Sự thật về triết gia Dugin bị ám sát hụt và tư tưởng Đại Nga của ông
Những ngày qua, dư luận đặc biệt chú ý vụ sát hại nữ nhà báo Daria mà thực chất là vụ mưu sát nhằm vào bố đẻ của cô – triết gia Dugin, người được phương Tây coi là nhà tư tưởng dân tộc của Tổng thống Nga Putin.
Sự thật có phải như vậy?
Truyền thông phương Tây rất ưa thích nhân vật triết gia Nga Aleksandr Dugin, người vừa bị ám sát hụt trong một vụ đánh bom ô tô ở tỉnh Moscow. Trong vụ mưu sát đó, Dugin thoát chết trong gang tấc khi chuyển sang ô tô khác và để ô tô của bản thân cho con gái ruột lái. Hậu quả, cô Daria Dugina đã tử nạn tức thời, thi thể biến dạng nặng nề.
Triết gia Nga Dugin, người có tư tưởng dân tộc rất mạnh. Ảnh: CNN.
Dugin có phải là người của Tổng thống Putin?
Nhà tư tưởng Dugin là người đã dự báo sẽ có thảm kịch đổ máu ở Ukraine, đồng thời được phương Tây đặt cho biệt danh kỳ lạ – “bộ não của Putin”. Vậy Dugin thực sự là ai và tư tưởng của ông như thế nào?
Có một điều thú vị là Dugin nổi tiếng ở nước ngoài hơn là ở Nga. Nhưng không phải vì tư tưởng triết học mà vì các nỗ lực tuyên truyền của phương Tây.
Báo chí tiếng Anh của Mỹ và Tây Âu đặt cho Dugin các biệt danh như “bộ não của Putin” và “Rasputin của Putin” để phản ánh cái được cho là ảnh hưởng của ông lên thế giới quan của Tổng thống Putin và giới tinh hoa lãnh đạo nước Nga. Tạp chí Foreign Policy (Chính sách Đối ngoại) đã đưa Dugin vào danh sách “Các nhà tư tưởng Toàn cầu” của ấn phẩm này năm 2014 vì coi ông là “người hoạch định chính tư tưởng mở rộng Nga”.
Thực tế, đúng là có chuyện Dugin luôn ủng hộ nhà lãnh đạo Putin một cách công khai và mãnh liệt. Đài CNN của Mỹ trích dẫn ông nói vào năm 2007 như sau: “Putin không còn bất cứ đối thủ nào và nếu có tồn tại những đối thủ như thế thì họ đều có vấn đề về thần kinh và cần được đưa đi kiểm tra y tế. Putin ở khắp mọi nơi, Putin là mọi thứ, Putin là tuyệt đối, Putin là không thể thay thế”.
Năm 2011, khi lui về làm Thủ tướng Nga, ông Putin bắt đầu phát biểu về một Liên minh Á-Âu. Dugin nhìn nhận rằng ông Putin cần “một hệ tư tưởng, một lý do vì sao ông cần trở lại” cho nhiệm kỳ tổng thống thứ 3.
Tuy nhiên, thực tế là Aleksandr Dugin không có ảnh hưởng lớn nào trong điện Kremlin. Ông ấy cũng không là một nhân vật nổi bật ở Moscow. Thay vào đó, ông cũng đã trở thành biểu tượng cho những người vận động cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan – đa phần những người này cho rằng Tổng thống Putin quá mềm mỏng trong chính sách đối ngoại.
Như vậy, Dugin đã trở thành một trường hợp dị thường đáng tò mò: Nổi tiếng ở phương Tây nhưng chỉ là nhân vật bên lề ở trong nước.
Quan điểm Đại Nga cứng rắn, không khoan nhượng với Ukraine
Trong tác phẩm có tầm ảnh hưởng mang tên “Nền tảng Địa chính trị: Tương lai địa chính trị nước Nga” xuất bản vào năm 1997, ông Dugin dự báo sẽ có đổ máu ở Ukraine.
Triết gia Dugin viết: “Chủ quyền của Ukraine là một nhân tố tiêu cực đối với địa chính trị Nga mà về nguyên tắc, nó có thể dễ dàng kích hoạt một cuộc xung đột vũ trang”. Ông lập luận rằng, mặc dù có thể giữ lại mức độ tự trị nhất định, Ukraine nên được tích hợp vào nhà nước Nga vì nước này đã từng nằm trong Nga thời Sa hoàng và từng thuộc về Liên Xô.
