Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu
Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv. Ảnh: DPA
Nathalie Tocci, Giám đốc Viện Các vấn đề Quốc tế Italy (IAI), Giáo sư tại Viện Đại học châu Âu mới đây nhận định rằng, khi EU chuẩn bị tiến hành cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (dự kiến diễn ra vào mùa hè năm 2024), chúng ta cần phải suy ngẫm về vai trò toàn cầu của khối cũng như những bài học rút ra từ các cuộc chiến tranh và khủng hoảng trong 4 năm qua.
Cụ thể, trong bối cảnh Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen đề ra tham vọng về một “Ủy ban địa chính trị”, được công bố vào đầu nhiệm kỳ của bà, chúng ta cần đánh giá EU toàn cầu đến nay thực sự đã hoạt động như thế nào?
Xét về khía cạnh tích cực, chính sách của EU đối với cuộc xung đột Nga – Ukraine đã thể hiện tất cả các yếu tố của một chính sách đối ngoại thành công.
Có một thực tế là EU vẫn đoàn kết trong việc theo đuổi mục tiêu của mình liên quan đến xung đột ở Ukraine. Với sự bất đồng trong các cuộc tranh luận nội bộ ở châu Âu, những hậu quả khác nhau từ cuộc xung đột này trên khắp EU và những khác biệt lâu dài trong nhận thức về mối đe dọa quốc gia, đây rõ ràng có thể được coi là một thành công.
Nhưng theo chuyên gia Tocci, tin tốt chỉ có vậy. Từng là hình mẫu điển hình cho “cách tiếp cận tổng hợp đối với xung đột và khủng hoảng”, địa chính trị của EU lần đầu tiên bắt đầu chao đảo ở khu vực Sahel. Hàng loạt cuộc đảo chính trên khắp khu vực đã làm suy giảm cách cách tiếp cận của khối, và với việc Pháp, theo đúng nghĩa đen, bị đẩy khỏi khu vực này, EU không biết phải hành động ra sao.
Sau cuộc đảo chính ở Niger, EU ủng hộ quan điểm của Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Tây Phi, tuyên bố rằng bằng cách làm như vậy, cuối cùng họ đã đi đúng hướng, thực hiện lời tuyên bố của mình về “các giải pháp của châu Phi cho các vấn đề châu Phi”. Nhưng dù khẩu hiệu này nghe có vẻ hấp dẫn nhưng nó lại che giấu một thực tế là khi nói đến Sahel, EU không còn biết mình muốn gì nữa.
Tiếp đó là ở Caucasus, nơi mà về nguyên tắc, EU ban đầu đã có những mục tiêu rõ ràng. Không ai tranh cãi về sự toàn vẹn lãnh thổ của Azerbaijan, bao gồm cả khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh, nhưng EU đã “bối rối” với biện pháp hiện thực hóa điều này của Baku thông qua cuộc phong tỏa kéo dài 10 tháng và hành động quân sự sau đó.
Video đang HOT
Tại đây, EU cũng đã sử dụng tất cả những gì mình có: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã dành nguồn lực chính trị đáng kể để làm trung gian hòa giải giữa Yerevan và Baku, và EU đã triển khai một phái bộ giám sát dân sự ở Armenia. Tuy nhiên, các công cụ chính sách đối ngoại của châu Âu ở vùng Kavkaz còn quá yếu để có thể hỗ trợ những mục tiêu của EU.
Không giống như với Ukraine, viện trợ kinh tế của EU trong khu vực còn hạn chế, hỗ trợ quân sự hầu như không có (ngoại trừ từ Pháp). Vì vậy, trong trường hợp ở vùng Caucasus, EU có tầm nhìn nhưng hiện thiếu phương tiện để đạt được tầm nhìn đó.
Cuối cùng và bi thảm nhất là ở Trung Đông. Sự đồng thuận của châu Âu về cuộc xung đột Israel – Palestine đã được xây dựng thận trọng trong nhiều thập kỷ, kể từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 để tạo thành một công thức hợp lý, cân bằng và tương đối chi tiết về giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới năm 1967 – một công thức đảm bảo an ninh của Israel, quyền tự quyết của người Palestine, sự tôn trọng và quyền lợi cho tất cả các bên.
Nhưng sự đồng thuận đó đã bị lung lay trong một số thời điểm, khi một số quốc gia thành viên ngày càng nghiêng về phía Israel, do đó Tel Aviv ngày càng từ bỏ giải pháp hai nhà nước một cách rõ ràng hơn.
