Sự thật video “tên lửa đánh trúng nhà kho” gây vụ nổ khủng khiếp ở Liban
Một đoạn video ghi lại vụ nổ khủng khiếp ở Beirut, Liban cho thấy một vật thể giống như tên lửa đang lao xuống khu nhà kho. Video này đã dẫn đến những suy đoán về một vụ tấn công.
Video “tên lửa đánh trúng nhà kho” ở Liban được xác định là giả mạo.
Theo tìm hiểu của hãng thông tấn AP, đoạn video chia sẻ trên mạng xã hội Twitter và Youtube đã được cắt ghép, chỉnh sửa để gây cảm giác rằng tên lửa đã đánh trúng khu nhà kho, dẫn đến vụ nổ khủng khiếp.
Cho đến nay chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy vụ nổ là do bị tấn công dưới bất kỳ hình thức nào.
Video sử dụng hiệu ứng phim âm bản để đảo ngược màu sắc, cho thấy hình ảnh giống như một quả tên lửa đang lao xuống khu nhà kho.
Nhưng khi phân tích kỹ hơn, AP nhận thấy tên lửa không hề thay đổi hình dạng và mũi tên lửa không hề chúi xuống đất khi tiếp cận mục tiêu.
Vài giây trước khi vụ nổ xảy ra, tên lửa đột nhiên biến mất, không trực tiếp gây ra bất cứ thiệt hại nào, theo AP.
Hany Farid, giáo sư Đại học California ở Berkeley, Mỹ, chuyên gia về pháp y kỹ thuật số, xác nhận với AP rằng tên lửa xuất hiện trong video là “giả mạo”.
“Tên lửa trông không hề hợp lý về mặt vật lý. Nó như được dán vào trong video chứ không tạo ra hiệu ứng bóng mờ như tên lửa thực sự đang lao vào mục tiêu ở vận tốc lớn”, Farid nói.
Một tài khoản YouTube đăng video giả mạo đã thu hút tới 348.000 lượt xem chỉ sau chưa đầy một ngày. Đoạn video mô tả: “Đây là góc quay gần nhất. Mọi người vẫn còn tin là do tai nạn chứ?”
Không ít cư dân mạng tin rằng video thực sự ghi lại cảnh tên lửa đánh trúng khu nhà kho.
“Đó chỉ là tên lửa hoạt hình, không giống như tên lửa thực sự đang nhắm đến mục tiêu”, Jeffrey Lewis, chuyên gia về tên lửa tại Viên nghiên cứu Quốc tế Middlebury ở Monterey, California, nói với AP.
Vụ nổ xảy ra vào ngày 4.8 ở cảng Beirut, Liban đã khiến ít nhất 143 người thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương. Các chuyên gia cho rằng pháo hoa cùng với 2.750 tấn amoni nitrat đã tạo ra sức công phá khủng khiếp trong vụ nổ.
Quan chức cảng Beirut nói trữ amoni nitrat theo lệnh của tòa
Tổng giám đốc cảng Beirut nói rằng họ lưu trữ amoni nitrat từ 6 năm trước theo lệnh của tòa và đã vài lần yêu cầu tìm cách xử lý.
Tổng giám đốc cảng Hassan Koraytem ngày 5/8 nói với đài truyền hình địa phương OTV rằng họ biết amoni nitrat rất nguy hiểm nhưng mức độ tàn phá của nó vượt sức tưởng tượng.
2.750 tấn amoni nitrat được tàu Rhosus treo cờ Moldova chở từ Gruzia tới Mozambique vào năm 2014, nhưng bị bỏ lại khi con tàu gặp sự cố động cơ lúc cập cảng Beirut. Số amoni nitrat trên tàu được chuyển tới lưu trữ trong nhà kho ở cảng Beirut suốt 6 năm qua mà không được áp dụng các biện pháp an toàn cần thiết. Koraytem cho biết hóa chất được đưa vào kho theo lệnh của tòa án.
Cảnh tượng đổ nát sau vụ nổ tại cảng ở Beirut ngày 4/8. Ảnh: Reuters.
Koraytem và lãnh đạo Tổng cục Hải quan Lebanon Badri Daher nói rằng họ đã vài lần gửi thư đến cơ quan tư pháp để yêu cầu loại bỏ hợp chất này khỏi cảng nhưng không được đáp ứng. "Chúng tôi yêu cầu tái xuất khẩu chúng nhưng điều đó không được thực hiện. Vì sao lại vậy? Chúng tôi để vấn đề này cho các chuyên gia và những người liên quan xác định lý do", Badri Daher nói.
Hai tài liệu Reuters đã xem cho thấy hải quan Lebanon đã yêu cầu cơ quan tư pháp vào năm 2016 và 2017 ra lệnh cho cơ quan hàng hải có liên quan tái xuất khẩu hoặc phê duyệt việc bán amoni nitrat để đảm bảo an toàn cho cảng. Một tài liệu cho thấy họ cũng gửi yêu cầu tương tự năm 2014 và 2015.
Ít nhất 135 người thiệt mạng và 5.000 bị thương sau vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat tại cảng ở Beirut ngày 4/8. Với sức công phá ngang 240 tấn TNT, nó tàn phá hơn nửa thành phố, gây thiệt hại ước tính lên đến 5 tỷ USD.
Vụ nổ "như bom nguyên tử" ở Lebanon. Video: CNN.
Amoni nitrat thường được dùng làm phân bón, nhưng có thể trở thành chất nổ mạnh nếu lẫn tạp chất hoặc được trộn với nhiên liệu dễ cháy. Hợp chất này từng được dùng trong hàng loạt cuộc tấn công khủng bố, trong đó có vụ đánh bom làm 168 người chết tại thành phố Oklahoma của Mỹ. Tuy nhiên, quan chức Lebanon và Mỹ đều bác bỏ khả năng đây là một vụ tấn công.
Khả năng gây nổ khiến nhiều nước đặt ra những quy định chặt chẽ về lưu trữ và xử lý amoni nitrat. "Nó thường được bảo quản trong môi trường được kiểm soát liên tục và điều chỉnh theo thể tích để hạn chế nguy cơ phát nổ", Brent Kaiser, nhà sinh học ở Đại học Sydney của Australia, cho hay.
Nổ lớn ở Liban khiến 100 người chết: "Mọi thứ bị phá hủy trong 10 phút" Vụ nổ lớn được ví như bom nguyên tử xảy ra hôm 4/8 tại thủ đô Beirut của Liban, cướp sinh mạng ít nhất 100 người và khiến hơn 4.000 người bị thương. Các nhân chứng trong vụ việc tới giờ vẫn chưa hết bàng hoàng. Video: Vụ nổ như bom nguyên tử ở thành phố Beirut, Liban. Nguồn: Daily Mail Tờ Sputnik...