Sự thay đổi bí ẩn trong từ trường Trái đất tạo ra loại cực quang mới
Những ánh sáng đầy màu sắc xuất hiện trên bầu trời ở Bắc và Nam Cực luôn được cho là kết quả của các hạt năng lượng mặt trời vượt qua từ trường hành tinh chúng ta và va chạm với các hạt trong khí quyển.
Tuy nhiên, cực quang mới được phát hiện ba năm trước trên Bắc Cực là do một thứ khác.
Một loại cực quang mới được phát hiện.
Thực tập sinh Jennifer Briggs của NASA, nhà nghiên cứu đang nghiên cứu vật lý tại Đại học Pepperdine, đã phát hiện ra một loại cực quang mới.
Nhà vật lý này nhận thấy sự bất thường khi nghiên cứu các cảnh quay được quay từ một hòn đảo ở Na Uy ba năm trước và kết hợp với dữ liệu vệ tinh từ NASA.
Video đang HOT
Khi được phát hiện, mặt trời không có nhiều tác động, điều này khiến các nhà nghiên cứu kết luận rằng ánh sáng được gây ra bởi sự nén bí ẩn của từ trường Trái đất, co lại đột ngột và nhanh chóng. Điều gì đã thúc đẩy gây ra điều này là không rõ ràng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đã có một cơn bão chưa từng có ở khu vực nơi các hạt mặt trời vượt qua từ quyển. Tuy nhiên, điều gì gây ra cơn bão chưa được biết đến.
“ Chuyển động này là thứ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Chuyển động về phía đông và sau đó về phía tây và sau đó là chuyển động xoắn ốc không phải là thứ chúng ta từng thấy, không phải là thứ chúng ta hiện đang hiểu”, Briggs nói.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Cực Bắc của Trái Đất tiếp tục dịch chuyển, đi qua đường kinh tuyến gốc
Cực Bắc từ của Trái Đất trong những năm gần đây ngày càng dịch chuyển nhanh hơn và đã vượt qua đường kinh tuyến gốc.
Từ trường Trái Đất làm trệch hướng các hạt tích điện, do đó bảo vệ chúng ta tránh được gió Mặt Trời.
Cực Bắc từ của Trái Đất được xác định ở quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, nhưng trong hai thập kỷ qua nó đang dịch chuyển mỗi năm khoảng 55 km về phía Siberia. Ngày 10/12/2019, Trung tâm quốc gia về Thông tin môi trường Mỹ và Cơ quan Khảo sát địa chất Anh đã công bố mô hình mới nhất của từ trường Trái Đất và dự báo sự dịch chuyển của cực Bắc sẽ còn tiếp tục nhưng ở tốc độ chậm hơn, khoảng 40km/ năm.
Mô hình này được dùng để hiệu chuẩn GPS và các phương pháp định vị khác. Từ trường của Trái Đất sinh ra do sự chuyển động của lớp ngoài bằng sắt của lõi Trái Đất.
Vì nhiều lý do đến nay vẫn chưa giải thích được rõ ràng nhưng có liên quan đến sự vận động mạnh của lõi Trái Đất, từ trường hiện nay đang trải qua giai đoạn suy yếu. Chính vì vậy mà cực Bắc từ đang dịch chuyển.
Tính đến tháng 2/2019, cực Bắc nằm ở vị trí 86.54 Bắc 170.88 Đông trong vùng biển Bắc Cực (theo thông tin của Trung tâm quốc gia về Thông tin môi trường Mỹ). Tương tự như vậy, cực Nam từ cũng không trùng với cực Nam địa lý, hồi tháng 2/2019 nó nằm ở vị trí 64.13 Nam 136.02 Đông ngoài khơi biển Nam Cực.
Cứ 5 năm 1 lần, các nhà khoa học lại đưa ra một phiên bản mới của Mô hình Từ trường Thế giới và năm 2020 sẽ là năm có một phiên bản mới. Mặc dù vậy, tháng 2/2019, họ đã phải cập nhật mô hình này trước kế hoạch do các chuyển động của cực Bắc từ đang diễn ra quá nhanh.
Mô hình của năm 2020 cho thấy "vùng mất tín hiệu" xung quanh cực Bắc từ. Trong vùng này, la bàn không còn chính xác bởi vì cực Bắc từ đã dịch chuyển. Các bản đồ mới cũng thể hiện cực Bắc từ dịch về phía Đông kinh tuyến gốc kể từ tháng 9/2029 trở đi. Kinh tuyến gốc là kinh tuyến được quy ước là đường đánh dấu độ 0, giờ 0 và phút 0 vào năm 1884, và chạy qua Đài quan sát Hoàng gia ở Greenwich, Anh.
Hiện giờ chưa ai biết liệu hai cực từ của Trái Đất sẽ đổi chỗ cho nhau hay từ trường sẽ trở lại ổn định như trước. Cả hai trường hợp đều đã từng xảy ra trong lịch sử và không ảnh hưởng gì nhiều đến các loài sinh vật. Tuy vậy, các hệ thống định vị hiện đại dựa vào cực Bắc từ và sẽ phải hiệu chuẩn lại nếu như các cực tiếp tục dịch chuyển, ví dụ các sân bay đã phải đặt tên lại cho một số đường băng vốn được đặt tên theo chỉ dẫn của la bàn.
Phạm Hường
Theo dantri.com.vn/Live Science
Tình trạng tuần lộc chết đói đáng báo động ở Bắc Cực Vì biến đổi khí hậu, tuần lộc ở khu vực Bắc cực thuộc Thụy Điển đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và đói. Niila Inga nói: "Nếu chúng ta không chuyển chúng đến khu vực tốt hơn nơi mà chúng có thể gặm cỏ và tìm thức ăn, thì những con tuần lộc này sẽ chết đói". Tuần lộc...