Trong nhiều năm, EU đã tránh đề cập đến sự đồng thuận đang bị xói mòn của mình, ngầm đồng ý với quan điểm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng vấn đề Palestine có thể bị bỏ qua – một ý tưởng lần đầu tiên được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tán thành thông qua Hiệp định Abraham, sau đó là Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden thông qua nỗ lực bình thường hóa Israel – Saudi Arabia.
Nhưng thảm họa đang diễn ra ở Trung Đông kể từ cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas và phản ứng quân sự của Israel đã tiết lộ một sự thật hiển nhiên rằng vấn đề Palestine không thể bị bỏ qua. Nó cũng phơi bày sự thật đau đớn về việc châu Âu đã bị chia rẽ như thế nào.
Ở Trung Đông, châu Âu từng có tầm nhìn – định hướng chính sách có thể đảm bảo hòa bình bền vững. Tuy nhiên hiện tại, trong khi EU vẫn có đòn bẩy kinh tế (đối với người Palestine) và thương mại (với Israel) để hỗ trợ cho tầm nhìn như vậy, họ lại thiếu quyết tâm sử dụng nó. Và một lần nữa, chúng ta lại chứng kiến “ngọn lửa ở Gaza bùng cháy”.
Tại sao EU 'thở phào nhẹ nhõm' trước kết quả bầu cử ở Ba Lan?
Với việc đảng của cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trở lại nắm quyền ở Ba Lan, các nhà lãnh đạo EU rất vui vì điều này.
Cựu Thủ tướng Ba Lan và cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk trong chiến dịch tranh cử. Ảnh: Politico
Tờ Politico.eu dẫn kết quả kiểm phiếu cuối cùng do Ủy ban bầu cử quốc gia Ba Lan công bố sáng 17/10, phe đối lập ở nước này đã giành đủ số ghế trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào cuối tuần qua để giành quyền lãnh đạo từ đảng Luật pháp và Công lý (PiS), đảng đã lãnh đạo quốc gia Đông Âu trên kể từ năm 2015.
Cuộc bầu cử - kết thúc với tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục là 74,4 % - chứng kiến PiS trở lại với tư cách là đảng lớn nhất, nhưng không có khả năng thành lập liên minh đa số tại Quốc hội gồm 460 thành viên.
Theo kết quả, PiS được 35,4% phiếu bầu, tiếp theo là Liên minh Công dân (KO) do ông Tusk lãnh đạo được 30,7%, Đảng Con đường Thứ ba trung hữu với 14,4%, Cánh tả với 8,6% và Liên minh cực hữu với 7,2%. Điều đó có nghĩa là PiS chiếm 194 ghế trong quốc hội, KO được 157, Con đường Thứ ba được 65, Cánh tả 26 và Liên minh cực hữu 18 ghế.
KO, do cựu Thủ tướng Ba Lan và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lãnh đạo, Con đường thứ ba và Cánh tả đã cam kết thành lập một chính phủ liên minh để lật đổ PiS khỏi quyền lực - họ cùng nhau có 248 ghế. Phe đối lập cũng tăng cường kiểm soát Thượng viện vốn kém quyền lực hơn, giành được 66 ghế so với 34 ghế của PiS. Bước đi tiếp theo thuộc về Tổng thống Andrzej Duda, người phải đề cử ứng cử viên thủ tướng.
Với kết quả trên, các chính trị gia trên khắp châu Âu đã ăn mừng chiến thắng như dự đoán của phe đối lập Ba Lan - đặc biệt là ở Đức, nơi thường bị chỉ trích bởi PiS.
Terry Reintke, nghị sĩ EU người Đức, đồng lãnh đạo đảng Xanh trong Nghị viện châu Âu, nói với đài phát thanh Đức: "Tôi kỳ vọng rằng Ba Lan sẽ trở thành một đối tác mang tính xây dựng và sự thay đổi trong chính phủ sẽ củng cố vị thế của nước này ở châu Âu. Ba Lan là một nền dân chủ cực kỳ phù hợp với châu Âu".
Mối quan hệ Đức - Ba Lan đã gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây trong bối cảnh các nhà lãnh đạo PiS liên tục yêu cầu Đức phải trả hơn 1 nghìn tỷ euro tiền bồi thường chiến tranh. Tình cảm chống Đức cũng thúc đẩy chiến dịch bầu cử của PiS, bao gồm cả những cáo buộc thường xuyên rằng Donald Tusk, lãnh đạo KO và có thể trở thành thủ tướng tiếp theo, là một "đặc vụ Đức".
