Sự thật về tâm lý ‘ăn gửi nằm nhờ’ khiến đàn ông chỉ thích ra khỏi nhà
Chuyên gia tâm lý Trịnh Trùng Hòa lý giải về việc có một số ông chồng như bị gắn “mô-tơ” vào chân, suốt ngày chạy ra khỏi nhà và coi nhà như nhà trọ.
ảnh minh họa
Không ít người vợ phàn nàn là chồng đi chơi quá nhiều. Có ông tan sở còn la cà ở quán bia với bạn bè đến đêm mới về. Có ông buổi tối cũng không ở nhà với vợ con mà nhảy sang hàng xóm chơi cờ đến khuya. Thậm chí có ông đến cơ quan cả ngày nghỉ, vợ hỏi bảo là việc nhiều quá, ngày nghỉ cũng phải làm.
Những bà vợ đó thường lên án chồng gay gắt, nào là không quan tâm đến gia đình, chỉ tìm thú vui cho riêng mình và họ hỏi chuyên gia tâm lý có cách nào giữ chân được những ông chồng như thế trong nhà không? Họ không hiểu tại sao chồng họ lại thờ ơ với vợ con như vậy? Những phụ nữ đó thường tự cho mình là người vợ hết lòng với chồng con, làm việc quần quật vì gia đình và đổ tất cả mọi tật xấu cho chồng.
Nhưng nhà tâm lý học người Mỹ, Kriput R. Adams lại cho rằng: “Khi một người chồng hay ra khỏi nhà tức là anh ta không tìm thấy niềm vui trong gia đình và đi tìm vui ở chỗ khác. Trong trường hợp đó, người cần phải xem lại mình trước nhất là người vợ, vì đó là người quyết định bầu không khí gia đình đầm ấm hay lạnh lẽo? Điều này không chỉ ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mà còn ảnh hưởng tới sự nghiệp người đàn ông. Bởi vì anh ta chỉ có thể hứng khởi làm việc đạt hiệu quả cao nhất khi về đến nhà được sống trong trạng thái tinh thần thoải mái để tái tạo sức lao động cho ngày hôm sau”.
Có hàng nghìn lý do khiến người vợ làm cho bầu không khí gia đình luôn căng thẳng. Một bà có thói quen thích nhà cửa lúc nào cũng phải sạch bóng. Bà không thể chịu nổi cảnh con đưa bạn về kéo theo hàng lô đất cát ở ngoài đường vào nhà. Vì thế sau khi đám trẻ đi rồi bà vừa còng lưng lau đi lau lại sàn nhà, vừa càu nhàu mắng mỏ con hàng tiếng đồng hồ.
Lại đến ông chồng lấy kìm búa ra chữa xe rồi buông quăng bỏ vãi mỗi cái một nơi, đến con dao ông lấy cắt dây điện xong bỏ vào đâu cũng không thấy nữa. Bà kết luận chồng con đều là những kẻ lộn xộn, làm đảo lộn sự hoàn mỹ trong ngôi nhà của bà và bà không thể nào chịu đựng nổi.
Chúng ta nên nhớ rằng, ngôi nhà là nơi để con người trở về nghỉ ngơi, thư giãn, hưởng bầu không khí đầm ấm của gia đình để ngày mai lại lao vào đương đầu với công việc. Một bầu không khí gia đình như thế, làm sao có thể nghỉ ngơi được? Nó hấp dẫn con người ở chỗ nào? Chẳng thà đi một nơi nào đó có tiếng nói cười vui vẻ, còn hơn ngồi trong ngôi nhà để nghe những lời kêu ca phàn nàn không bao giờ dứt của vợ.
Sự sạch sẽ, ngăn nắp là cần thiết nhưng có đáng để ta đánh đổi cả hạnh phúc gia đình hay không? Đó là chưa kể sự bài trí trong nhà nhiều khi cũng nhất nhất phải theo ý thích của người vợ nhưng không hợp ý một chút nào với chồng, con. Người chồng thích bày biện theo cách của anh ta và chỉ có như thế anh mới cảm thấy thích và gắn bó với ngôi nhà của mình, tiếc rằng không bao giờ anh ta thực hiện được điều đó.
Khi chúng ta bài trí trong nhà, có những người vợ không bao giờ nghĩ đến sự thư thái của đàn ông mà chỉ quan tâm đến sự tiện lợi của mình, khiến người chồng nảy sinh tâm lý “ăn gửi nằm nhờ”, chỉ chờ trời sáng lại ra đi.
