Sự thật về thông tin son môi gây ngộ độc chì
Tin đồn son môi nhiễm chì gây hoang mang nhiều cho người sử dụng. Nhiễm tới mức nào? Có gây rủi ro cho sức khoẻ không? Vì son môi là loại mỹ phẩm đặc biệt, có thể vô tình được nuốt qua đường tiêu hoá (mà vô tình thường xuyên là đằng khác), nên về mặt an toàn, các nguyên liệu dùng trong son môi cũng phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm.
Phẩm màu chứ không phải chì
Tin đồn son môi nhiễm chì không chỉ xảy ra ở Việt Nam, mà đã một thời gây sóng gió ở Hoa Kỳ hơn mười năm trước. Nguyên liệu trong son môi mà FDA quan tâm đó là, phẩm màu. Trong các loại phụ gia thực phẩm, thì phẩm màu bị các cơ quan an toàn chiếu cố kỹ nhất, vì yếu tố rủi ro của nó rất dễ còn dư lượng tạp nguy hiểm trong quá trình sản xuất.
Sao mấy bà rất tinh quái chuyện cơm phở, mà lại nhẹ dạ chuyện son môi chì thế nhỉ? Ảnh:T.L
Dư luận nói quá thì FDA phải vào cuộc. Kết quả cho thấy 99% mẫu son môi chưa vượt quá 10ppm (phần triệu) chì, đa số không quá 7ppm). Và năm ngoái (2016), FDA dự tính đưa con số 10ppm là mức tối đa lượng chì được phép có trong mỹ phẩm, nhưng chưa chính thức.
Liều lượng mới gây ngộ độc
Video đang HOT
Chì rất độc hại, ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh, nhất là đối với trẻ em (1).
Để có thể hình dung mức chì trong son môi có thể gây rủi ro cho sức khoẻ hay không, có thể nhìn vào những con số dưới đây:
- Theo tổ chức Y tế thế Giới (WHO) một người nặng 50kg, có thể tiêu thụ tối đa mỗi ngày khoảng 0,36mg chì.
- Nghiên cứu của đại học California – Berkeley cho thấy, mỗi ngày quý bà trung bình bôi son 2,3 lần, tương đương với 24mg son môi. Nhóm người xài nhiều nhất là 14 lần/ngày, tiêu thụ 83mg son (2).
- Lượng 10ppm (phần triệu) chì mà FDA khảo sát là tính trên 1kg son môi.
Với những đơn vị mg, phần triệu, rồi kg thì nhắm mắt cũng thấy lượng chì trong son môi chẳng nhằm nhò gì để có thể gây rủi ro sức khoẻ cho người sử dụng. FDA còn phối kiểm bằng cách xét nghiệm máu xem có phải lượng chì là do son môi gây ra không. Kết quả là lượng chì quá ít, không phát hiện được.
Son môi dùng phẩm màu, mà phẩm màu ít nhiều đều bị nhiễm chì. Chất nền của son môi làm từ khoáng (nghiền mịn) thì nhiễm chì và các kim loại nặng khác là đương nhiên. Chì có trong son môi là chuyện chắc chắn. Nhưng vấn đề là ở mức bao nhiêu thì mới áp đặt được rủi ro trên sức khoẻ con người. Chứ không phải hễ có chì là gây ngộ độc. Có thể nói rằng, lượng chì trong son môi quá nhỏ không thể gây ngộ độc chì cho người được, kể cả trước mắt lẫn lâu dài.
Khoan đổ tội cho son môi
Đó là son môi nước ngoài, còn son môi trong nước thì sao? Son môi trong nước đến từ nhiều nguồn khác nhau, chất lượng thế nào không biết được. Hàng nhập vào trong nước phải qua kiểm định. Cơ quan chức năng nên có những khảo sát về lượng chì trong son môi trên thị trường, rồi từ đó mới có khuyến cáo chính thức cho người dùng.
