Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Những quả cầu tảo cực kỳ quý hiếm tạo nên những con vật nuôi thú cưng ít tốn kém.
Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Marimo là một dạng sinh trưởng hiếm của tảo Aegagropila linnaei, trong đó thực vật thủy sinh phát triển thành những quả bóng lớn màu xanh lá cây với kết cấu và bề ngoài mềm mịn như nhung.
Giờ đây, Marimo trở thành một kho báu tự nhiên của Nhật Bản, cũng như vật nuôi ngày một phổ biến.
Do hình thức sinh trưởng hình cầu hấp dẫn, tảo Aegagropila linnaei từ lâu đã là một bí ẩn trong sinh học. Loại tảo này chỉ có thể tìm thấy trong một số ít môi trường nước ở 4 quốc gia bao gồm Iceland, Scotland, Estonia và Nhật Bản.
Chúng tồn tại ở dạng sợi trôi nổi tự do phát triển trên đá hoặc bóng xanh có đường kính 40 cm. Marimo mê hoặc các nhà khoa học cũng như những người đam mê tảo trong nhiều thế kỷ.
Sự thật về trào lưu nuôi tảo thành thú cưng phổ biển ở Nhật Bản
Marimo, nghĩa đen là “cây bóng nước”, đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Những con lớn nhất và trông ấn tượng nhất có thể được tìm thấy ở Hồ Akan, phía đông Hokkaido.
Vì lý do nào đó, Marimo đã phát triển đường kính lên tới 40 cm, lớn hơn nhiều so với những quả bóng rêu được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, hồ cạn cung cấp các điều kiện cần thiết cho tảo Aegagropila linnaei phát triển mạnh. Vì vậy bên dưới đáy hồ đầy những quả bóng khổng lồ.
Những quả cầu tảo quý hiếm trong nhiều thế kỷ đã mê hoặc người dân Nhật Bản. Người ta bắt đầu kinh doanh, bán những quả cầu đẹp mắt cho khách du lịch. Có thời điểm, giá một quả marimo ở Tokyo lên tới 6.500 USD, tương đương khoảng hơn 150 triệu đồng.
Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi nhà máy nước ở hồ Akan mọc lên khiến nước trong hồ giảm đột ngột làm hàng trăm con marimo bị chết.
Các nỗ lực bảo tồn bắt đầu vào năm 1950, khi những bức ảnh về hàng đống xác chết đăng trên báo quốc gia và gây chấn động dư luận. Hàng chục người đã mua những quả bóng rêutừ Akan đã bắt đầu trả chúng về ngôi nhà tự nhiên. Để tôn vinh lòng hảo tâm của những người này, một Lễ hội Marimo đầu tiên được tổ chức vào ngày 7/10/1950 và đến nay nó trở thành lễ hội diễn ra hàng năm.
Ngày nay, khách du lịch vẫn có thể mua marimo làm quà lưu niệm hay biến chúng thành thú cưng nhưng phần lớn đó là sản phẩm cuộn nhân tạo từ những sợi tơ trôi nổi tự do, không phải loại tự nhiên được hình thành do dòng chảy cuộn dưới đáy hồ
Tuy nhiên, khi chạm vào chúng vẫn mềm mại và mượt mà như những lông tự nhiên, cũng có thể tồn tại suốt đời theo đúng nghĩa đen, nếu được chăm sóc đúng cách.
Marimo là vật nuôi ít cần bảo dưỡng. Tất cả những gì chúng cần là nước và ánh sáng mặt trời. Miễn là chúng có thể lăn lộn và nhận được ánh sáng mặt trời từ mọi phía.
Nếu trên phần thân xuất hiện các đốm nâu, chỉ cần lăn chúng thường xuyên để đảm bảo nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời ở mọi phía hoặc thêm một chút muối, đá là có thể khiến chúng trở nên tươi sáng hơn. Chúng cũng không thích clo, vì vậy hãy sử dụng nước lọc và đảm bảo thay nước vài tuần một lần.
Marimo phát triển rất chậm, tốc độ trung bình khoảng 5 mm mỗi năm, vì vậy để có được một quả cầu tảo khổng lồ như những quả cầu ở đáy hồ Akan sẽ mất hàng thập kỷ. Chỉ cần chăm sóc đúng cách và chờ đợi, chúng sẽ thực sự sống lâu và thậm chí có thể sống lâu hơn bạn.
