Sự thực F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi tại Nagorno-Karabakh?
Đã xuất hiện một bức ảnh với chú thích “khoảnh khắc thất bại của tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Nagorno- Karabakh” vừa được đăng tải.
Một bức ảnh đã xuất hiện trên mạng xã hội đã ghi lại khoảnh khắc được cho là hạ gục máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ trên vùng trời Nagorno-Karabakh.
Thông tin về vấn đề này đang được lan truyền tích cực trên các phương tiện truyền thông và một bức ảnh tương ứng về một máy bay chiến đấu bị bắn rơi được công bố làm bằng chứng.
Theo hãng thông tấn Nga Avia-pro, hiện tại ban biên tập của họ chưa có bất kỳ thông tin làm rõ nào về vấn đề này, cụ thể là các nguồn tin không cho biết khu vực máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ hay phương tiện bị phá hủy, mặc dù trong ảnh có thể thấy rõ vật thể bầu trời.
Trước đó một chút, các phương tiện truyền thông đưa tin rằng tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bay trên bầu trời Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (NKR), tuy nhiên các hệ thống phòng không của cả Armenia lẫn NKR không thể bắn hạ chúng và máy bay đã rút lui thành công.
Video đang HOT
Bức ảnh được cho là tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ trên bầu trời Nagorno-Karabakh
Đồng thời trái ngược với những thông tin cho rằng Armenia bắn rơi tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, lại có khẳng định cho rằng tin đồn về vấn đề này là hoàn toàn sai sự thật.
“Tin tức giả mạo về vụ tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn rơi ở Nagorno-Karabakh đã được xác nhận”, tài khoản Twitter của nhà quan sát Last Defender đưa tin, tuy nhiên nguồn tin không cho biết những lập luận này dựa trên cơ sở nào.
Cần lưu ý rằng kể từ khi bắt đầu xảy ra xung đột giữa hai nước, cả mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đều tích cực phổ biến những tin tức giả mạo, có thể gây hiểu nhầm về tình hình hiện tại ở khu vực này.
Đáng chú ý là Bộ Quốc phòng Armenia không đưa ra bất cứ tuyên bố nào về thất bại của chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ trên bầu trời Nagorno-Karabakh, trong khi với truyền thống của họ thì nếu như sự việc trên diễn ra đã phải có thông báo từ lâu, càng cho thấy tin tức trên là giả.
Pháp nói phiến quân Syria tham chiến ở Nagorno-Karabakh
Tổng thống Pháp Macron cho biết các tay súng Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh, nơi xảy ra giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan.
"Chúng tôi hôm nay nhận được thông tin cho thấy những tay súng thuộc các nhóm phiến quân Syria đã quá cảnh tại Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ để tới chiến đấu ở Nagorno-Karabakh", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói khi dự hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels ngày 1/10.
Macoron cảnh báo đây là "một diễn biến mới rất nghiêm trọng", cho biết đã đồng ý với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc "trao đổi tất cả thông tin họ có" về tình hình giao tranh quanh Nagorno-Karabakh và đưa ra những kết luận cần thiết.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu, ngày 1/10. Ảnh: AFP.
Armenia cũng cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đưa lính đánh thuê đến hỗ trợ đồng minh Azerbaijan trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Đài Quan sát Nhân quyền Syria, đặt trụ sở tại London, cho biết Thổ Nhĩ Kỳ tuyển mộ ít nhất 300 tay súng từ Syria. Tuy nhiên, Azerbaijan bác bỏ thông tin sử dụng lính đánh thuê nước ngoài và khẳng định quân đội nước này đủ sức "giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng".
Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hỗ trợ Azerbaijan bằng mọi biện pháp, song phủ nhận trực tiếp tham gia xung đột quanh khu vực Nagorno-Karabakh. Tổng thống Pháp Macron hồi đầu tuần lên án "những tuyên bố liều lĩnh và nguy hiểm" của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn thể hiện sự ủng hộ với Azerbaijan.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết họ nhận được tin về lính đánh thuê được tuyển mộ từ Syria và Libya tham gia vào giao tranh ở khu vực Nagorno-Karabakh. Nga khẳng định sự hiện diện của "các đơn vị vũ trang bất hợp pháp" sẽ gây ra rủi ro an ninh lâu dài cho tất cả quốc gia lân cận.
Pháp, Nga và Mỹ là đồng chủ tịch của Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, được thành lập năm 1992 để làm trung gian hòa giải cuộc xung đột kéo dài tại Nagorno-Karabakh. "Chúng tôi kêu gọi các lực lượng quân sự liên quan chấm dứt ngay hành động thù địch", tuyên bố chung ngày 1/10 của Pháp, Nga và Mỹ về Nagorno-Karabakh cho biết.
Nhóm Minsk kêu gọi Armenia và Azerbaijan "cam kết không chậm trễ trong nối lại các cuộc đàm phán thực chất, thiện chí và vô điều kiện" theo khuôn khổ tiến trình Minsk.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: SETA.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh tại Nagorno-Karabakh gần đây làm dấy lên lo ngại nguy cơ bùng phát chiến tranh toàn diện, khi các bên tham chiến đều tìm kiếm sự ủng hộ từ các cường quốc trong khu vực là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng, Lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong các trận chiến ở đường giới tuyến với Nagorno-Karabakh. Baku cho rằng, Yerevan đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong xung đột Armenia-Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Mil.ru) Đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết:...