Dugin đã từ lâu phản đối người Ukraine chống lại việc đồng hóa vào “đất mẹ Nga”. Tháng 5/2014, ông nói: “Ukraine phải biến mất khỏi Trái Đất hoặc xây dựng lại từ đầu. Tôi nghĩ rằng người dân ở Ukraine cần tổng nổi dậy ở mọi cấp và ở mọi khu vực. Một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền quân sự. Không chỉ ở miền Nam và miền Đông… Không cần phải nói chuyện lôi thôi nhiều nữa”.
Video đang HOT
Tác giả Dugin nhiệt tình ủng hộ quyết định của Moscow lấy lại Crimea sau khi cư dân bán đảo này bỏ phiếu trưng cầu dân ý để ly khai Ukraine sau chính biến ở Kiev năm 2014. Sau đó ông bị đưa vào danh sách đen của Mỹ và Canada. Vào năm 2014, Dugin rời bỏ Đại học Quốc gia Moscow, nơi ông làm Trưởng Khoa Xã hội học Quan hệ Quốc tế trong 5 năm.
Chiến binh chống lại ảnh hưởng của phương Tây
Dugin nổi tiếng với tư cách cây viết bảo thủ sung mãn vào thập niên 1990 khi Nga trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế và khoảng trống tư tưởng sau khi Liên Xô sụp đổ.
Văn phong dữ dội và quan điểm diều hâu chống phương Tây, ông Dugin nhìn nhận Nga là một đế chế lục địa hùng mạnh và mở rộng với sứ mệnh đóng vai trò “bức tường thành chắc chắn để chống lại sự lan truyền khắp mọi nơi của mô hình tự do phương Tây trên hành tinh này”.
Dugin ủng hộ chiến dịch quân sự do Nga phát động chống lại Ukraine vào cuối tháng 2/2022. Ông lập luận rằng, kể từ khi Ukraine độc lập vào năm 1991, phương Tây do Mỹ đứng đầu đã và đang đổ lửa vào cuộc xung đột ở Ukraine bằng việc hậu thuẫn cho các phần tử dân tộc chủ nghĩa và các lực lượng bài Nga khác ở Kiev, và vẫn tiếp tục gửi vũ khí cho Ukraine.
Cụ thể, Dugin nói như sau: “Ngay từ đầu, dự án một Ukraine độc lập, do các nước Anglo-Saxon (hàm ý Anh và Mỹ) giám sát, đã được đạo diễn chống lại Nga”.
Trong một bài bình luận trên Tsargrad TV vào tháng 3/2022, Dugin viết: “Trận chiến ủng hộ Ukraine và chống lại Nga là hằng số lịch sử của chiến lược địa chính trị của phương Tây”. Ông cũng cho rằng biên giới hiện tại của Ukraine đã được vẽ khi Ukraine còn là một bộ phận của Liên Xô.
Vẫn lời của Dugin: “Ukraine không có lịch sử nhà nước, lãnh thổ hiện nay của họ là ngẫu nhiên về mặt lịch sử và là kết quả của thiết kế hành chính do những người Bolshevik tạo ra”.
Hồi tháng 4/2022, Dugin nói với tờ báo Turkiye Gazetesi của Thổ Nhĩ Kỳ: “Quân đội Nga đang chiến đấu chống lại các nước có chủ quyền muốn áp đặt trật tự thế giới đơn cực. Chúng tôi không thể thất bại trong cuộc chiến này. Nếu không, cả thế giới sẽ bùng cháy”.
Tư tưởng Dugin thấm đẫm con gái ruột
Giống cha mình, Daria ủng hộ chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine – một đất nước mà cô này gọi là “nhà nước thất bại”.
Xuất hiện trên podcast ‘Solovyov LIVE’ chỉ vài tiếng đồng hồ trước khi tử nạn, Daria tố cáo phương Tây cố gắng áp đặt ý chí của mình lên người khác. Cô này tuyên bố: “Chiến dịch quân sự đặc biệt [ở Ukraine] là chiếc đinh cuối cùng đóng lên chiếc quan tài của chế độ bá quyền thế giới”.
Daria bị Anh đưa vào danh sách đen tháng 8 này vì bị Anh cáo buộc “thường xuyên phân phối thông tin sai lệch liên quan đến Ukraine”.
Trong khi đó Cố vấn Tổng thống Ukraine, Mikhail Podoliak, đã phủ nhận Kiev có liên quan trong vụ đánh bom nhằm vào ô tô do Daria lái.