Video đang HOT
Hãy trao quyền cho đàn ông làm chủ trong ngôi nhà của mình. Ảnh minh họa
Muốn cho chồng gắn bó với gia đình phải làm sao để anh ta cảm thấy không ở đâu thoải mái và tiện nghi hơn ngôi nhà của mình. Ở đó, anh ta là chủ, như ông vua trong cái vương quốc nhỏ bé của mình, chứ không phải là một kẻ luôn bị chê trách, gắt gỏng một cách khó chịu. Những phụ nữ thông minh biết rằng hầu hết đàn ông đều có tác phong đã làm gì thì làm lấy được, họ chỉ tập trung vào cái mục đích công việc của họ nhưng sau đó ít khi họ dọn dẹp gọn gàng được như phụ nữ.
Ngay cả khi đàn ông làm bếp, họ có thể sáng tạo những món ăn mà chính vợ cũng phải khen lạ miệng nhưng sau đó chắc chắn nồi niêu, xoong chảo, bát đĩa sẽ ngang với bãi chiến trường. Nếu vì ngại dọn dẹp mà bạn không khiến chồng vào bếp thì bạn sẽ làm “hoả đầu quân” quanh năm, còn anh ta sẽ chẳng bao giờ được trổ tài nấu nướng cả. Và nếu sau một bữa ăn căng rốn với những món tự làm, anh chồng lại phải nghe một bài ca dài lê thê về tội bừa bãi thì có thể lâu dần anh ta sẽ mắc chứng đau dạ dày và cạch đến già không vào bếp nữa.
Nói như thế không phải phụ nữ cứ ngậm miệng lại mà dọn dẹp để cho chồng thích bày bừa kiểu gì thì bày nhưng cách để người đàn ông có thể tiếp thu, sửa chữa không phải là nói nhiều mà phải tạo ra bầu không khí gia đình vui vẻ và đưa anh ta vào quỹ đạo dần dần.
Còn nếu muốn chồng cứ sểnh ra là biến khỏi nhà thì bạn cứ “ca cải lương” nhiều vào, và thành một “bà la sát” cho đến bao giờ anh ta đi hẳn không trở về nữa. Khi đó ngôi nhà có thể sạch như li như lau, đồ đạc ngăn nắp, gọn gàng sáng choang lên nhưng còn đâu hơi ấm của đàn ông ?
Theo Danviet
Đàn bà lắm lời cũng được, riêng 4 thời điểm này nhất định phải im lặng đàn ông mới nể
Đàn bà có thể càu nhàu, càm ràm chồng, nhưng nên khôn ngoan để đàn ông không xem nhẹ lời nói của mình. Vậy nên, có những thời điểm đàn bà nên im lặng để khiến họ vừa nể, vừa tôn trọng. Người ta nói, đàn ông ưa phụ nữ đẹp, thích phụ nữ thông minh nhưng ...
Đàn bà có thể càu nhàu, càm ràm chồng, nhưng nên khôn ngoan để đàn ông không xem nhẹ lời nói của mình. Vậy nên, có những thời điểm đàn bà nên im lặng để khiến họ vừa nể, vừa tôn trọng.
Người ta nói, đàn ông ưa phụ nữ đẹp, thích phụ nữ thông minh nhưng sẽ ở bên phụ nữ biết điều. Vậy biết điều ở đây là gì? Chính là vừa thông minh, vừa quyến rũ thông qua cách ứng xử với đàn ông.
Phụ nữ nói nhiều, không hẳn là phụ nữ không biết điều. Phụ nữ im lặng cũng chưa chắc là không biết ứng xử. Quan trọng là bạn biết khi nào nên nói nhiều, lúc nào phải im lặng. Đàn ông không ngại nghe người phụ nữ của mình nói, nhưng phải đúng lúc, đúng nơi và đặc biệt, có những thời điểm đàn bà phải biết im lặng để tự bảo vệ mình, cũng là để bản thân có kiêu hãnh riêng...
Ảnh minh họa
1. Im lặng để cảnh cáo
Đàn ông sợ đàn bà nói nhiều, nhưng càng sợ đàn bà im lặng hơn. Đây chính là lời cảnh cáo đáng sợ nhất mà đàn ông phải đối mặt. Đàn bà giận hờn mà khóc lóc, cằn nhằn còn may mắn bởi vẫn dễ dỗ dành, nhưng một khi im lặng thì đàn ông nên chột dạ đi là vừa.
Tôi từng nghe đâu đó câu chuyện, chị này phát hiện chồng ngoại tình, chỉ nói với anh một câu duy nhất "Em đọc điện thoại của anh và đã biết tất cả" rồi hoàn toàn im lặng. Mỗi tối chị cố tình đi làm về rất muộn, mặc chồng cơm nước chăm con, về đến nhà là khóa cửa chơi với con trong phòng. Chị không dọn dẹp nhà cửa, cơm nước chu toàn như xưa nữa, cũng bắt đầu thay đổi đầu tóc, cách ăn mặc.
