm tướng yểu mệnh
Lý Tiểu Long trong phim "Trò chơi tử thần"
Tên khai sinh của Lý Tiểu Long (Bruce Lee) rất giống con gái là Lý Chấn Phiên, còn nghệ danh là Lý Tiểu Long - Con rồng nhỏ - vì khi luyện võ trông Lý vừa hung mãnh lại vừa mềm dẻo như rồng. Ít ai ngờ rằng, thuở bé, Lý là một cậu bé ốm yếu, đến nỗi bố mẹ anh phải cho cậu con trai đeo hoa tai để ma quỷ... bỏ qua!
Lý Tiểu Long sinh ngày 27/11/1940 tại San Francisco (Mỹ), khi Lý Tiểu Long tròn một tuổi, gia đình anh chuyển về Hồng Kông sinh sống. Từ năm 5 tuổi, anh bắt đầu tham gia đóng phim và đến năm 13 tuổi đã có trong tay hơn 20 vai diễn khác nhau. Năm 1959, Lý Tiểu Long qua Mỹ du học và mở lớp dạy võ rồi nhanh chóng nổi tiếng sau khi giành chức vô địch kungfu ở bang California vào năm 1965. Năm 1971, trở về Hồng Kông trở thành "ông vua không ngai" của giới điện ảnh quyền thuật, làm say mê cả thế giới và rồi đột ngột qua đời đầy bí ẩn với nhiều nghi vấn vào lúc 22h10" ngày 20/7/1973, hưởng dương 33 tuổi.
Điềm gở đã báo trước đối với cái chết của Lý Tiểu Long khi anh từng trả lời phỏng vấn: "Tôi rất thích bài hát "Khi tôi qua đời", nhất là câu "Nếu được chết trong bình thản, ôi! Thì cái chết hãy đến sớm với tôi". Có lẽ, chỉ đến khi chết, tôi mới được thanh thản...". Vợ anh, Lynda kể trên tờ Cinemart Star: "Dường như anh ấy biết trước là mình sẽ chết nên cứ mở miệng ra là nói toàn những điều như trăng trối"
Lý Tiểu Long đã chết, như một sự sắp đặt của định mệnh bởi vì bộ phim khởi nghiệp Lý đóng hồi nhỏ là "Nhân chi sơ - Đứa bé mới sinh" và tới phim "Trò chơi tử thần" thì ông mất. Một số nhà chiêm tinh học tiết lộ Lý Tiểu Long sinh năm Tân Tị, mắt một mí, hung sát vắn số vào đại hạn "31 chưa qua 33 đã tới" theo cách đoán số Tử Bình, đại hạn từ 33 tới 37 tuổi. Nếu tuyệt tích giang hồ qui ẩn, qua năm 37 tuổi thì Lý Tiểu Long sẽ tránh được hung tai!
Về tướng pháp, quai hàm Lý Tiểu Long bạnh ra, ở sau gáy cũng có thể thấy được hai góc xương quai hàm, khuôn mặt dài, phần dưới cằm nặng, trán thấp, tóc mọc chờm xuống, tai mỏng và vểnh, là những điềm xấu, yểu số, có danh mà không bền, nhất là đôi mắt "sát tinh". Theo sách "Tướng Kinh" thì mắt Lý Tiểu Long lòng trắng vẩn đục, điềm báo chết bất đắc kỳ tử.
Chưa hết, chữ ký của Lý Tiểu Long cũng rắc rối như một lá bùa! Nét họa của Lý Tiểu Long tự vẽ mình như cũng báo trước cái chết với nhiều đứt đoạn, nét ngắn và cả điềm gở mà một năm trước khi đột tử, Lý đã buộc miệng nói với vợ chọn sinh phần ở Seattle (Mỹ) để con cái làm ăn được như những sắp đặt cho chính mình.
Đinh Phối - Yêu nữ rút tinh lực của Lý Tiểu Long
Ngày 20/7/1973, Lý Tiểu Long hẹn gặp Raymond Chow (Châu Văn Hoài, đạo diễn kiêm giám đốc hãng phim Gia Hòa) để cùng bàn bạc trao đổi về bộ phim "Game of Death - Trò chơi tử thần". Sau khi cuộc thảo luận kết thúc vào khoảng bốn giờ chiều, hai người rủ nhau đến nhà nữ diễn viên Đinh Phối của hãng phim Thiệu Thị chơi, sau đó Châu Văn Hoài về trước và ngỏ lời mời Lý Tiểu Long cùng Đinh Phối dùng bữa tối với mình.
