Sự thật về tiền và lời kêu cứu cho cảnh sát chữa cháy
Hình ảnh quần áo của những chiến sĩ cảnh sát bốc cháy ngùn ngụt trong vụ cháy cây xăng trên phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội, đã chạm vào sợi dây cảm xúc của hàng triệu người Việt.
Lẫn giữa vô số lời ngợi ca, kính phục, lời chúc bình an của cư dân mạng, vẫn có những người nhận ra một sự thật trong những tấm ảnh: Những người lính bị bén lửa không được trang bị quần áo bảo hộ.
Hơn 10 năm trước, những người lính cứu hoả New York đã trở thành anh hùng trong vụ khủng bố toà tháp đôi ngày 11/9/2001.
Hình ảnh những người lính cứu hỏa bị cháy vì thiếu quần áo bảo hộ chuyên dụng đã khiến nhiều người đau lòng
Ngày ấy, 343 lính cứu hoả đã hy sinh trong những nỗ lực cứu người, dù họ được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ.
Sau đó, cả nước Mỹ đã dấy lên phong trào quyên góp ủng hộ những lính cứu hoả còn sống bị di chứng từ khói bụi của đống đổ nát khổng lồ.
Video đang HOT
9 cảnh sát chữa cháy Hà Nội nhập viện nhưng không có một lời than phiền về việc tại sao họ bị thương. Họ cũng không chờ đợi có một diễn viên nào đứng ra kêu gọi quyên tiền ủng hộ – dù phần nhiều trong số họ có điều kiện kinh tế chẳng dư dật gì.
Nhưng có lẽ, trong sâu thẳm, họ cũng như hàng triệu người nhìn những bức ảnh hôm ấy, ước có những thứ mà bất kỳ người lính cứu hoả nào phải có trước khi lao vào giữa vòng vây hung tàn của bà hoả.
Mỗi năm, cả nước xảy ra 1.677 vụ cháy. Chẳng có điều gì đảm bảo không xuất hiện một vài vụ cháy còn khủng khiếp hơn nhiều vụ cháy cây xăng. Và điều gì sẽ xảy ra nếu cảnh sát không đủ dụng cụ bảo hộ?
Ngày 4/6, tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở PCCC Hà Nội ngậm ngùi khi nói về các chiến sĩ của mình trong vụ chữa cháy 22.000 lít xăng bén lửa: “Tôi rất cảm động và thấy thương anh em vì lửa nóng khói độc như vậy vẫn lao vào chiến đấu với giặc lửa”.
Nhưng khi được hỏi về trang thiết bị bảo vệ cho lính, tướng Nghi buộc phải nói ra một sự thật về tiền: Một bộ quần áo bảo hộ cũng có giá lên tới 300 triệu đồng.
300 triệu đồng là một số tiền lớn, nhưng có lớn bằng tính mạng những người chữa cháy?
Cứu người như cứu hoả. Sẽ rất đau đớn khi cứu được tài sản và người khác, nhưng lại không cứu được chính người cứu hoả.
Khi giặc lửa xâm lấn, người dân bấm 114 kêu cứu.
Khi cảnh sát chữa cháy bị nguy đến tính mạng chỉ vì thiếu những cái “300 triệu đồng”, họ sẽ bấm số nào để kêu cứu?
Theo NTD
Vụ cháy ở cây xăng: Vì sao 6 giờ mới dập tắt được đám cháy ?
Liên quan vụ cháy Trạm xăng dầu ở số 2B Trần Hưng Đạo, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội, có ý kiến cho rằng lực lượng chữa cháy dù đã làm hết sức mình, nhưng thời gian khống chế lửa quá lâu và có phần lúng túng trong chữa cháy...
Theo Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội, trong vụ cháy này đã huy động toàn bộ trang thiết bị chuyên dụng hiện có để dập tắt vụ hỏa hoạn. Rất nhiều lực lượng được huy động, đã lăn xả vào đám cháy mà không có bất cứ phương tiện bảo hộ nào. Trong gần 6 giờ chữa cháy, lực lượng cứu hỏa đã phun liên tục 600 m3 nước, cùng 32 xe cát được huy động để làm bao đê. Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội huy động hơn 2 tấn bột chữa cháy.
