Sự thật về trò “thôi miên, bỏ thuốc mê” để gây án
Thời gian qua, cơ quan công an trên nhiều địa bàn các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước nhận được nhiều thông tin trình báo của người dân bị các đối tượng lạ mặt giở “thuật” thôi miên để trộm cắp tài sản với giá trị lớn. Qua xác minh ban đầu từ các vụ án, cơ quan điều tra công an trước mắt nhận định đây là hành vi gây án mới của các đối tượng lừa đảo, trộm cắp, đồng thời đã lật tẩy cái gọi là “ thuật thôi miên” trong các vụ án.
Bàn tay ma quỷ…
Vừa qua, dư luận xôn xao vụ “thôi miên, đánh thuốc mê” tại cửa hàng 490 Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) cướp đi nhiều tài sản với tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ đồng. Theo khai báo của chị Vũ Hoàng Điệp (23 tuổi, trú tại ngõ 29 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội), một người phụ nữ bước vào cửa hàng, thấy có mình chị Điệp liền giả vờ mua hàng, sau đó đột nhiên xõa tóc rồi chị Điệp mê man. Khi tỉnh dậy, chị Điệp phát hiện bị mất 35.000 euro, 1.900 USD, 48 triệu đồng, 2 điện thoại iPhone cùng1 thẻ ATM. Tuy nhiên, sau khi điều tra, cơ quan công an kết luận chỉ là vụ trộm thông thường và số tài sản bị mất thực tế thấp hơn nhiều so với khai báo. Tiếp đó, công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa qua cho biết từng tiếp nhận trình báo của một du khách nước ngoài quốc tịch Nhật Bản về việc bị kẻ gian đánh thuốc mê để trộm tài sản.
Liên tục các vụ dùng thủ thuật để cướp tài sản xảy ra gần đây, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Theo tường trình của du khách này, vào khoảng 23h, khi đang đứng tại khu vực ngã ba phố Phủ Doãn – Ngõ Huyện, anh bị một phụ nữ đi ngược chiều cố tình xô vào. Ngay lúc đó, anh cảm thấy người choáng váng, hoa mắt tưởng mình bị cảm, anh tìm một chỗ ngồi lại, lúc tỉnh dậy mới biết mình bị mất toàn bộ tiền trong ví và điện thoại. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin trình báo, công an phường Hàng Trống đã nhanh chóng xác định được đối tượng gây án. Đối tượng nữ bị bắt đã khai nhận hành vi trộm cắp đối với du khách Nhật Bản này với sự trợ giúp của 2 người đàn ông. Qua đó, thị đã cố tình xô vào vị khách này để đánh lạc hướng tạo điều kiện cho đồng bọn móc túi du khách kể trên chứ không hề dùng thủ đoạn đánh thuốc mê.
Cũng trong thời gian trên, cơ quan công an các tỉnh: Lạng Sơn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tiền Giang… liên tục nhận được phản ánh từ một số chủ tiệm vàng, chủ kinh doanh mặt hàng điện thoại, sim thẻ đến trình báo bị kẻ lạ mặt dùng “thuật thôi miên, đánh thuốc mê” để trộm, tráo tài sản. Qua đơn trình báo của các nạn nhân trước khi bị trộm, cướp tài sản đều rơi vào trạng thái hoa mắt, chóng mặt, cả người mệt mỏi, mồ hôi toát ra nhiều, không làm chủ được hành vi, nhận thức… sau đó ngất xỉu tại chỗ. Song thực tế kết luận điều tra lại nhận định theo một hướng khác!
Hay chỉ là thủ đoạn cũ, nạn nhân mới
Video đang HOT
Trao đổi vấn đề này với BS. Nguyễn Hồng Hải – Khoa Hồi sức cấp cứu, BV Bạch Mai cho biết: nếu nạn nhân bị ngấm thuốc mê, người ngoài có thể nhận thấy thông qua gương mặt của họ: nạn nhân có biểu hiện lờ đờ, gương mặt mệt mỏi, không tỉnh táo, nói những câu lơ ngơ, vô nghĩa. Hiện tại, thuốc gây mê có hai dạng phổ biến: thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch để khởi mê nhanh và thuốc gây mê bay hơi thể khí được dùng qua đường hô hấp để duy trì trạng thái mê.