Đinh Phối (phải) bị nghi ngờ gây ra cái chết của Lý Tiểu Long
Tuy nhiên, khi đến nhà hàng đợi khá lâu nhưng chẳng thấy hai người đến, Châu Văn Hoài bèn điện thoại cho Đinh Phối thì được biết Lý Tiểu Long đang bị đau đầu, anh đã uống một viên thuốc giảm đau mà Đinh Phối thường dùng và đang ngủ mê man tại phòng Đinh Phối. Đạo diễn họ Châu sau đó đi tham dự một bữa tiệc, đến 21h45 trong lòng nghi có điều chẳng lành, ông bèn vội phóng xe đến nhà Đinh Phối, sau đó cả hai gọi xe cứu thương đưa Lý Tiểu Long vào bệnh viện Queen Elizabeth. Nhưng đã không còn kịp, anh đã trút hơi thở cuối cùng ngay trên đường đi...
Cái chết của Lý Tiểu Long chứa nhiều nghi vấn: Vì sao lúc đầu cả Châu Văn Hoài lẫn Đinh Phối đều giấu địa điểm mà Lý Tiểu Long xảy ra chuyện. Tại sao không đưa Lý Tiểu Long đến bệnh viện ngay mà gọi bác sĩ riêng của Đinh Phối!? Vì sao được cấp cứu mà quần áo của Lý vẫn chỉnh tề, chân vẫn mang giày! Người ta đã đưa ra một kết luận về cái chết của Lý Tiểu Long như sau: Do bị cô đào Trịnh Phối cho dùng thuốc kích dục quá liều nên ngôi sao điện ảnh này bị đột tử..
Đây là một luận điểm có tính thuyết phục cao bởi Đinh Phối là người có khả năng và ham muốn tình dục siêu phàm. Trong khi đó, thể lực của Lý Tiểu Long lại bị suy kiệt trầm trọng vì công việc. Tuy nhiên, anh không thể nào thoát được sự cám dỗ tình dục chết người từ cô đào sexy Đinh Phối. Không phải ngẫu nhiên mà người ta coi Đinh Phối đã như một "yêu nữ" trong "Liêu trai chí dị" làm Lý Tiểu Long trút hết sinh lực trong một đêm tại biệt thự riêng của nàng, khi dùng thuốc kích dục quá độ và chết liền sáng hôm sau.
Lý Tiểu Long uống thuốc giả chết
Đám tang của Lý Tiểu Long
Nhiều tờ báo lá cải hồi đó đã giật tít ở trang nhất để câu độc giả, bởi trong tâm tưởng những người hâm mộ tài năng của Lý Tiểu Long vẫn còn tin như vậy, bởi theo họ bộ phim "Game of Death" kết thúc mà Lý Tiểu Long vẫn còn sống và nhất là theo tướng pháp Đông phương, đang ở tuổi hạn (33), Lý Tiểu Long cần phải ẩn dật tuyệt tích giang hồ một thời gian, nên đã uống thuốc giả chết trong vài năm.
Lý Tiểu Long có thể chết giả lắm, chứ tại sao ai cũng kín miệng không nói, kể cả 6 bác sĩ phẫu thuật xác Lý cũng ngậm miệng không tiết lộ? Hay họ đã được căn dặn không hé môi để tạo nên sự bí ẩn bao trùm quanh xác chết của một huyền thoại cũng như để hình ảnh "Con rồng nhỏ" vẫn sống mãi trong lòng khán giả?
Những con số xung quanh cái chết của Lý Tiểu Long
- Chiếc hòm đựng xác Lý Tiểu Long bằng đồng đen, nắp thủy tinh, mua ở Mỹ giá 32.000 USD
- Gia sản của Lý Tiểu Long khoảng 10 triệu USD- Giá bảo hiểm nếu Lý Tiểu Long chết bất đắc kỳ tử là 1.000.000 USD, do công ty bảo hiểm Mỹ trả cho cô vợ Lynda.
- Hơn 300.000 người hâm mộ trèo lên nóc nhà, lên ngọn cây để theo dõi lễ tang của Lý Tiểu Long với 1.758 cảnh sát Anh ở Hồng Kông giữ trật tự.
- Ảnh chụp đám tang Lý Tiểu Long được rao bán ở Sài Gòn với giá 300 đồng/tấm.
- Báo chí tại Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan, Malaysia và Sài Gòn, Chợ Lớn làm giàu vì khai thác bài và ảnh cái chết của Lý Tiểu Long với hàng trăm nghi vấn, giả thuyết suốt cả tháng trời.
Theo PLXH
'Long Môn khách sạn' quay lại màn ảnh rộng sau 20 năm Sau 2 thậ kỷ, tc phẩm kinh n "n" sẽ tr li với khn giả vào ngày 24/2. Trên phiên 1992c chỉnh sửa li nhiề kỹo, hứa hẹn sẽ hấ dẫn hn. Hình trong phiên "n"m 1992. Ảnh: 163. To hình hiệ nữ của Lm Thanh Hà. Ảnh: 163. Trớc ngày ra mắt, phim tung ra trailer ghi lic tình tiết chính: m...