Sự thật về “viên ngọc” kỳ lạ trên đầu rắn hổ mang chúa có thể cứu mạng người, giá hàng chục tỷ
Dân gian truyền miệng về phương pháp chữa rắn hổ mang cắn bằng một “viên ngọc” đặc biệt trên cơ thể chúng khiến viên đá quý này được săn lùng và bán với giá khủng khiếp.
Truyền thuyết về “ngọc rắn” Nagamanikyam
Bạn đã nghe nói về viên đá quý tên là Nagamanikyam chưa? Viên đá “ma thuật” mạnh mẽ này được hình thành trong đầu một con rắn hổ mang, vì vậy nó còn được gọi là “ngọc rắn”. Nó có màu vàng tươi vào ban ngày và tỏa sắc đỏ rực rỡ vào ban đêm. Người ta quan niệm rằng nếu có được viên đá này bạn sẽ có tất cả vận may, quyền lực trên thế giới.
Truyền thuyết về “ngọc rắn” được truyền từ người này sang người khác tại một số quốc gia. Rắn hổ mang sẽ phun ra ngọc rắn vào những đêm trăng tròn và trăng non trước khi cầu nguyện trước vị thần của chúng. Đây là lúc một thợ săn ngọc sẽ lấy viên đá quý và giấu nó trong đống phân bò. Sau khi cầu nguyện, con rắn hổ mang sẽ chết vì không thể tìm lại được viên ngọc. Sau đó, thợ săn lấy viên ngọc từ phân bò ra và rửa sạch bằng sữa, nước hoa hồng. Họ trở thành chủ nhân của một viên ngọc vô giá. Có những người sẵn sàng chi một khoản tiền khổng lồ (theo một số nguồn tin lên đến 50.000 rupee – hơn 14 tỷ đồng) để sở hữu thỏi nam châm may mắn bí ẩn này.
Vậy Nagamanikyam thực sự là gì? Trước hết, không có bằng chứng khoa học nào về sự tồn tại của một thứ như viên ngọc Nagamanikyam thần kỳ. Cho đến nay, người ta mới chỉ biết đến 2 loại đá quý có nguồn gốc từ động vật là ngọc trai và san hô đỏ. Sau đó có thêm hổ phách, là nhựa cây lá kim đông đặc được tìm thấy dưới dạng hóa thạch.
Sự thật về “ngọc rắn” hổ mang
Ở nhiều quốc gia khác nhau, người ta vẫn nhìn nhận một loại “đá” gọi là ngọc rắn, hay đá viper. Đây là một loại thuốc dân gian để điều trị rắn cắn. Đá rắn về cơ bản là xương động vật (có thể là từ rắn hoặc không) và nó được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để điều trị vết cắn của rắn độc, bọ cạp và nhiễm trùng. Hình thức y học này được thực hiện ở một số nước như Ấn Độ, châu Phi và Nam Mỹ. Chúng có những tên gọi khác nhau như đá rắn, ngọc rắn, ngọc rắn hổ mang, er schwarze Stein, nagamani, la pierre noire hay der schwarze Stein.
Kazwini, một nhà văn Ba Tư ở thế kỷ 13 đã mô tả cách chữa bệnh bằng ngọc rắn trong tác phẩm “Aja’ib al-Makhluqat” của mình. Ông viết rằng họ đặt vết thương do sinh vật có nọc độc vào nước ấm hoặc sữa chua, sau đó bỏ thêm đá rắn vào đó để hút nọc độc. Đá rắn có khả năng hấp thụ và hóa giải nọc độc rắn.
Ở châu Phi và các nước Nam Mỹ như Peru, hầu hết người dân ở các vùng nông thôn đều dùng ngọc rắn bôi lên vết rắn cắn. Họ buộc viên đá vào chỗ rắn cắn và để hàng giờ mỗi ngày. Theo các báo cáo, hòn đá sẽ rơi ra sau khi hút hết chất độc.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố rằng quy trình y tế này không có tác dụng đối với vết rắn cắn và nó chỉ làm trì hoãn việc điều trị thích hợp. WHO nhấn mạnh các phương pháp điều trị phi truyền thống như rạch vết thương, cắt bỏ, hút và dùng đá rắn trên vết rắn cắn không có tác dụng chữa lành vì hầu hết các vết rắn cắn là của những loài rắn không độc.
Ngoài ra, ngọc rắn còn được sử dụng trong thời kỳ Celtic trước đó. Nó được làm từ thủy tinh có lỗ và dùng để xua đuổi tà ma hơn là rắn cắn.