Đối tượng Thiệp gây vụ trộm cắp tài sản của chị Vũ Hoàng Điệp tại cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, việc sử dụng khí để gây mê rất khó, đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức, bởi nếu không sẽ có nguy cơ bị… gục trước đối tượng muốn “nhắm đánh” khí mê. BS. Hải khẳng định, với những quy định nghiêm ngặt trong việc quản lý của Bộ Y tế, loại biệt dược này chỉ được dùng trong hệ thống y tế, có sự chỉ định và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Phóng viên cũng đã trao đổi trực tiếp với PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức – giảng viên chính Bộ môn Dược, Đại học Y dược TP.HCM xung quanh vấn đề này, được biết: Chỉ qua các lời khai của nạn nhân, không thể xác định đâu là nguyên nhân khiến cho nạn nhân rơi vào trạng thái mê muội, rồi đưa hết tài sản cho kẻ xấu. Đồng thuận với ý kiến của BS. Hải, PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức khẳng định một lần nữa: Trước những quy định nghiêm ngặt về kiểm soát các loại thuốc gây mê của ngành y tế, tội phạm khó có khả năng tiếp cận những loại thuốc đặc biệt này.
Theo lời một điều tra viên từ Cục Điều tra hình sự, Bộ Công an: những vụ trộm cướp tài sản gây ồn ào trong dư luận gần đây không phải do thôi miên hay dùng thuốc mê mới mà chỉ là tin đồn thất thiệt. Bởi mọi hành động, ám thị trong thôi miên phải được thân chủ đồng ý và hợp tác với tinh thần thoải mái, tự nguyện, nếu không ám thị đó sẽ bị đẩy ngược trở lại. Thực chất, khi thực hiện vụ án, bọn tội phạm đã lên kế hoạch chi tiết tiếp cận “con mồi”. Chúng dành thời quan sát hoạt động của nạn nhân, khi tổ chức trộm cướp tài sản, chúng sẽ dùng chiêu cũ là tạo những tình tiết làm phân tán “con mồi” lợi dụng sơ hở để cho đồng phạm trộm cắp đồ. Vì thế, người dân cần tránh tâm trạng hoang mang, lo sợ trước những tin đồn thất thiệt về “thuật thôi miên, đánh thuốc mê” cướp tài sản đang bị kẻ xấu lợi dụng để truyền bá trong thời gian gần đây.
Theo Sức khỏe &Đời sống
Ngoại cảm rởm giả vong sàm sỡ vợ liệt sỹ
Hàng loạt nhà ngoại cảm rởm nổi lên trong thời gian qua không chỉ với khả năng siêu nhiên, đa di năng mà còn khiến thân nhân liệt sỹ nhiều phen kinh hồn bạt vía trước những tình huống bất ngờ của "liệt sỹ" khi nhập hồn.
Lừa mị bằng "lời vong dặn"
Câu chuyện được chúng tôi ghi nhận qua buổi gặp gỡ với TS. Vũ Thế Khanh tại trụ sở làm việc số 1 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. TS. Khanh cho biết: "Rất nhiều người gọi điện hoặc thậm chí trực tiếp tìm đến trung tâm của chúng tôi chia sẻ những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh việc đi tìm mộ. Không chỉ dừng lại ở việc tìm mộ người còn sống, hay nhặt những tổ mối về thờ, những nhà ngoại cảm rởm còn bộc lộ bản tính Sở Khanh đối với thân nhân liệt sỹ".
Nhìn vào tấm bảng treo trịnh trọng giữa phòng làm việc, TS. Khanh nhớ lại: "Trước đây, chúng tôi ghi khá đầy đủ tên, họ, địa chỉ của những người đến đây phản ánh về một bộ phận ngoại cảm lợi dụng việc tâm linh để mưu cầu việc riêng. Tất nhiên, vì lý do cá nhân, chúng tôi có trách nhiệm giữ bí mật cho họ. Tuy nhiên, việc ngoại cảm rởm tung hoành quá nhiều trong thời gian qua, làm mất uy tín của trung tâm, thậm chí có những ngoại cảm rởm lấy danh nghĩa là người của trung tâm để tạo lòng tin cho người dân đi tìm mộ khiến chúng tôi nhiều lần gặp rắc rối. Vì thế, tôi thấy cần thiết phải đưa những hành vi xấu xa của chúng ra để người dân cảnh giác"
Hàng ngàn hài cốt liệt sỹ đã được tìm thấy nhờ phương pháp ngoại cảm nhưng cũng không thiếu người lợi dụng danh nghĩa "ngoại cảm" để làm chuyện "ma tịt" với thân nhân liệt sỹ.