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã tìm cách cải thiện quan hệ với Ba Lan vào năm ngoái, tới Warsaw vào ngày quốc khánh như một dấu hiệu thể hiện sự tôn trọng đối với một đồng minh và láng giềng quan trọng.
Tuy nhiên, thay vì hoan nghênh cử chỉ này, lãnh đạo của PiS đã trình bày với bà Baerbock một dự luật về "tội ác chiến tranh" của Đức Quốc xã. Với lịch sử đó, các chính trị gia Đức thuộc mọi thành phần khác nhau đã kêu gọi chính phủ của họ nắm bắt thời cơ và đưa mối quan hệ theo một hướng mới.
Nghị sĩ Đảng Dân chủ Xã hội Metin Hakverdi, thành viên ủy ban EU của quốc hội Đức, viết: "Đức nên bắt đầu sáng kiến hồi sinh quan hệ song phương nếu có sự thay đổi trong Chính phủ Ba Lan", đồng thời nói thêm rằng việc tăng cường hợp tác an ninh phải là trọng tâm: "Trong khuôn khổ NATO, thông điệp nên là: Đức cảm thấy có trách nhiệm đối với an ninh của Ba Lan!".
Katja Leikert, một thành viên quốc hội Đức thuộc đảng Dân chủ Thiên chúa giáo trung hữu, người có ghế trong ủy ban quan hệ đối ngoại, cho biết kết quả bầu cử mới trên "mang lại hy vọng" cho châu Âu. Bà nói: "Một lần nữa có được một chính phủ ủng hộ dân chủ và thân châu Âu ở Warsaw sẽ có tầm quan trọng to lớn đối với châu Âu, đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng này".
Rolf Nikel, trong nhiều năm với cương vị là Đại sứ Đức tại Warsaw, thậm chí còn mạnh mẽ hơn, khi nói với đài truyền hình công cộng Đức: "Cử tri Ba Lan đã tạo ra mùa Xuân vào giữa tháng 10".
Quan điểm trên cũng được lặp lại ở Brussels, nơi lãnh đạo phe đối lập Ba Lan Donald Tusk là một nhân vật nổi tiếng, từng giữ chức chủ tịch Hội đồng châu Âu từ năm 2014 đến năm 2019. Các quan chức và chuyên gia EU hy vọng rằng chính phủ trung hữu mới của Ba Lan sẽ đóng vai trò mang tính xây dựng hơn ở Brussels.
Một nhà ngoại giao EU giấu tên cho biết: "Kết quả trên sẽ giúp EU hoạt động tốt hơn, nơi EU thực sự phản ánh các giá trị và nguyên tắc của mình, đặc biệt là sự đoàn kết và trách nhiệm. Việc từ chối các chính sách cực hữu sẽ được dùng làm ví dụ cho những người khác và điều này hy vọng sẽ dẫn đến việc EU trở nên mạnh mẽ hơn trước các mối đe dọa địa chính trị".
Theo Mujtaba Rahman, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn Eurasia Group ở châu Âu, ông Tusk sẽ có "tiếng nói lớn trong Hội đồng châu Âu" và ông ấy có thể lấp đầy "khoảng trống trong Hội đồng châu Âu về một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, người có thể thúc đẩy cuộc tranh luận mang tính xây dựng".
Việc đảng của ông Tusk trở lại nắm quyền ở Warsaw cũng là một động lực cho Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP), liên minh trung hữu mạnh mẽ mà Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cũng ca ngợi. Một quan chức EU khác cũng giấu tên cho biết: "[Ông Tusk] sẽ là nhà lãnh đạo EPP quan trọng nhất" tại Hội đồng châu Âu. EPP có nhiều nhà lãnh đạo trong [Hội đồng] - nhưng ông ấy sẽ là người duy nhất đến từ một nước lớn".
Kết quả của cuộc bầu cử Ba Lan làm thay đổi sự cân bằng của Hội đồng châu Âu và cuối cùng có thể nâng cao triển vọng giành được nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Chủ tịch Ủy ban châu Âu sau cuộc bầu cử ở EU vào tháng 6 tới của bà Leyen.
Chuyên gia Nga đánh giá về tư cách ứng cử viên EU của Ukraine Tư cách ứng cử viên EU là "giải thưởng an ủi" cho Kiev vì không gia nhập NATO. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại một cuộc họp báo chung. Ảnh: NDTV Hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 24/6 dẫn lời ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Toàn diện...