Sự thật việc dùng vỏ xà cừ chữa bệnh ngoài da
Trong hơn 1 năm qua và mới đây 1 loạt cây xà cừ trên đường láng đã bị bóc vỏ. Điều tra của cơ quan chức năng cho thấy họ lấy vỏ xà cừ để chữa bệnh da ở chân. Trước ý kiến cho rằng vỏ xà cừ không có tác dụng chữa bệnh, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia y học cổ truyền về vấn đề này.
Tình trạng đẽo vỏ cây xà cừ bắt đầu xuất hiện từ đầu năm 2015 và đến nay lại tiếp tục. Điều bất ngờ về “thủ phạm” là 1 cụ ông 80 tuổi (ở Cầu Giấy), cách 2-3 ngày lại đi đục đẽo vỏ cây xà cừ mang về đun nước ngâm chân cho người vợ 74 tuổi bị bệnh da liễu.
Khi làm việc với cảnh sát, cụ ông cho biết, do người vợ 74 tuổi bị bệnh da liễu ở chân, chữa trị nhiều năm không khỏi, gần đây nhiều người mách lấy vỏ cây xà cừ đun lấy nước ngâm chân sẽ giảm bệnh nên ông đã mang dao và một chiếc búa đinh ra hàng cây xà cừ trồng trên dải phân cách giữa đường Láng, đục đẽo lấy vỏ cây mang về đun nước chữa bệnh.
Cụ ông 80 tuổi đẽo vỏ của 3-5 cây xà cừ mỗi lần
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, đúng là vỏ cây xà cừ có khả năng chữa bệnh ngoài da nhưng chỉ được dùng ở dạng tắm. Tinh dầu và chất chát trong vỏ xà cừ có tác dụng se da, giúp nhanh khỏi.
Tuy nhiên, Lương y cũng khuyên không nên cạo vỏ cây xà cừ vì sẽ làm tổn hại đến cây trong khi có rất nhiều loại lá quả khác có tác dụng tương tự, thậm chí tốt hơn mà lại dễ kiếm như lá chè, mướp đắng, lá chân vịt….
Video đang HOT
Trao đổi nhanh với PGS.TS BS Chu Quốc Cường, Nguyên Giám đốc bệnh viện Y học cổ truyền, PGS Cường cho biết xà cừ chính là cây lim trắng và vỏ xà cừ đúng là có tác dụng chữa bệnh ngoài da. Tuy nhiên, bác sĩ cũng nhấn mạnh là bất cứ loại cây cỏ nào có vị chát cũng đều có tác dụng với bệnh ngoài da. Chất chát trong cây cỏ chính là tananh, có nhiệm vụ làm se da, giúp da nhanh lành.
Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, đúng liều lượng sẽ gây ngộ độc do chất độc ngấm qua máu. Nhiều người nghĩ bôi ngoài da không gây nhiều ảnh hưởng nhưng thực tế là khi đã ngộ độc sẽ rất nặng.
Còn ThS Nguyễn Thị Hòa, Nguyên Phó GĐ TT Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội, Viện Dược liệu, cho biết xà cừ có tác dụng chữa bệnh ngoài da theo dân gian nhưng không nên đẽo cây vì có thể ảnh hưởng tới sức sống của cây. Thay vào đó, có thể thay thế bằng xuyên tâm liên (trị vảy nến, ngứa mụn nhọt), khổ sâm, canh châu (trị sởi, thủy đậu). Đó là những loại dược liệu đã được trồng phổ biến, có giá thành rẻ. Ngoài ra, cần kết hợp với các loại thuốc uống mới cho kết quả điều trị hiệu quả.
Theo Nhân Hà (Dân trí)
Hành trình tìm lại giọng nói của nữ sinh 17 tuổi bị câm 6 tháng sau khi bạn đánh hội đồng
Sau khi bị bạn đánh, do bị ức chế tâm lý, nữ sinh 17 tuổi đã bị câm hoàn toàn, suốt 6 tháng điều trị nhiều nơi không khỏi.
Tại khoa Nhi - Bệnh viện Châm cứu Trung ương, khi có dịp trao đổi với Ths. BS Dương Văn Tâm - Trưởng đơn vị điều trị Liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em mới thấy được những khó khăn mà hằng ngày các bác sĩ phải trải qua và hơn thế nữa là những ca bệnh khó, bệnh hiếm đã được các bác sĩ điều trị thành công.
Những ca bệnh đã được điều trị thành công, người bệnh và người nhà bệnh nhân không ít lần rơi nước mắt, vì có những trường hợp gia đình đã đưa con về vì chán nản không tìm ra nguyên nhân và không chữa khỏi, nhưng khi đến với các bác sĩ châm cứu, chỉ trong vài ngày bệnh đã khỏi hoàn toàn.