Cũng theo lời kể của TS. Khanh, nhiều cô gái trẻ khóc dở mếu dở khi bị "thầy" ngoại cảm nhân danh vong người thân đã mất, nhập vào, giở trò "ma tịt" khiến chính người thân xung quanh cũng cảm thấy khó lòng tin tưởng. H. là một trong những trường hợp như thế. H. sinh năm 1988, quê ở Hải Dương đã lấy chồng được bốn năm và có một đứa con trai hai tuổi. Tuy nhiên, tai nạn không may của hơn một năm về trước đã biến H. thành một góa phụ khiến người thân, bạn bè đều đau xót. Hơn một năm sau ngày lo hậu sự cho chồng, H. quyết định tìm đến nhà một "thầy ngoại cảm" nổi tiếng trong vùng. Vì H. nghe nói, "thầy ngoại cảm" này có thể nói chuyện với người âm, tìm thấy hàng nghìn hài cốt liệt sỹ trong chiến tranh.
Lần đầu tiên, H. đi với bà cô nhà chồng nhưng nghe "thầy" phán rằng vía bà cô bị "chạm" với vong chồng nên chồng H. không có đường về. H. ngậm ngùi ra về và định bụng: "Chắc chồng mình có nhiều điều dặn dò, vì chết do tai nạn chưa kịp trăng trối điều gì". Lần thứ hai, H. đi cùng với một người anh họ bên nhà chồng và một vài người bác lớn tuổi khác đến, "thầy" lại "nghe vong" dặn lại rằng: "Lần sau đi hai chị em gái thôi, đừng đi với các bác và anh vì hồi còn sống, anh hay bị họ mắng, giờ anh sợ lắm". Chưa biết thực hư thế nào, nhưng H. và những người thân đi cùng hôm đó đều xác nhận, khi còn sống, chồng H. là người ngang bướng nên bị mọi người thường xuyên mắng mỏ. Lời "vong dặn" khiến H. chột dạ. Ai cũng nói chồng H. sống khôn chết thiêng. Một phần, H. rất muốn lắng nghe người chồng xấu số gặp hạn có gì oan ức, để bù đắp cho những ngày tháng sống ngắn ngủi, một phần, H. cũng "dựng tóc gáy" trước lời dặn "như đúng rồi" của chồng nên lần thứ ba, H. quyết định tìm đến nhà "thầy" với người chị gái trên tuổi chồng như lời yêu cầu của "vong". Hai chị em thắp hương cầu khấn cẩn thận từ nhà trước khi đi với hy vọng quá tam ba bận, lần này sẽ "gặp" được người âm.
Phải mất khá nhiều công sức, nhưng vì tâm linh và vì người chồng ra đi không lời từ biệt nên, H. vẫn kiên trì tìm đến nhà "thầy" để "kêu" vong. Theo lời chị H. kể lại, nhà "thầy" khá đông khách. Vì đã lui tới nhà "thầy" đến lần thứ ba, nên chị em H. hôm đó được "thầy" để ý, linh động cho vào gặp lúc đầu giờ chiều, dù hôm đó H. đã chủ động rủ chị mình đi từ tờ mờ sáng. Sau những câu khấn vái lầm rầm không rõ nghĩa của "thầy", hai chị em H. bủn rủn chân tay khi thấy "thầy" nằm vật ra khoảng nửa phút rồi bật dậy phán một câu: "Vong đã về".
Sở Khanh đội lốt "nhà ngoại cảm"
Khi vong người chồng nhập vào "thầy" ngoại cảm, chị em H. chỉ biết khóc lóc sụt sùi. "Chồng" H. liên tục nói nhớ người thân, nhất là vợ và con. Thậm chí, "thầy" không tiếc những hành động vật vã để bày tỏ nỗi niềm đau đớn của "vong" khi phải chia lìa hạnh phúc quá sớm. Thương chồng, xót em, H. và chị chỉ biết khóc lóc và hỏi han liên tục xem vong cần gì, muốn gì để đáp ứng cho vong sớm được siêu thoát mát mẻ. Bỗng nhiên, vong ẩn trong thể xác của "thầy" lao tới ôm chầm chị H. khiến chị H. quá bất ngờ. Mới ban đầu, trong cơn vật vã đau xót vì thương chồng, chị H. cũng vô tư "ôm chồng" trong nỗi tiếc thiêng vô hạn. Thậm chí người chị chồng cũng lại gần vỗ vỗ vào lưng "thầy" như kiểu an ủi động viên đứa em trai yêu quý. Nhưng sau đó, thấy những biểu hiện khác lạ của "vong chồng", H. đẩy "thầy" ra nhưng dường như không chống cự được trước sức khỏe của "thầy" và "nỗi nhớ" da diết của vong. "Thầy" liên tục dùng tay "du lịch" trên khắp cơ thể H. và liên mồm nói nhớ nhung thương yêu vợ. Thậm chí, "thầy" thản nhiên hôn H. không chút do dự trước mặt chị chồng. Khi H. giật mình và dùng hết sức đẩy vong ra cũng là lúc "thầy" ngã vật xuống chiếu. Sự im lặng bao trùm lên không gian căn phòng điện thờ của "thầy" ngoại cảm.
