Sự thật xe tròn tập đi không giúp trẻ biết đi nhanh hơn
Xe tròn tập đi không giúp trẻ biết đi nhanh hơn mà còn khiến trẻ đối diện với nhiều nguy cơ té ngã khi sử dụng.
Những tai nạn bất ngờ từ xe tròn tập đi
Vừa qua, phòng khám chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương Phú Thọ tiếp nhận trường hợp bé trai 6 tháng tuổi tới khám vì có khối sưng vùng đầu.
Nguyên nhân của tình trạng này theo lời bà bé cho biết là do gia đình cho bé tập đi bằng xe tròn. Ngay trong buổi đầu tiên đặt vào xe tròn bé đã bị ngã đập đầu xuống nền cứng. Bé được chườm đá, dỗ dành một lúc thì ngưng khóc nên người nhà nghĩ không sao.
Vậy nhưng sau đó bé xuất hiện khối sưng vùng thái dương chẩm trái. Lo lắng, gia đình đưa bé đi viện khám. Tại bệnh viện, bé được chỉ định chụp cắt lớp sọ não và siêu âm phần mềm vùng sưng.
Kết quả hình ảnh cắt lớp sọ não cho thấy hình ảnh ổ tụ máu ngoài màng cứng vùng thái dương – chẩm trái. Bé phải nhập viện điều trị tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương.
Đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ gặp nạn khi dùng xe tròn tập đi. Trước đó, có trường hợp bé 6 tháng tuổi ở Hoài Đức (Hà Nội) trong lúc ngồi xe tròn tập đi đã đẩy chân khiến cả chiếc xe trượt xuống cầu thang, mặt bé bị đập mạnh xuống các bậc cầu thang gây chảy nhiều máu, chấn thương vùng mặt, nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Video đang HOT
Bệnh nhi 6 tháng tuổi bị tụ máu ngoài màng cứng đang điều trị tại BV Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ).
Qua các trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa Nhi khuyến cáo các bậc phụ huynh hết sức lưu ý, không nên dời mắt khỏi trẻ khi cho con tập đi bằng xe tròn. Đừng bao giờ nghĩ cho con ngồi vào đó đã là an toàn.
Sự thực không ngờ về xe tròn tập đi
Chia sẻ thêm về việc sử dụng xe tròn tập đi cho trẻ nhỏ, bác sỹ chuyên khoa Nhi Lý Lan Hương – Phòng khám đa khoa Hùng Vương – Sơn Dương (BV Đa khoa Hùng Vương) khẳng định, xe tròn tập đi không giúp trẻ biết đi nhanh hơn.
Ngược lại khi cho trẻ sử dụng xe này, trẻ đối diện với nhiều nguy cơ. Đầu tiên là nguy cơ té ngã. “Phần lớn các loại xe tập đi đều có thiết kế bánh tròn nhỏ, tự lăn khi có lực đẩy. Tuy có thể giúp trẻ dễ di chuyển hơn nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã của trẻ.
Nghiên cứu cho thấy tốc độ di chuyển của xe tập đi có thể lên đến 91cm/ giây. Trường hợp trẻ còn nhỏ và không kiểm soát được tốc độ có thể dẫn đến nhiều tai nạn ngoài ý muốn. Vì những nguy cơ như vậy, Canada đã cấm sử dụng xe tròn tập đi từ năm 2004. Tại Úc và Mỹ, việc sử dụng xe tập đi cũng bị hạn chế”, BS Lý Lan Hương nói.
Nhiều nước đã cấm sử dụng xe tròn tập đi cho trẻ em. (ảnh minh họa)
Ngoài ra, việc sử dụng xe tròn sẽ làm giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trẻ tự tập đi sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn so với những bé biết đi thụ động nhờ xe tập đi.
“Trẻ sử dụng xe tập đi quá sớm, hệ xương còn quá yếu không thể nâng đỡ được phần trên của cơ thể. Lâu dần sẽ gây biến dạng xương, thậm chí dẫn đến gù lưng và chân vòng kiềng”, BS Lý Lan Hương nói.
Vì vậy, theo vị bác sĩ chuyên khoa nhi việc sử dụng xe tập đi cho bé là không nên vì nó hoàn toàn không tốt cho sự phát triển cơ, xương của bé. Hơn nữa, xe tập đi cũng không có tác dụng làm bé biết đi nhanh hơn và tăng nguy cơ té ngã.
Điển hình như trường hợp trên tại BV Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhi dùng xe tập đi khi chưa tới tuổi tập đi đã khiến bị ngã gây tụ máu ngoài màng cứng.