Thế người dùng son môi, khi xét nghiệm thấy lượng chì trong máu cao thì sao? Phải xác định được nguồn lây nhiễm chì. Những nguồn nhiễm chì phổ biến là trong nhà sử dụng sơn chì, hàn chì, đồ chơi trẻ em, không khí ô nhiễm chì, một số loại thuốc nam… Đối với son môi, phải xác định được lượng chì trong đó là bao nhiêu mới có thể đổ tội cho son môi được.
Hiện nay, nhiều người bán mỹ phẩm đã đưa ra những quảng cáo, những lời khuyên rỉ tai vớ vẩn, đầy dẫy trên mạng, nên dùng loại này không chì, loại kia ít chì. Rồi thì cách thử chì bằng vàng, bằng nước… Thử được như thế thì mấy phòng thí nghiệm dẹp tiệm rồi. Chỉ là những chiêu trò nhảm nhí để bán hàng.
Sao mấy bà rất tinh quái chuyện cơm phở, mà lại nhẹ dạ chuyện son môi chì thế nhỉ?
Theo Vũ Thế Thành (vuthethanh202@gmail.com) (Thế Giới Tiếp Thị)
Đắc Lắc: Khẩn trương phòng chống dịch bệnh do virus Zika
Ngành y tê Đắc Lắc đây mạnh tuyên truyên đê người dân tích cực diêt bọ gây, nhằm ngăn chặn mâm mông trung gian truyên vi rút Zika.
Trước việc phát hiện 2 bệnh nhân nhiễm vi rút Zika, trong đó có trường hợp ở tỉnh Khánh Hoà - là tỉnh giáp ranh, có hoạt động giao thương, đi lại diễn ra thường xuyên; ngành y tế tỉnh Đắc Lắc đã nâng mức độ cảnh báo, khẩn trương triển khai các hoạt động phòng chống, ngăn chặn sự xâm nhập của vi rút Zika.
Ngay sau khi 2 ca nhiễm vi rút Zika được công bố, công tác đáp ứng dịch của ngành y tế tỉnh Đắc Lắc đã được nâng lên mức độ 2, các bệnh viện tại địa phương cũng trong tình thế sẵn sàng thu dung, điều trị các trường hợp nhiễm vi rút.
Muỗi Aedes là trung gian gây lây nhiễm dịch bệnh Zika. (Ảnh: Reuters)
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắc Lắc cho biết, bệnh sốt xuất huyết cũng đang ở mức cao, trung bình mỗi tuần có từ 30 đến 35 người mắc. Trong khi triệu chứng người nhiễm vi rút Zika rất giống với bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, nên cần phải cảnh giác cao độ.
Trước mắt, ngành y tế Đắc Lắc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân tích cực diệt bọ gậy, nhằm ngăn chặn mầm mống trung gian truyền vi rút Zika. Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Đắc Lắc cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở phát hiện sớm những triệu chứng và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm tất cả những trường hợp nghi nhiễm để tầm soát, phát hiện sớm nhằm khoanh vùng dịch.
Bác sĩ Phạm Văn Lào nêu rõ: "Tăng cường quá trình giám sát và lấy mẫu lại cộng đồng đây là việc đầu tiên và rất quan trọng để đánh giá và phát hiện ca bệnh đầu tiên để tránh lây lan. Tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng bọ gậy để phòng tránh muỗi đốt, diệt đường lây. Triển khai đợt truyền thông để người dân nhận thức được và tạo chuyển biến từ nhận thức mối nguy cơ biến thành hành động phòng chống dịch bệnh cho mình và cho cộng đồng. Ngành y tế cũng triển khai chỉ đạo Trung tâm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em tăng cường quá trình theo dõi và chăm sóc thai nghén để có biện pháp xử lý kịp thời"./.
Minh Châu
Theo_VOV
Bộ trưởng Y tế thị sát nơi thai phụ nhiễm Zika ở TP.HCM Trưa nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến nơi làm việc và nơi cư trú của ca bệnh đầu tiên có kết quả dương tính với virus Zika tại TP.HCM. Khó lây từ nơi làm việc Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, trường hợp mắc virus Zika tại TP.HCM là một nữ bệnh nhân 33 tuổi, đang mang...