Sau chuỗi ngày dài chịu đựng sự im lặng của vợ, cuối cùng anh cũng phát điên nói: "Em phạt anh thế nào cũng được, đừng im lặng nữa, anh không chịu đựng nổi". Chị vỏn vẹn: "Anh chăm con tốt hơn rồi đấy, mình ly hôn đi!" rồi lại rơi vào im lặng.
Chưa lúc nào anh sợ phải chia tay chị như khi này, giờ đây anh mới thấy những cảm giác chung đụng với người thứ ba chỉ là trò ngu xuẩn, bồng bột. Giờ đây anh mới biết cần vợ thế nào và chỉ mong chị khóc lóc trách hờn cho anh nhẹ lòng...
2. Im lặng để được tôn trọng
Đây là thời điểm đàn bà nên im lặng. Ảnh minh họa
Đàn bà không nói lời thừa thãi, không để đàn ông xem nhẹ lời nói của mình. Họ biết cái gì nên nói, lúc nào nên nói, khi nào, lúc nào nên im lặng.
Khi biết chồng đang khó chịu, mệt mỏi, áp lực với hàng tá chuyện công việc, chuyện xã hội, bạn bè ngoài kia, có thể anh sẽ bớt quan tâm vợ, lười chia sẻ việc nhà với vợ nhưng vợ sẽ biết thấu hiểu mà im lặng, nhường cho anh không gian riêng để suy nghĩ. Sự im lặng này không phải nhẫn nhịn, đó chính là khôn khéo, kiên nhẫn, tinh ý và khôn ngoan. Đó là sự tôn trọng chồng, cũng là cách khiến chồng phải tôn trọng mình.
Đàn ông có thể vô tâm nhưng chắc chắn sẽ nhận ra được cái im lặng có chủ ý của đàn bà. Họ sẽ cực kỳ trân trọng sự im lặng chừng mực và tinh tế này từ người phụ nữ của mình.
3. Im lặng để cho đối phương cơ hội
Khi đối phương làm sai, thay vì bù lu trách móc, chửi bới, đàn bà hãy im lặng ở một mức độ nhất định, vừa là cảnh cáo, vừa là cho đối phương một cơ hội.
Bởi những lời nói ra lúc nóng giận vừa chẳng giải quyết được vấn đề lại chỉ khiến cả hai tổn thương nhau. Vết thương ngoài da còn có thể lành, nhưng vết thương từ lời nói thì mãi mãi khắc sâu.
Đàn bà khôn im lặng để đối phương nhận ra cái sai, để họ biết rằng phụ nữ không vì giận mà chì chiết khó nghe, thậm tệ. Bởi nếu không thể làm yên lòng nhau thì nên im lặng để bỏ bớt cái tôi, im lặng để người kia biết mình còn được trân trọng, cũng khiến họ thấy rằng cần tôn trọng sự kiên nhẫn và bao dung của đàn bà hơn.
4. Và cuối cùng, im lặng để ra đi đúng lúc
Ảnh minh họa
Đây chính là giới hạn im lặng của đàn bà đã cạn tình, là lúc họ đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất.
Đàn bà im lặng, đôi lúc đàn ông cho rằng họ đã thêm hiểu chuyện, họ đã thôi phàn nàn và không còn phiền phức, nhưng đàn ông không hiểu, khi đàn bà trở nên an phận và kiềm chế thì chính là lúc bản thân sắp mất đi họ.
Đàn bà khi đã cạn tình, sẽ chẳng phải ầm ĩ khóc lóc, gào hét chửi mắng... Họ hiểu rằng điều bản thân có thể làm duy nhất lúc này đó là dứt tình và mạnh mẽ. Mọi điều khác đã không còn chút nghĩa lý gì.
Im lặng này chính là cái kết sau cùng, là niềm kiêu hãnh cuối cùng của đàn bà. Họ im lặng để ra đi không tủi hổ, không trong tâm thế kẻ bị vứt bỏ, phản bội.
Nhưng đàn bà ạ, phải nhớ rằng, im lặng và lắng nghe không có nghĩa là cam chịu, là nhún nhường, là mặc sức để đối phương tổn thương mình. Với đàn bà khôn, nếu im lặng để người khác xem thường mình, chính là im lặng chết. Ranh giới cho mức im lặng của đàn bà khôn ngoan bằng đúng sự tôn trọng họ nhận được.
Theo Emdep
5 sai lầm của vợ biến chồng từ người tốt thành kẻ tồi Đây là 5 sai lầm mà các bà vợ nên tránh để cuộc sống vợ chồng luôn suôn sẻ nhé! Sai lầm mà rất nhiều bà vợ mắc phải đó là thà làm cố còn hơn là nhờ chồng - Ảnh: Internet Trong cuộc sống hôn nhân, đôi khi bản thân người chồng không phải là người tồi tệ mà chính vì cách...