Sự thật về “thần y” ở Bình Dương
Vốn làm nông, một người đàn ông tên là N.V.S ở xã An Sơn, thị xã Thuận An ( Bình Dương) bỗng tự cho mình có thể chữa được hơn một trăm bệnh cho người kể cả bệnh ung thư, thậm chí còn truyền dạy “bí kíp” cho nhiều… đệ tử. Ông S còn đề nghị cơ quan chức năng công nhận khả năng và cấp giấy hành nghề cho mình.
Ông S tự cho mình có thể chữa được khoảng 100 đến 200 bệnh. Ảnh: P.V
Có thể chữa được bách bệnh, mỗi bệnh chữa hai phút?
Lần theo địa chỉ trên tấm danh thiếp, trong vai người bệnh đi tìm thầy thuốc chữa trị, chúng tôi đến nhà ông N.V.S (61 tuổi) nằm sâu trong hẻm sát sông Sài Gòn thuộc xã An Sơn, thị xã Thuận An, Bình Dương. Thấy có người đến trị bệnh, ông N.V.S lấy ghế cho người bệnh ngồi rồi giới thiệu khả năng chữa bệnh “trời ban” của mình. Ông S cho biết, ông điều trị bệnh bằng tâm linh “ giải nghiệp chướng” và chữa bệnh theo huyệt sinh, bệnh đâu chữa đó.
“Thầy không cần dùng thuốc và kim tiêm có thể chữa được 100 đến 200 bệnh. Thầy có thể chữa được các bệnh như thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối… bệnh ung thư vú cũng chữa được. Mỗi bệnh chữa không quá 2 phút” – ông S nói.
Một người bệnh cho biết, bị đau nhức, buốt ngón tay, ông S nói “đặt chân lên ghế”, rồi vuốt các ngón ở bàn chân phải của người bệnh và hỏi “có cảm nhận thấy máu đang chảy trong người và tay trái hết đau chưa”. Người bệnh nói chưa cảm nhận thấy gì. Ông S lại đề nghị đặt chân trái lên ghế rồi tiếp tục lặp lại các động tác và nói về nhà vài hôm sẽ khỏi.
Đến lượt một thanh niên khác, người này cho biết mình mới nhập viện vì bệnh sỏi thận, không muốn uống thuốc tây vì bị đau dạ dày, nghe tin thầy không dùng thuốc mà có thể chữa khỏi nên nhờ thầy giúp. Ông S hỏi đau trên bụng chỗ nào rồi dùng tay ấn ấn vào. Sau đó ông S khẳng định người thanh niên này bị bệnh gan chứ không phải sỏi thận và tiếp tục phán: “Xong rồi đó, về nhà 3 hôm là khỏi đau”.
Cơ quan chuyên môn thẩm định và cho rằng không hiệu quả
Người dân địa phương cho biết, khoảng vài năm gần đầy, ông S tự giới thiệu có thể chữa được bệnh và có nhiều người dân tìm đến để chữa bệnh. Không chỉ chữa tại nhà, ông S còn đi một số tỉnh chữa bệnh.
Video đang HOT
Ngoài chữa bệnh, ông còn nhận đào tạo “đệ tử”, chỉ cần một buổi chỉ dạy, người học có thể hành nghề chữa trị được cho các bệnh nhân. Mỗi người chữa trị ông lấy 100.000 đồng, còn người học nghề thì tùy tâm, sau này hành nghề rồi thì đưa bao nhiêu cũng được.
Không những thế, ông S còn viết đơn đề nghị cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương công nhận khả năng và cấp chứng chỉ hành nghề chữa bệnh cho mình.
Liên quan đến sự việc trên, phóng viên đã liên hệ với TT Y tế thị xã Thuận An, bác sĩ Huỳnh Thị Nguyệt Phương – Giám Đốc Trung tâm cho biết, ngày 25.3 Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã thành lập đoàn công tác để thẩm định phương pháp điều trị bệnh không dùng thuốc, không dùng kim tiêm của ông S.
Đoàn công tác có cả phó giám đốc sở, cán bộ phòng nghiệp vụ, bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền, Bệnh viện phục hồi chức năng… cùng tham gia thẩm định.
Trước cơ quan chuyên môn, ông S đã trình diễn khả năng chữa bệnh cho một người bị bệnh thoát vị đĩa đệm và một người bị thoái hóa cột sống lưng. Vị “ thần y” này chỉ dùng tay ấn vào điểm nhất định ở lòng bàn chân (ông gọi là sinh huyệt) từ 1 đến 2 phút và hỏi người bệnh “đã hết rồi phải không”. Người bệnh đều trả lời nhận thấy có giảm đau vùng lưng. Rồi ông S cho rằng, bệnh đã hết.
Trái ngược với những gì ông S tự giới thiệu khả năng chữa bệnh của mình, sau khi xem ông S chữa bệnh, bác sĩ chuyên môn nhận xét người bệnh không có tiến triển đáng kể. Theo bác sĩ Huỳnh Thị Nguyệt Phương, hai người bệnh được ông S thử chữa trị bệnh tình không thuyên chuyển. Đến nay hai người bệnh này đang điều trị theo phác đồ của của TT Y tế thị xã Thuận An.