Có một phiên bản thực tế của Nagamanikyam được lấy từ hộp sọ hoặc đuôi của các loài rắn độc, đặc biệt là rắn hổ mang (do đó được gọi là ngọc rắn hổ mang). Đôi khi, rắn hổ mang chỉ cần sử dụng một phần nhỏ nọc độc của nó để giết chết con mồi. hần nọcP độc còn lại sau khi tiết ra sẽ lắng đọng ở phần trên cùng của hộp sọ. Khi càng có nhiều nọc độc được tích tụ, nó sẽ tạo thành một khối đông đặc màu xanh đen giống như một viên đá quý. “Viên ngọc quý” này được cho là rất hiếm vì hầu hết rắn hổ mang sử dụng toàn bộ nọc độc của chúng khi giết con mồi và do đó không có nọc được tích lũy. Thông thường, Nagamanikyam này được lấy từ những con rắn sau khi chúng đã chết nhưng cũng có những vụ giết rắn hàng loạt để tìm kiếm “viên ngọc” này.
Huyền thoại về Nagamanikyam được sử dụng rộng rãi để lừa gạt những nạn nhân nhẹ dạ cả tin. Vào năm 2015, 3 kẻ lừa đảo từ Tamil Nadu, Ấn Độ đã bị bắt quả tang đang cố bán một viên ngọc rắn với giá 10.000 rupee (gần 3 tỷ). Họ đặt 2 hòn đá gần 2 bông hoa râm bụt và nói rằng những bông hoa này nở là nhờ sức mạnh của Nagamanikyam. Thật không may, khách hàng của họ lại là những cảnh sát chìm nên mọi việc bị bại lộ.
Kỳ đà vật lộn sinh tồn khi bị rắn hổ mang truy sát
Cuộc ác chiến giữa 2 loài bò sát khổng lồ và kẻ chiến thắng chỉ có một.
Kỳ đà khổng lồ vật lộn sinh tồn khi bị rắn hổ mang truy sát
Trong lần đi thăm quan Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi cùng chồng của mình, nhiếp ảnh gia Helen Young đã bắt gặp cảnh chiến đấu sinh tồn giữa 2 con vật thuộc loài bò sát khổng lồ.
Đó là cuộc chiến giữa con rắn hổ mang khổng lồ và một con kỳ đà. Mặc dù kỳ đà là loài bò sát có vóc dáng tương đối lớn, có thể dài đến 2,5 - 3 m, tuy nhiên trong clip con vật này bị lép vế so với kẻ săn mồi.
Ngay từ mở đầu, con kỳ đà đã bị rắn hổ mang tấn công và ngoạm chặt vào một phía bên cổ. Hiếm có loài độc vật nào chịu được một vết cắn chứa đầy nọc độc của rắn hổ mang snouted (Naja annulifera) - một trong những loài rắn hổ mang to nhất châu Phi. Nhưng bằng sức mạnh tuyệt vời của mình, con kỳ đà vẫn cố gắng chống cự, kéo con rắn ra tận giữa đường và nhiều lần suýt có thể bỏ trốn.
Mặc dù bị thương nhưng con kỳ đà vẫn rất khỏe khi kéo con rắn hổ mang ra tận đến giữa đường.
Thật không may cho nó, con rắn hổ mang vẫn kịp bám theo và bắt được. Con mồi dần trở nên kiệt sức, chậm chạp và gần như không còn sức phản kháng.
Cuối cùng, một chiếc xe hơi bất ngờ chạy ngang qua khiến con rắn bị hoảng sợ và bỏ lại con kỳ đà tội nghiệp ở lại trên đường.
Vì hiếu kỳ, nhiếp ảnh gia Young đã ở lại để xem liệu con kỳ đà có còn sức để bỏ đi hay không. Tuy nhiên, có lẽ vì vết thương quá nặng con vật chỉ nằm thoi thóp được thêm một lúc rồi chết.
Video: Hoảng hồn chứng kiến rắn hổ mang quấn chặt quanh xe mô tô Tài xế xe mô tô người Ấn Độ đã bị sốc khi phát hiện một con rắn hổ mang dài 1,5m (5 ft) thò ra từ động cơ xe của mình vào giữa đêm thứ Sáu (2/9). Con rắn hổ mang đang quấn chặt lấy xe. Người đàn ông phát hiện ra con vật khi chiếc xe của anh đang đậu tại ga...