Sự thật việc Trung Quốc đánh cắp công nghệ UAV Mỹ
Trong buổi họp báo tại Bắc Kinh hôm 24/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ thái độ không hài lòng với thông tin mà tờ New York Times của Mỹ dẫn lời một công ty an ninh mạng của Mỹ nói rằng, phía Trung Quốc đã đánh cắp công nghệ máy bay không người lái của Mỹ.
Trung Quốc khẳng định rằng những tuyên bố trên là “vô căn cứ” và “bất lợi” cho các nỗ lực an ninh mạng Trung-Mỹ.
Phát biểu tại cuộc họp báo định kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Chúng tôi đã nhận được những thông tin liên quan. Những thông tin này là không có căn cứ và không có lợi cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ nhằm thúc đẩy an ninh mạng.”
Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh những thành tựu mà Trung Quốc đạt được về phát triển kinh tế và công nghệ là thành quả từ những nỗ lực của nhân dân Trung Quốc, sự đầu tư liên tục cho nghiên cứu và phát triển cũng như những năng lực đổi mới không ngừng gia tăng.
Theo phát ngôn viên này, Trung Quốc và Mỹ đã thành lập một nhóm chuyên viên an ninh mạng cũng như tiến hành trao đổi suôn sẻ.
Máy bay không người lái Shadow của Mỹ
Ngày 7/5, Lầu Năm Góc đã công bố bản báo cáo thường niên “Diễn biến an ninh và hàng hải liên quan đến Trung Quốc năm 2013″ dài 83 trang và trình lên Quốc hội.
Đây là lần đầu tiên Mỹ chính thức và trực tiếp cáo buộc Trung Quốc đã thực hiện các vụ tấn công tin tặc để đánh cắp bí mật quốc phòng của Mỹ.
Nhật báo Yomiuri (Nhật Bản) ngày 20/9 dẫn lời các quan chức quân sự cho biết chiếc máy bay không người lái xâm nhập vào vùng trời gần quần đảo Senkaku hồi đầu tháng 9 là chiếc máy bay trinh sát không người lái BZK-005 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển.
Theo báo cáo, Trung Quốc đã mở chiến dịch tấn công dữ dội trên mạng trong những năm qua, đặc biệt là năm 2012, với mục tiêu là các hệ thống mạng của Chính phủ Mỹ.
Video đang HOT
“Trung Quốc đang sử dụng các khả năng mạng của mình để thu thập thông tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, vốn hỗ trợ các chương trình quốc phòng quốc gia của Mỹ”, báo cáo khẳng định.
Trung Quốc đã sử dụng những bí mật công nghệ quốc phòng đánh cắp được, đặc biệt từ Mỹ, để phát triển các loại vũ khí hiện đại. Đầu tiên phải kể đến tàu sân bay Liêu Ninh, mà theo các chuyên gia Lầu Năm Góc, sẽ được triển khai hoạt động ở biển Hoa Đông và biển Đông.
Tiếp theo là máy bay chiến đấu tàng hình J-15 có khả năng đậu và cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Dự kiến đến năm 2018 loại máy bay mới này sẽ được đưa vào hoạt động.
Trung Quốc cũng đang âm thầm sản xuất loại máy bay chiến đấu tàng hình nhỏ hơn là J-20 và phát triển máy bay tàng hình không người lái.
Ngoài ra, không thể không nhắc đến loại tên lửa chống tàu Đông Phong DF-21D, có tầm bắn khoảng 1.500km và có khả năng phá hủy các tàu quân sự lớn, kể cả tàu sân bay. Lầu Năm Góc hiện chưa rõ Trung Quốc đang sở hữu bao nhiêu tên lửa Đông Phong và hiện đang triển khai chúng ở đâu.
Ông David Helvey nhấn mạnh điều đáng lo ngại là tất cả các loại vũ khí này đều nhằm phục vụ chiến lược “ngăn chặn tiếp cận” của Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương. “Các vũ khí này có thể phối hợp tạo thành một hệ thống ngăn chặn hoạt động quân sự của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương”, ông Helvey nhấn mạnh.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc bị cáo buộc
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ cáo buộc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của Mỹ, nhưng trước đó Mỹ chỉ cáo buộc các cuộc tấn công nhằm ăn cắp thông tin thương mại. Đây là lần đầu tiên Mỹ cáo buộc Trung Quốc tấn công mạng để ăn cắp thông tin kỹ thuật quân sự.
Sự việc cho thấy để tăng cường khả năng tranh giành, mở rộng quyền lợi trên biển, Trung Quốc đã đưa các máy bay trinh sát không người lái hiện đại nhất của nước này vào hoạt động tại các vùng biển tranh chấp, như biển Hoa Đông.
