Sự thật về thu nhập tiền tỉ của người đẹp bóng chuyền
Tại giải bóng chuyền VTV Cup vừa kết thúc, người hâm mộ Việt Nam đã ngất ngây trước thắng lợi nghẹt thở của đội tuyển Việt Nam trước tuyển trẻ Thái Lan để bước lên ngôi vô địch giải đấu. Nổi bật lên trong chiến thắng ấy chính là đội trưởng Nguyễn Thị Ngọc Hoa – người được bầu chọn là VĐV xuất sắc nhất giải với khoản tiền khiêm tốn 300USD.
Ngọc Hoa (phải) và các đồng đội ở VTV Cup.
Ngỡ ngàng vì thu nhập tiền tỉ
Sau chiến thắng ấy, toàn bộ đội tuyển nữ Việt Nam nhận được khoản tiền thưởng hơn 500 triệu đồng từ nhà tổ chức, 10.000USD tiền giải thưởng cho chức vô địch… Con số này nếu so với bóng đá thì cũng chỉ ngang với tiền thưởng 1 trận thắng ở V.League. Nhưng với bóng chuyền, đó là khoản tiền thưởng kỷ lục và nếu chia đều mỗi VĐV cũng “bỏ túi” hơn 50 triệu đồng.
Thế rồi đội trưởng Ngọc Hoa khá bất ngờ khi một tờ báo mạng viết về chân dung chị đã “nói chắc như đinh đóng cột” là Ngọc Hoa có “thu nhập tiền tỉ”. Căn cứ cho lập luận này là mức lương 3.000USD/tháng mà Ngọc Hoa nhận được từ CLB Ayutthaya -Thái Lan và khoản phí 400USD mỗi lần ra sân.
Đội trưởng của đội tuyển Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Hoa là 1 trong 3 VĐV bóng chuyền nữ đầu tiên của Việt Nam được chuyển nhượng quốc tế: Ngọc Hoa (phụ công) đầu quân cho CLB Ayutthaya, Nguyễn Thị Kim Liên (libero) và Đỗ Thị Minh (chủ công) khoác áo CLB Idea KhunKaen – ĐKVĐQG Thái Lan. Cả 3 VĐV này đều nhận mức lương cứng khoảng 3.000USD/tháng. Trong 3 tháng Ngọc Hoa khoác áo Ayutthaya, riêng “tiền ra sân” của cô đã gần 5.000USD, cộng lương thì thu nhập từ đầu năm tới nay của Ngọc Hoa cũng hơn 200 triệu đồng.
Đó là con số khá bình thường với ngôi sao bóng chuyền, đặc biệt Ngọc Hoa lại là một trong những VĐV hàng đầu đã lên đội tuyển từ năm 16 tuổi và nay đã trở thành VĐV duy nhất góp mặt trong 11 lần tổ chức VTV Cup.
Video đang HOT
Tuy nhiên với những VĐV ngoài bóng đá, nghe đến thu nhập “tiền tỉ” là giật mình. Sau khi có bài báo trên, Ngọc Hoa đã bức xúc “úp mở” trên facebook của mình đại ý “không biết gì thì đừng nói…”. Ai cũng hiểu là Ngọc Hoa bực mình vì chuyện “tiền tỉ” kia nhưng với bản tính kín đáo, sau lúc bức xúc ấy Ngọc Hoa đã chủ động xóa dòng status kia đi. Có lẽ với cô, việc tiếp tục chuyên tâm luyện tập và thi đấu tốt hơn là buồn phiền vì thu nhập cả đời bỗng nhiên bị… tiết lộ.
Đã có thể “sống” bằng bóng chuyền?
Kể từ khi manh nha chuyên nghiệp hóa, cho đến khi những cầu thủ nữ Việt Nam như Ngọc Hoa, Kim Liên, Đỗ Minh nhận mức lương “ngàn đô” từ những hợp đồng với các CLB nước ngoài thì nhiều người mới tin rằng các cô gái Việt Nam đã bắt đầu có thể sống được với nghiệp của mình.