Một chiến sĩ tham gia chữa cháy không có đồ bảo hộ và bị bén lửa
Lý giải cho việc, thay vì phun nước vào chiếc xe téc, lực lượng cứu hỏa sao không sử dụng bột chữa cháy để phun trực tiếp ngay từ khi mới tiếp cận, đại tá Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Sở Cảnh sát PCCC TP.Hà Nội, cho biết thời điểm tiếp cận, nhiệt độ đám cháy lên tới gần 1.000 độ C, nếu phun ngay bột chữa cháy vào, lập tức số bột này sẽ bị phân hủy. Như vậy vừa lãng phí lại không phát huy tác dụng. Do vậy phương án hữu hiệu nhất là phải tập trung nhiều vòi rồng phun xối xả nước làm mát vào chiếc xe téc. Khi nhiệt độ hạ, lực lượng cứu hỏa sẽ dùng bột, bọt để chữa cháy.
Về việc rất nhiều lực lượng tham gia cứu hỏa chiều 3.6 không được trang bị bảo hộ như áo cách nhiệt, mũ rộng vành, giày bảo hộ, mặt nạ chống khói độc..., đại tá Sơn nói: "Trong một thời gian ngắn, phải huy động hàng nghìn người, trong khi các thiết bị chuyên dụng chỉ đủ trang bị cho cán bộ, chiến sĩ của ngành PCCC. Các lực lượng được huy động đã lăn xả, đi chân trần lao vào chữa cháy cùng lực lượng chuyên nghiệp. Điều này rất đáng biểu dương".
Thiếu trang thiết bị PCCC
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều qua, thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, cho biết đến thời điểm này đã xác định được khá rõ về nguyên nhân vụ cháy. Theo đó, trong quá trình bơm xăng từ xe téc vào bồn, do bất cẩn của nhân viên cửa hàng xăng đã khiến xăng rò rỉ chảy ra bên ngoài rồi bén vào một bếp than tổ ong của quán cơm ở gần cây xăng.
Mặc dù vậy, người đứng đầu ngành PCCC Hà Nội cũng cho rằng đây chỉ mới là nguyên nhân ban đầu, để có kết luận chính xác phải chờ cơ quan điều tra. Hiện, hồ sơ vụ cháy đã được giao cho cơ quan điều tra quân đội theo thẩm quyền.
Không trả lời thẳng về việc mất nhiều giờ mới khống chế được ngọn lửa là do nghiệp vụ có vấn đề hay thiếu trang thiết bị, thiếu tướng Nghi lý giải việc chữa cháy ở cây xăng nơi có xe chứa 22.000 lít xăng đang bốc cháy thì mọi chuyện không hề đơn giản mà phải có chiến thuật. "Chúng tôi chữa cháy làm sao không để nổ bình và đảm bảo an toàn cho khu vực xung quanh", ông Nghi nói. Theo ông Nghi, trong vụ cháy trạm xăng, tất cả các phương tiện, thiết bị hiện đại nhất của thành phố, thậm chí huy động của lực lượng quân đội đã được áp dụng. Ông Nghi cho hay sẽ tổ chức họp kiểm điểm rút kinh nghiệm để xác định việc mất nhiều thời gian dập lửa thuộc yếu tố chủ quan hay khách quan.
Theo NTD
Tướng Nghi nói về "phút sinh tử" chiếc xe chở 22000 lít xăng không nổ Một ngày sau khi cùng các anh em chiến sĩ dập tắt ngọn lửa tại trạm xăng dầu số 9 (số 2B phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội), Thiếu tướng Nguyễn Đức Nghi - GĐ Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội đã trải lòng về những phút giây sinh tử của anh em chiến sĩ, vừa dập lửa vừa ngăn chặn không cho...