Tập đi bằng xe tròn, bé trai 6 tháng tuổi bị ngã tụ máu não
Trong buổi đầu tiên tập đi bằng xe tròn, bé trai 6 tháng tuổi bị ngã đập đầu xuống nền cứng. Khoảng 1 tuần sau đó, khi bé xuất hiện khối sưng vùng thái dương, gia đình mới đưa đến bệnh viện khám.
Bệnh nhi có ổ tụ máu ngoài màng cứng vùng thái dương - chẩm trái. Ảnh: Zing
Mới đây, Zing dẫn nguồn tin từ Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho biết, bệnh viện này vừa qua đã tiếp nhận một trường hợp bé trai 6 tháng tuổi tới khám do có khối sưng vùng đầu. Theo bà của cháu bé, trong buổi đầu tiên gia đình cho bé tập đi bằng loại xe tròn, bé có bị ngã và đập đầu xuống nền cứng.
Sau một lúc chườm đá, dỗ dành thì bé ngưng khóc nên người nhà nghĩ không sao.Tuy nhiên, khoảng 1 tuần sau, bé xuất hiện khối sưng vùng thái dương chẩm trái. Lo lắng, gia đình đưa bé đi viện khám. Tại bệnh viện, kết quả thăm khám, chụp cắt lớp vi tính sọ não và siêu âm phần mềm vùng sưng ở đầu cho thấy hình ảnh ổ tụ máu ngoài màng cứng vùng thái dương - chẩm trái. Bệnh nhi đã được tư vấn nhập viện điều trị và hiện đang điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình của bệnh viện.
Được biết, đây không phải là trường hợp đầu tiên trẻ gặp nạn khi dùng xe tròn tập đi. Trước đó, có trường hợp bé 6 tháng tuổi ở Hoài Đức (Hà Nội) trong lúc ngồi xe tròn tập đi đã đẩy chân khiến cả chiếc xe trượt xuống cầu thang, mặt bé bị đập mạnh xuống các bậc cầu thang chảy nhiều máu, chấn thương vùng mặt, nhập viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch.
Chia sẻ thêm về việc sử dụng xe tròn tập đi cho trẻ nhỏ với NLĐ, bác sĩ Lý Lan Hương - Khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương khẳng định, xe tròn tập đi không giúp trẻ biết đi nhanh hơn. Ngược lại khi cho trẻ sử dụng xe này, trẻ đối diện với nhiều nguy cơ. Đầu tiên là nguy cơ té ngã. Phần lớn các loại xe tập đi đều có thiết kế bánh tròn nhỏ, tự lăn khi có lực đẩy. Tuy có thể giúp trẻ dễ di chuyển hơn nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ té ngã của trẻ.
Theo BS Hương, tốc độ di chuyển của xe tập đi có thể lên đến 91cm/ giây. Trường hợp trẻ còn nhỏ và không kiểm soát được tốc độ có thể dẫn đến nhiều tai nạn ngoài ý muốn. Vì những nguy cơ như vậy, Canada đã cấm sử dụng xe tròn tập đi từ năm 2004. Tại Úc và Mỹ việc sử dụng xe tập đi cũng bị hạn chế. Ngoài ra, việc sử dụng xe tròn sẽ làm giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ. Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, trẻ tự tập đi sẽ thông minh và nhanh nhẹn hơn so với những bé biết đi thụ động nhờ xe tập đi.
Do đó, BS Hương khuyến cáo cha mẹ cần tìm hiểu độ tuổi phù hợp cho trẻ tập đi. Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi có thể giữ được cổ cứng. Tháng thứ 5-6, trẻ có thể lật và trườn, chưa bò. Khi đến tháng thứ 8, bé làm chủ được khả năng ngồi và dễ dàng chuyển sang tư thế khác. Theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, đến 10 tháng tuổi, bé có thể dần biết đứng lên và đi. Vì vậy, trẻ 6 tháng tuổi không nên tập đi, có thể gây tổn thương cột sống và dị tật ở nhiều xương khác.
Sốc phản vệ do kiến đốt Nam bệnh nhân, 46 tuổi, bị kiến đốt khi làm vườn, sốc phản vệ nặng, biểu hiện khó thở, tức ngực, nổi mẩn đỏ ngứa toàn thân, phù nề mặt, hai mắt. Ngày 25/8, bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tình trạng nguy kịch. Người nhà cho biết, khi đang làm vườn, bệnh nhân bị...