Theo báo cáo do Ủy ban xem xét các vấn đề kinh tế-an ninh Mỹ-Trung, một cơ quan tư vấn cho Quốc hội Mỹ, công bố hồi tháng 6 vừa qua, trước đó Trung Quốc đã đưa khoảng 10 máy bay loại này vào sử dụng trong các lĩnh vực quân sự và dân sự.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang cho nghiên cứu phát triển loại máy bay không người lái có kích thước lớn hơn và tính năng tương đương với máy bay Global Hawk, loại có thể bay ở độ cao 18.000m và có thể bay liên tục trên 30 tiếng.
Trung Quốc đạt được bước tiến lớn trong việc phát triển hệ thống định vị toàn cầu của riêng mình, hệ thống Bắc Đẩu. Dự kiến Bắc Đẩu sẽ phủ sóng toàn cầu vào năm 2020.
Nếu lực lượng máy bay trinh sát không người lái của Trung Quốc được liên kết với hệ thống định vị Bắc Đẩu thì tính năng, hiệu quả của chúng sẽ tăng lên nhiều lần.
Theo Báo Đất Việt/TTXVN
Predator phiên bản Trung Quốc mang theo vũ khí gì?
Gần đây, chuyên mục "Giải mã tình hình quân sự" của Đài truyền hình Bắc Kinh, đã giới thiệu sơ bộ những thông tin có liên quan về tình hình thử nghiệm vũ khí của máy bay tấn công không người lái CH-4 của Trung Quốc.
CH-4 là máy bay trinh sát - tấn công không người lái thế hệ mới, do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất, được ví như "Predator" phiên bản Trung Quốc. Nó có sải cánh 18m, độ cao bay tối đa 5km, hành trình tối đa 3.500km, thời gian bay liên tục 30h. CH-4 được xếp vào dạng máy bay trinh sát - tấn công không người lái tầm xa, độ cao trung bình.
CH-4 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2012
Đây là hệ thống máy bay trinh sát - tấn công không người lái có thời gian lưu không dài, tính năng cơ động cao, có khả năng căn cứ vào tình hình chiến trường để lựa chọn địa điểm cơ động triển khai, có khả năng thích ứng với điều kiện chiến trường khốc liệt, có nhiễu điện từ mạnh.
CH-4 có ngoại hình rất giống Predator của Mỹ
CH-4 lần đầu tiên lộ diện tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2012, đến nay nó đã bắt đầu bước vào giai đoạn thử nghiệm vũ khí. CH-4 có khả năng mang theo 2 quả bom điều khiển chính xác FT-5, phiên bản chuyên dụng cho UAV và 2 quả tên lửa không đối đất hạng nhẹ AR-1.
CH-4 có 4 giá treo vũ khí, bao gồm 2 tên lửa không đối đất và 2 bom điều khiển chính xác
Theo giới thiệu về tên lửa không đối đất AR-1 trên phiên bản máy bay trực thăng không người lái CH-3 tại triển lãm hàng không Chu Hải 2012, thì đây là loại tên lửa có tính năng tương đương loại tên lửa không đối đất hạng nhẹ, hiện đại nhất của Mỹ là Maverick.
Thử nghiệm bom và tên lửa của CH-4 cho kết quả đánh trúng mục tiêu
Loại tên lửa này đang trong giai đoạn thử nghiệm tác chiến, có trọng lượng 45kg, đầu đạn chứa 6,8kg thuốc nổ tổng hợp có sức công phá lớn, dẫn đường bằng GPS. Với lượng nổ này, AR-1 có thể xuyên phá vỏ thép dày 1,4m, rất phù hợp để tấn công xe tăng và phá hủy các công sự kiên cố.
Một vụ thử nghiệm bom và tên lửa của CH-4
Trong chuyên mục không giới thiệu chi tiết các tính năng và hệ thống thiết bị trinh sát, tác chiến điện tử nhưng với ngoại hình và số lượng vũ khí mang theo, nó được coi là phiên bản "Predator-A" của Trung Quốc. Hiện CH-4 đang trong giai đoạn thử nghiệm vũ khí nên có thể dự đoán, thời gian nó chính thức được biên chế cũng không còn xa nữa, dự kiến có thể vào giai đoạn 2016-2018.
Theo ANTD
Dân Pakistan: "Khủng bố là lũ máy bay không người lái Mỹ" Máy bay không người lái của Mỹ vừa tiếp tục có một cuộc tấn công tên lửa trong lãnh thổ Pakistan làm chết 7 người và bị thương 2 người. Theo phóng viên Tân Hoa Xã của Trung Quốc thường trú tại Islamabad ngày 22-09, khu vực sinh sống của bộ tộc Waziristan ở tây bắc Pakistan, vừa gặp phải một cuộc tập...