Song, nên nhớ rằng, mức lương 3.000 USD/tháng từ Thái Lan cũng chỉ là “nghe nói thế” vì không ai công bố và quan trọng là nếu có cũng chỉ mang tính thời vụ. Nghĩa là hợp đồng ký theo giải, có khi chỉ kéo dài một tháng rồi kết thúc chứ không phải hàng năm như bóng đá.
Vậy nên, khi có một chút tiền từ lương, thưởng, các cô gái bóng chuyền Việt Nam vẫn cố gắng tiết kiệm bởi sự thiếu ổn định của bóng chuyền Việt Nam: Sự tồn tại của một đội bóng đi kèm với nghề nghiệp của hàng chục con người lại phụ thuộc vào chuyện thích hay không thích của các nhà tài trợ. Nghĩa là lúc này có thể nhận lương 15-20 triệu/tháng nhưng sau đó có thể ngay lập tức đóng góp vào đội quân thất nghiệp.
Câu chuyện gây sốc trong làng bóng chuyền hồi đầu năm 2014 về việc đội bóng Vietso Petro bất ngờ giải thể và chuyển giao cho Bia Sài Gòn -Thái Bình Dương để rồi chính đội này cũng tuyên bố nghỉ chơi nốt đã khiến mấy chục VĐV nữ rơi vào cảnh thất nghiệp. Trước đó, khi rơi vào tình cảnh nhiều tháng không được trả lương, tuyển thủ Đinh Thị Trà Giang đã phải gửi bức thư đẫm nước mắt tới lãnh đạo: “Bây giờ chúng cháu đều tự lo ăn uống sinh hoạt, không tiền ăn, không tiền lương, không người quan tâm, không ai lo lắng. Đều ở ngoài bắc vào chú ạ! Cháu lớn nên cũng có tiền để ăn và sinh hoạt hằng ngày nhưng mấy em trẻ vào cũng không có nhiều tiền, hôm cháu đi ra ngoài về nhì thấy mấy đứa nấu mì ở bếp. Cháu hỏi sao không ra ngoài ăn, mấy đứa chỉ nói là bọn em 3 người gom vào được 26 nghìn đồng mua mỳ và được ít rau chị à.
Cháu không biết nói gì, nếu như chú và các bác, các cô, các chú, các anh, các chị có những người con, người cháu, người em như thế này mọi người sẽ nghĩ sao ạ… Hôm sau, cháu đi chợ mua đồ về để mấy chị em nấu cơm ăn, nhưng mình cháu sao nuôi các em được (6 em). Hiện tại cháu không có lương, không có tiền ăn cháu dùng bằng tiền tích góp nhưng không có bao nhiêu vì cháu còn gia đình nữa…”.
Bức thư của Trà Giang không cứu được đội bóng. Tất nhiên, với những tài năng như Trà Giang thì cô nhanh chóng có đội bóng mới là NH Công thương với mức lương 20 triệu/tháng (cao hơn mức lương cũ nhận được ở Vietso Petro) cùng một khoản lót tay. Còn những VĐV trẻ khác vẫn phải chấp nhận mức lương thấp để hy vọng bóng chuyền còn có thể nuôi sống được mình.
Sau khi có bài báo trên, Ngọc Hoa đã bức xúc “úp mở” trên facebook của mình đại ý “không biết gì thì đừng nói…”.
Theo VNE
Nhiều 'ngọc thô' ở tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam
Nguyễn Linh Chi chuyền hai sắc sảo trong khi Hà Ngọc Diễm là tay đập có tầm với ấn tượng.