Vật nuôi Marimo cực kỳ phổ biến ở Nhật Bản, người ta cũng tạo ra một ứng dụng có tên Marimokkori cho điện thoại thông minh giúp người dùng chăm sóc marimo của họ dễ dàng hơn. Tính riêng trên kho ứng dụng của Iphone, đã có hơn 800.000 lượt tải về
Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyế về lý do tại sao tảo Aegagropila linnaei lại phát triển thành hình quả bóng. Một số người cho rằng đó là một cơ chế bảo vệ. Nếu ở dạng sợi trôi nổi tự do, nó có thể bị cá nuốt, nhưng nếu phát triển theo hình quả bóng, chúng sẽ không bị tổn hại nghiêm trọng khi bị cá ăn trúng.
Sự thật về loài ếch có khả năng tàng hình trong môi trường sống
Ếch thủy tinh có khả năng 'tàng hình' bằng cách sử dụng kỹ thuật chuyển đổi giúp cơ thể trở nên trong suốt khó bị kẻ thù phát hiện.
Trở nên tàng hình luôn là ước mơ của nhiều đứa trẻ từ thời xa xưa nhưng thật không may, dù khoa học phát triển qua nhiều thế kỷ vẫn chưa hoàn thành mục tiêu này.
Tuy vậy, trong thế giới tự nhiên, có khá nhiều loài động vật thủy sinh đạt được độ trong suốt nhất định mà bằng mắt thường gần như không thể phát hiện.
Sở dĩ sinh vật ở dưới nước dễ dàng đạt được điều này vì ánh sáng truyền đi với tốc độ gần như nhau trong môi trường nước, ánh sáng có thể phản xạ ít hơn trên khắp cơ thể thủy sinh.
Ngược lại, trên đất liền, chiến công này khó đạt được vì trong không khí ánh sáng khúc xạ theo nhiều hướng, tốc độ khác nhau, làm cho việc nhận diện sinh vật là khác nhau.
Do vậy, khả năng tàng hình trong suốt nếu có ở sinh vật trên cạn là vô cùng hi hữu. Một trong số ít những loài như vậy là ếch thủy tinh.
Nhà khoa học tiết lộ bí mật giúp ếch tàng hình trong môi trường sống
Ếch thủy tinh sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới miền Trung và Nam Mỹ. Sở dĩ chúng có tên gọi như vậy vì làn da trong suốt dưới bụng như thủy tinh cho phép nhìn xuyên thấu nội tạng bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, những con ếch này không hoàn toàn trong suốt, vì các sắc tố màu xanh lá trên lưng nên nếu nhìn từ trên cao, ếch thủy tinh chỉ trong mờ.
Tiến sĩ James Barnett, Đại học McMaster, Canada cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi tại sao ếch thủy tinh có lớp da trong suốt khác với đa phần cá thể còn lại trong loài và điều này làm tăng khả năng ngụy trang của chúng ra sao.
Nhìn từ trên cao xuống, sinh vật có màu trong mờ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những con ếch luôn có màu xanh lá cây để phù hợp với môi trường sống nhưng khả năng ngụy trang sẽ xuất hiện tùy thuộc vào độ sáng của da.
Tiến hành thử nghiệm với hai loài ếch thủy tinh Emerald từ Ecuador và ếch thủy tinh từ Guiana cho thấy chúng thường thay đổi độ chói của da để tránh những kẻ săn mồi.
Thông thường, phần lưng sẽ nổi xanh hơn phần chân, phần chân trong suốt bám chặt vào những đám lá giúp ếch thủy tinh không bị lộ diện trước mắt kẻ thù.
Phần dưới bụng trong suốt để lộ nội tạng của ếch thủy tinh
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành hai thí nghiệm liên quan đến khả năng phát hiện ếch thủy tinh. Những người tham gia thí nghiệm sẽ cố gắng phân biệt giữa lá và ếch thủy tinh trong một khoảng thời gian nhất định.
Thí nghiệm thứ hai thực hiện ở Ecuador tiến hành ghi lại khoảng thời gian mất bao lâu để một kẻ săn mồi hoang dã phát hiện ra mô hình ếch thủy tinh giống như thật do nhóm nghiên cứu chuẩn bị trước.
Trong cả hai trường hợp, ếch thủy tinh đều giành phần thắng, khiến con người và kẻ săn mồi tự nhiên mất nhiều thời gian để tìm kiếm.
Kết quả của nhóm nghiên cứu cho thấy cách ngụy trang độc đáo có một không hai của loài ếch thủy tinh trong tự nhiên.
Bọ cánh xấu xí đứng đầu top thú cưng đắt đỏ nhất thế giới Con bọ cánh cứng đen sì xấu xí hay con ngựa được bán với giá vài trăm nghìn, thậm chí vài trăm tỷ USD có lẽ sẽ khiến nhiều người ngã ngửa vì shock. Đây chính là hai trong số những loài thú cưng đắt đỏ nhất được các đại gia trên thế giới tìm mua. De Brazza hay còn được gọi là...