Ông Podoliak nói với truyền thông Ukraine vào ngày 21/8: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng Ukraine rõ ràng không liên quan gì đến sự kiện này cả”.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga sẵn sàng khai hỏa như thế nào ở Ukraine
Quân đội Nga đã trấn an rằng họ sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine. Tuy nhiên, diễn biến thực địa cùng những lời răn đe trước đây của ông Putin vẫn khiến phương Tây lo ngại viễn cảnh vũ khí hạt nhân cấp chiến thuật được khai hỏa.
Ngay sau khi Nga tấn công Ukraine, Tổng thống Putin tuyên bố ông đưa "lực lượng răn đe" (hàm ý vũ khí hạt nhân) vào trạng thái "sẵn sàng chiến đấu".
Thực tế này khiến phương Tây lo ngại Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Dù rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật không có sức công phá như vũ khí hạt nhân chiến lược trong một cuộc chiến tổng lực, việc triển khai vũ khí cấp độ đó vẫn là một diễn biến rất đáng sợ.
Một vụ nổ bom hạt nhân. Ảnh: The Wire.
Nga sở hữu những loại vũ khí hạt nhân chiến thuật nào?
Đây là những vũ khí có tầm bắn tương đối ngắn, khác biệt với bom và đầu đạn hạt nhân mà hai siêu cường Mỹ và Liên Xô có thể phóng vào lãnh thổ nhau qua cự ly rất xa. Vũ khí hạt nhân chiến thuật gồm đủ các loại có kích cỡ nhỏ hơn, cả bom hạt nhân thả từ máy bay lẫn đầu đạn gắn trên tên lửa. Vũ khí chiến thuật dùng ở cấp độ trận đánh.
Phương Tây đánh giá Nga hiện sở hữu khoảng 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Các vũ khí này có thể gắn lên nhiều loại tên lửa vốn dùng để mang các đầu đạn nổ thông thường.
Vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng thể dùng làm đạn pháo trên chiến trường hoặc làm ngư lôi và thủy lôi của chiến hạm.
Các đầu đạn hạt nhân, dù ở cấp chiến thuật, cũng được lưu trữ ở các cơ sở quân sự thay vì triển khai sẵn sàng khai hỏa. Tuy nhiên, với tình hình chiến trường Ukraine ngày càng khốc liệt, phương Tây lo ngại Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Tiến sĩ Patricia Lewis - người đứng đầu chương trình an ninh quốc tế tại cơ sở nghiên cứu tư vấn Chatham House, nhận định: "Nga có thể xem việc sử dụng hạt nhân chiến thuật không phải là vượt qua ngưỡng lớn về sử dụng vũ khí hạt nhân. Họ có thể coi vũ khí hạt nhân chiến thuật là một phần của lực lượng quân sự quy ước thông thường".
Uy lực của vũ khí hạt nhân chiến thuật
Vũ khí hạt nhân chiến thuật rất đa dạng và khác biệt về kích cỡ và sức công phá. Loại nhỏ nhất có sức công phá xấp xỉ 1 kiloton (tương đương 1.000 tấn thuốc nổ cực mạnh TNT), loại lớn hơn có thể mạnh tới 100 kiloton.
Tác động cụ thể của bom hạt nhân chiến thuật sẽ phụ thuộc vào vị trí bom kích nổ cách mặt đất bao xa và môi trường tại khu vực đó.
Để dễ hình dung, quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima (Nhật Bản) khiến khoảng 146.000 người thiệt mạng là loại bom có sức công phá 15 kiloton. Như vậy, bom hạt nhân ở cấp chiến thuật cũng đã rất khủng khiếp. Trong khi đó, loại bom hạt nhân chiến lược lớn nhất của Nga có sức công phá được cho là lên đến ít nhất 800 kiloton.
Phân tích lời răn đe của ông Putin
Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần đề cập kho vũ khí hạt nhân của nước Nga. Tình báo Mỹ xem đây là tín hiệu nhắc nhở phương Tây chớ can thiệp vào Ukraine chứ không phải là dấu hiệu ông Putin lên kế hoạch cho chiến tranh hạt nhân.
Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát phương Tây vẫn lo ngại có những tình huống Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, trước hết là vũ khí cấp chiến thuật.
Tiến sĩ Mariana Budjeryn - chuyên gia hạt nhân tại Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer (thuộc Trường Kennedy Harvard) cho rằng ông Putin đang thoải mái tự tin với vũ khí hạt nhân của mình và coi sức mạnh răn đe của NATO chỉ như hổ giấy.