Là chủ nhà, tuyển Việt Nam không đặt mục tiêu thành tích bởi lực lượng gần như thay máu toàn bộ với những gương mặt còn khá lạ lẫm với người xem. Đội bóng của HLV Nguyễn Mạnh Hùng ra quân thất bại 0-3 trước Thái Lan nhưng sau đó bất ngờ thắng một mạch để đi đến trận chung kết với chính đối thủ đến từ xứ Chùa vàng.
Linh Chi là tay chuyền hai tiềm năng của tuyển bóng chuyền Việt Nam. Ảnh: Mai Hương.
Ở lần gặp lại này, với sự cổ vũ của khán giả tại nhà thi đấu Bắc Ninh, tuyển Việt Nam có trận đấu kịch tính để lên ngôi vô địch xứng đáng. Có thành công này, không thể không nhắc tới vai trò của cựu binh Ngọc Hoa, nhưng cũng phải thừa nhận chính sự tiến bộ của các VĐV trẻ tại giải năm nay là nhân tố quyết định thắng lợi.
Cô gái 17 tuổi Trần Thanh Thúy có chiều cao 1m89 - con số lý tưởng trong làng bóng chuyền Việt Nam. Cách đây 4 năm trong đợt tuyển sinh VĐV năng khiếu của đội bóng chuyền Long An, VĐV này mới 12 tuổi nhưng cao đến 1m78. Ngoài chiều cao nổi trội, Thanh Thúy còn có chỉ số chuyên môn ấn tượng như chiều cao với tay, chiều dài sải tay, bật cao tại chỗ, độ rộng bàn chân, độ gập bàn chân...
Do còn trẻ, Trần Thanh Thuý cũng mới chỉ được thử lửa ở một vài trận tại VTV Cup. Cô gái quê Long An đã cho thấy những tố chất của mình. Nhìn Thuý thi đấu, giới chuyên môn đều nhận xét chỉ 2-3 năm nữa VĐV "khủng long" này sẽ là trụ cột của đội tuyển nữ.
Cùng tên là Thanh Thuý, Lê Thanh Thuý không chỉ nổi trội bởi khuôn mặt xinh đẹp mà còn ở lối chơi hiện đại hiệu quả. 19 tuổi, cao 1m80, cô gái Hải Phòng, chơi ở vị trí phụ công, gây ấn tượng mạnh với cách đánh thông minh trên lưới và những quả đập nhanh ở khu vực giữa lưới.
Phụ công Bùi Thị Ngà (20 tuổi, cao 1m87) cũng là một trong những gương mặt trẻ nổi bật tại VTV Cup năm nay. Thế mạnh của Ngà là lối chơi thông minh, chiều cao tốt, khả năng chắn bóng hiệu quả. VĐV họ Bùi là nhân tố giúp tuyển nữ Việt Nam có những pha lội ngược dòng ngoạn mục trước Thái Lan trong trận chung kết VTV Cup.
Hà Ngọc Diễm là chủ công có tầm với ấn tượng. Ảnh: Mai Hương.
VĐV 20 tuổi Hà Ngọc Diễm cao 1m77 nhưng có tầm với 3m10, một thông số không phải tay đập nào cũng có.
Trong số các mầm non ở tuyển nữ, Linh Chi chính là gương mặt gây chú ý nhất. Cô được xem là "hàng hiếm" của làng bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay nhờ khả năng chuyền hai sắc sảo. Theo đánh giá của giới chuyên môn, VĐV họ Nguyễn hứa hẹn là nòng cốt trong lối chơi hiện đại của tuyển bóng chuyền nữ.
Theo VNE
VĐV bóng chuyền bé bự ở VTV Cup Phụ công Walter Rebecca sở hữu thân hình nặng nề dường như không phù hợp với môn thể thao đòi hỏi sự nhanh nhẹn và phản xạ tốt. Walter Rebecca sinh năm 1987 là VĐV nặng cân nhất của Australia dự giải bóng chuyền VTV Cup đang diễn ra tại Bắc Ninh. Australia chơi không thành công khi không giành vé vào bán...