Rất nhiều bệnh nhi mắc bệnh nặng đã được chữa khỏi tại BV Châm cứu Trung ương.
Ca bệnh mà BS Tâm nhớ nhất đó là cô nữ sinh 17 tuổi, ở Phú Thọ, đến chữa bệnh cách đây 1 năm, do bị "cấm khẩu" (bị câm) hoàn toàn vì ức chế tâm lý. Đó là bệnh nhân Q.T.P.H (học sinh lớp 11, ở Tử Đà - Phù Ninh - Phú Thọ).
BS Tâm cho biết, đây là trường hợp bệnh hiếm gặp, được chẩn đoán bạo ngôn, do can khí uất kết (quá ức chế tâm lý gây nên). Theo BS Tâm, trước khi được đưa đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị, bệnh nhân này bị câm hoàn toàn trong vòng 6 tháng, nguyên nhân là do ức chế tâm lý vì bị bạn học đánh hội đồng. Sau đó, bệnh nhân được đưa đi điều trị ở nhiều cơ sở tây y như: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng Trung ương, Viện tâm thần Trung ương...
"Do mâu thuẫn trên facebook, bệnh nhân bị 4 bạn học đánh hội đồng, sau đó có bị gia đình rầy la và đưa đến trường để làm rõ. Tại đây do bị ức chế tâm lý, cháu mất tiếng hoàn toàn, mọi giao tiếp đều qua cử chỉ hoặc ghi ra giấy", BS Tâm nhớ lại.
Theo bác sĩ Tâm: "Hôm đó, tình cờ tôi có xem chương trình trên tivi nói về tình trạng bạo lực học được và thấy trường hợp của cháu H. Ngay sau đó, tôi nghĩ trường hợp này có thể chữa khỏi được và tôi đã liên hệ để gia đình đưa cháu xuống bệnh viện điều trị".
BS Dương Văn Tâm đang điều trị cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương.
Khi tiếp nhận, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, ngại giao tiếp, thu mình, chỉ thích nằm, lười vận động dù đã tự sinh hoạt cá nhân. Ngoài ra, bệnh nhân không nói, câm hoàn toàn, không ú ớ được, gọi hỏi chỉ gật hoặc lắc đầu, giao tiếp bằng bút viết ra giấy. Sau khi thăm khám bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị mất tiếng sau sang chấn tâm lý.
Kể về quá trình điều trị cho bệnh nhân này, BS Tâm cho biết, bệnh nhân được điện châm ngày 1 lần, cùng với đó là thủy châm và kết hợp xoa bóp bấm huyệt... "Sau 5 ngày điều trị, cháu nói được câu đơn, ngọng; Sau 7 ngày điều trị, cháu nói chậm. Sau 8 ngày điều trị, cháu nói lưu loát rõ ràng. Cháu kể những ngày không nói được cảm giác rất khó chịu ở ngực, cổ (Can khí uất)", BS Tâm cho hay.
Đánh giá về ca bệnh này, BS Tâm cho rằng, do bệnh lý đã lâu ngày (6 tháng) công năng các tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cho nên bên cạnh việc châm tá cho thông kinh hoạt lạc, cũng cần lưu ý châm bổ, cứu ngải để bồi bổ và làm ấm các các tạng phủ bị hư tổn.
"Xác định đây là ca bệnh lý khó khăn, chúng tôi thấy cần phải kết hợp nhiều kỹ thuận như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ, cứu ngải, kết hợp với chuyên gia tâm lý, ngôn ngữ trị liệu.
Trẻ thường sợ hãi, thu mình, ngại giao tiếp, chỉ thích nằm giường, chúng tôi hướng dẫn gia đình cho cháu vui chơi với mọi người xung quanh. Khi cháu bắt đầu phát âm thì luyện nói, đánh vần, đọc to. Châm cứu thêm các huyệt Giáp xa, Hạ quan, để các cơ hầu, họng, vùng mặt có phản xạ trở lại với quá trình tạo tiếng nói của con người", BS Tâm nói.
Theo_Eva
Bệnh viện Y học cổ truyền: Nhiều sai phạm trong đấu thầu thuốc Kết luận thanh tra công tác đấu thầu dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền (YHCT) tại Bệnh viện Y học cổ truyền của Sở Y tế TP. HCM công bố chiều 28-7 đã đánh giá như vậy. Ảnh minh họa Cụ thể, với gói thầu thí điểm năm 2013 trị giá trúng thầu hơn 24,7 tỉ đồng, bệnh viện không...