Tiếng khóc dứt hẳn. Sau mấy phút yên lặng, "thầy" "tỉnh" dậy, sửa soạn quần áo, cố tỏ ra nghiêm túc trở lại nhưng không tránh được cái nhìn nghi ngại của hai thân nhân. Như để giải thích cho hành động ngớ ngẩn của mình trước đó hoàn toàn vô tình, "thầy" cất lời hỏi H. "Thế nào? Chồng em về có nói nhiều chuyện không? Vong này có vẻ khỏe quá khiến tôi cũng thấy người mệt mỏi. Chắc chiều nay phải nghỉ, không gọi hồn cho ai được nữa" - "thầy" phân trần. Không bắt lời "thầy" vì giận dữ và sợ hãi, chị em H. bỏ về trong cái nhìn tẽn tò của "thầy" ngoại cảm.
Câu chuyện của H. không phải là trường hợp hiếm gặp. Bà N.T.A ở Quế Võ, Bắc Ninh cũng từng chứng kiến cảnh "ma tịt" của "thầy" ngoại cảm kể lại: "Tôi đi cùng cô em gái đăng ký tìm mộ người chồng là liệt sỹ, hy sinh trong chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. "Thầy" là người đàn ông đứng tuổi, nói, chỉ cần biết năm nhập ngũ cũng có thể mang được hài cốt về. Trong đoàn đi hôm đó có đứa cháu họ còn trẻ, chưa có chồng vì nghe nói có người trẻ trong nhà đi cùng thì vong dễ nhập hơn. Tuy nhiên, vong liệt sỹ lại không nhập vào ai trong đoàn đi mà nhập vào chính... "thầy" ngoại cảm. Vong đứa em tôi không yêu cầu gì mà chỉ muốn được ôm vợ sau bao năm xa cách. Nói là làm, "thầy" tiến về phía cô em tôi, ôm chầm lấy nó với những biểu hiện thân mật thái quá. Vì là người đã có tuổi, cảm thấy bị xúc phạm nên từ đó đến nay, em dâu tôi không đề cập đến chuyện tìm hài cốt của chồng".
Bà A. giấu em dâu, tìm đến UIA, vì nghĩ nếu tìm thấy hài cốt của em trai, sẽ yên tâm mà không tìm thấy thì coi như thân xác em đã hòa vào sông núi Việt Nam, không đi đâu mà mất.
Bị nhà chồng hiểu lầm vì nghĩ có tư tình với "thầy ngoại cảm" H. chia sẻ: "Sau chuyện đó, chị chồng tôi nghiêm khắc "chấn chỉnh" em dâu không bao giờ được tìm đến ngoại cảm, gọi hồn hay bất cứ điều gì tương tự như vậy. Chị chồng tôi giận tôi một thời gian dài sau đó vì nghĩ cô em dâu có "tư tình" với "thầy" ngoại cảm từ những lần đi gọi hồn trước đó. Thật sự, tôi cũng quá sợ hãi trước sự sàm sỡ trắng trợn của gã họ Sở đội lốt ngoại cảm đó. Từ đó, tôi cũng không dám đi "xem" hay gọi vong nữa!".
Việc làm thất đức TS. Vũ Thế Khanh cho biết: "Nhiều cô gái trẻ tìm đến UIA mang theo sự phẫn nộ vì bị nhà ngoại cảm rởm giở trò của kẻ Sở Khanh, đến đây nhờ chúng tôi tư vấn. Họ đều rơi vào những cảnh huống tương tự nhau, đi đăng ký tìm mộ liệt sỹ bị "thầy ngoại cảm" gợi ý chuyện riêng tư, hoặc đi gọi vong một mình, hoặc dẫn đến những địa điểm xa lạ để giở trò đồi bại. Thậm chí, các "thầy" sẵn sàng nhận là chồng, là vong và thoải mái dùng trò "ma tịt" với thân nhân liệt sỹ. Tôi cho rằng đây là việc làm vô cùng thất đức. Vì đó không chỉ là lợi dụng người còn sống mà còn chặn đứng đường về của các vong hồn liệt sỹ".
Theo Người đưa tin
Những vụ cướp tiền công đức táo tợn Mỗi khi đói thuốc, điểm đến của chúng là nhà chùa. Thời gian qua Cao Thế Thuận (SN 1985, trú tại thôn 4, xã Tràng An, huyện Đông Triều, Quảng Ninh) cùng đồng bọn đã gây ra hàng loạt các vụ trộm, cướp tiền công đức táo tợn tại các đền, chùa trên địa bàn Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng. Vác...