Tình báo Mỹ cho rằng Nga có một học thuyết mang tên "leo thang để giảm leo thang" nếu như họ rơi vào thế xung đột quân sự với NATO. Học thuyết có sự tham gia của một yếu tố kịch tính nào đó, như việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên thực địa hoặc ít nhất là đe dọa làm vậy tại một nơi nào đó. Mục đích của ý tưởng này, theo tình báo Mỹ, là để khiến đối phương phải chùn bước.
Phương Tây đánh giá nếu ông Putin cảm nhận rằng mình bị dồn vào góc tường, ông có thể dùng tới vũ khí hạt nhân chiến thuật như một nhân tố "thay đổi cuộc chơi", nhằm phá vỡ thế bế tắc hoặc tránh thất bại tổng thể.
Những điều khiến Nga phải cân nhắc kỹ trước khi kích hoạt vũ khí hạt nhân
Tổng thống Putin và ban lãnh đạo Nga hiện nay nhìn nhận Ukraine như một phần của đất nước Nga, lịch sử Nga, văn hóa Nga, trong đó Nga và Ukraine vốn là một dân tộc. Với góc nhìn đó thì việc sử dụng vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine sẽ là điều khá kỳ lạ. (Không phải ngẫu nhiên mà gần đây các quan chức Nga đã tái khẳng định sẽ không dùng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột với Ukraine).
Chuyên gia Patricia Lewis cảnh báo, Nga ở sát với Ukraine nên nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ Ukraine thì bụi phóng xạ từ đó có thể tràn qua biên giới xâm nhập vào chính nước Nga.
Lần duy nhất vũ khí hạt nhân được sử dụng trong xung đột là vào cuối Thế chiến II, khi Mỹ ném bom nguyên tử lên lãnh thổ Nhật Bản. Nếu Tổng thống Putin quyết định dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên phá vỡ thông lệ cấm kỵ này.
Tiến sĩ Williams cho biết, còn có một lý do nữa khiến Nga có thể không muốn dùng vũ khí hạt nhân trên thực địa, đó là nhân tố Trung Quốc.
Ông Williams phân tích: " Nga và Trung Quốc có những ràng buộc, nhưng Trung Quốc lại theo đuổi chính sách "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước". Vì vậy, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trước, họ sẽ đẩy Trung Quốc rơi vào thế khó xử, có thể phải rời xa Nga vào lúc này".
Khả năng bùng nổ chiến tranh hạt nhân tổng lực
Không ai biết chắc chắn việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dẫn các bên xung đột và thế giới này tới đâu. Nga có thể muốn leo thang căng thẳng để răn đe đối phương nhưng ít khả năng họ muốn rơi vào một cuộc chiến tranh hạt nhân không mong muốn. Nhưng bất cứ sự tính toán nhầm nào đều ẩn chứa các nguy cơ khó lường.
Trong kịch bản Nga huy động vũ khí hạt nhân chiến thuật trên chiến trường, khả năng cao khối quân sự NATO sẽ xuất hiện và phản ứng lại.
Mỹ thì cho hay họ vẫn theo dõi gắt gao tình hình hạt nhân của Nga.
Mỹ sở hữu một bộ máy thu thập tình báo quy mô lớn nhằm theo dõi hoạt động hạt nhân của Nga, chẳng hạn liệu các vũ khí hạt nhân chiến thuật đó đã được đưa ra khỏi kho hay có bất cứ thay đổi bất thường nào tại các khu vực phóng.
Cho đến nay, tình báo Mỹ chưa phát hiện thấy thay đổi đáng kể nào.
Rất khó dự đoán phản ứng của Mỹ và NATO trước việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Một mặt, phương Tây có thể tránh leo thang tình hình và đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân tổng lực; mặt khác, họ có thể vẫn muốn vạch ra một lằn ranh - có thể là một phản ứng dữ dội bằng sức mạnh quân sự quy ước thay vì sức mạnh hạt nhân.
Chuyên gia James Acton cảnh báo, "một khi bạn vượt qua ngưỡng sử dụng hạt nhân, sẽ rất khó nói về điểm dừng"./.
Dòng chảy khí đốt sang châu Âu giảm là do lỗi của phương Tây Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ngày 19/7 rằng việc dòng chảy khí đốt của Nga sang châu Âu sụt giảm là do lỗi của chính phương Tây và cảnh báo điều này có thể sẽ tiếp diễn. Những bình luận của Tổng thống Putin đã cho thấy EU đang đối mặt với sức ép ngày càng lớn khi liên minh này...