Sở Y tế đã cảnh báo “thần y” không được hành nghề
*UBND xã An Sơn, thị xã Thuận An cho biết, có nghe người dân nói việc chữa bệnh bằng cách bấm huyệt của ông S, nhưng ông S chưa được cơ quan quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
*Ngày 3.4, trao đổi với phóng viên, đại diện Sở Y tế Bình Dương cho biết, căn cứ trên kết quả thẩm định, Sở đã cảnh báo ông S không được hành nghề khám chữa bệnh cũng như truyền dạy phương pháp này cho người dân. Nếu ông S vẫn làm thì đã thực hiện sai Luật Khám bệnh chữa bệnh. Theo Sở Y tế Bình Dương nếu ông S tiếp tục tái diễn việc khám chữa bệnh, truyền dạy thì TT Y tế Thuận An sẽ phối hợp với cơ quan chức năng địa phương triển khai kiểm tra và xử lý.
ĐÌNH TRỌNG
Theo Lao động
Hơn 5 tỷ đồng mua cơm cho bệnh nhân nghèo nhờ tiếng hát bác sĩ
Sau 4 năm kể từ đêm nhạc đầu tiên mang tên "Dĩa cơm trên tường" ra mắt nhóm bác sĩ tại Sài Gòn đã vận động hơn 5,2 tỷ đồng mua cơm cho bệnh nhân nghèo. Chương trình nhân văn trên đang tiếp tục nhân rộng và chiếm được nhiều tình cảm, sự ủng hộ từ cộng đồng.
4 năm qua các bác sĩ vừa cứu người bệnh vừa đi hát xin cơm cho bệnh nhân nghèo
Day dứt trước những cảnh đời vì bệnh tật dày vò trở nên nghèo khốn, không còn tiền để có được bữa ăn "tử tế" ngày 1/4/2015 một nhóm bác sĩ ở TPHCM đã quyết định thực hiện chương trình "Dĩa cơm trên tường - bữa ăn cho bệnh nhân nghèo". Trên tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no" chương trình hướng tới vận động sự hỗ trợ từ cộng đồng tiếp sức cho người bệnh.
Ngoài nhiệm vụ cứu người thường ngày, các thầy thuốc và nhân viên y tế có năng khiếu âm nhạc chung tay tổ chức những đêm nhạc thiện nguyện. Ánh đèn sân khấu nghiệp dư không chỉ là nơi giao lưu gắn kết của những người làm nghề y mà còn mang theo khát vọng về những hoạt động tích cực cho xã hội, giúp đỡ bệnh nhân nghèo có được bữa ăn chất lượng hơn để cải thiện dinh dưỡng trong điều trị, vượt qua cảnh ốm đau bệnh tật.
Những phiếu cơm được phát đến tận tay người bệnh cần hỗ trợ
Sau 4 năm kiên trì hoạt động, đến nay đêm nhạc "Dĩa cơm trên tường" đã trở thành sự kiện quen thuộc, có thêm sự đồng hành của nhiều nghệ sĩ và nhiều người thuộc những ngành nghề khác nhau. Sức lan tỏa của chương trình thiện nguyện đã nhận được sự hưởng ứng của cộng đồng.
Ngày 25/3, TS.BS Võ Xuân Sơn, Chủ nhiệm chương trình "Dĩa cơm trên tường" cho biết: "Từ khi hoạt động đến nay, chúng tôi đã nhận được hơn 5,2 tỷ đồng nhờ sự giúp đỡ của các mạnh thường quân, mang đến cho bệnh nhân nghèo gần 190.000 dĩa cơm với mệnh giá 27.000 đồng/dĩa".
Mỗi suất cơm có trị giá 27.000 đồng tuy không lớn nhưng giúp bệnh nhân ấm lòng
Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo của "Dĩa cơm trên tường" đã hiện diện hàng ngày tại nhiều bệnh viện có bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Bệnh viện Tâm Thần, Nhiệt Đới, Nguyễn Tri Phương, Phạm Ngọc Thạch, Truyền máu Huyết học, Bệnh viện Quận Thủ Đức, Bệnh viện Nhi Đồng 2... Rất nhiều quán cơm uy tín, nhà hàng lớn tại thành phố cũng chung tay giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn có được những bữa ăn chất lượng, tiếp thêm sức lực để chiến đấu với bệnh tật.
Nhằm nhân rộng tinh thần "lá lành đùm lá rách" trong cộng đồng, nhân kỷ niệm 4 năm ngày ra mắt chương trình và 18 năm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, "Dĩa cơm trên tường" sẽ đồng hành cùng Tuần lễ Trịnh Công Sơn 2019 (30/3 đến 6/4). Một đêm nhạc thiện nguyện chủ để "Để gió cuốn đi" sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 30/3 tại Nhà hát Thành phố với sự góp mặt của nhiều ca sĩ như: Trọng Khương, Mai Quốc Việt, Vy Oanh và nhạc sĩ Lương Bằng Quang.
Dĩa cơm trên tường đã trải qua 64 đêm nhạc vận động sự chung tay của cộng đồng
Đêm nhạc sẽ phục vụ hoàn toàn miễn phí cho công chúng yêu văn nghệ. Ban tổ chức hi vọng sẽ nhận được những nguồn tài trợ, ủng hộ từ các mạnh thường quân để mang đến nhiều suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo và phát triển quỹ học bổng Trịnh Công Sơn.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Điện thoại rơi trúng đầu, bé 3 tháng suýt tử vong Bé 3 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, các chỉ số sinh hiệu không còn vì bị điện thoại rơi trúng đầu. Ngày 12/3, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho hay, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời cứu sống một trường hợp bị chấn thương sọ não rất nguy hiểm. Bệnh nhi là bé...