Sự thật về tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu mới chỉ ra 2/3 báo cáo về tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không đúng và nó xuất hiện là do “phản ứng nocebo”.

Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 là vấn đề nhiều người quan tâm, thậm chí lo lắng. Nghiên cứu mới từ Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, Boston, Mỹ, phát hiện hàng loạt tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 mà người nhận báo cáo có thể là do “phản ứng nocebo” và chúng có thể chỉ là cảm giác giả.

2/3 báo cáo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 có thể là giả

Nghiên cứu được công bố trên JAMA Network ngày 18/1. Theo ABC News, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra 12 cuộc thử nghiệm về độ an toàn của vaccine Covid-19 có sự tham gia của 45.380 người được tiêm vaccine hoặc giả dược. Trong đó, 22.802 người được tiêm vaccine ngừa Covid-19 thật, 22.578 người còn lại được tiêm giả dược để đối chứng. Không ai trong số những người này biết mình được tiêm vaccine hay giả dược.

Sau đó, nhóm tác giả so sánh tỷ lệ gặp tác dụng phụ được báo cáo ở người được tiêm giả dược và thuốc thật.

Sự thật về tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19 - Hình 1

Nghiên cứu từ nhóm chuyên gia tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess phát hiện 2/3 báo cáo về phản ứng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 có thể không phải là thật. Ảnh: Nature.

Từ đây, họ phát hiện sau lần tiêm đầu tiên, 2/3 số người gặp phải những phản ứng phụ như đau đầu, mệt mỏi là do “phản ứng nocebo”. Ngoài ra, 25% số người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ như đau cánh tay, do hiệu ứng giả dược.

Sau mũi tiêm thứ nhất, 46,3% người được tiêm vaccine báo cáo tác dụng phụ toàn thân như nhức đầu, mệt mỏi. 66,7% báo cáo tác dụng phụ tại chỗ như đau nhức hoặc sưng tấy tại vị trí tiêm.

Đặc biệt, 35,2% người được tiêm giả dược cũng gặp tác dụng phụ toàn thân và 16,2% gặp tác dụng phụ tại chỗ. Đây đều là những phản ứng giả.

Video đang HOT

Khi đối chiếu và phân tích giữa hai nhóm, các tác giả kết luận ở người tiêm vaccine Covid-19 thật, 76% tác dụng phụ toàn thân và 24% tác dụng phụ tại chỗ chỉ là phản ứng giả do hiệu ứng nocebo. Tỷ lệ gặp hiệu ứng này giảm rõ sau liều thứ hai, có thể vì người được tiêm đã bớt lo âu.

Hiệu ứng giả dược (placebo) xảy ra khi bệnh nhân tin rằng phương thuốc, cuộc phẫu thuật hay việc điều trị nào đó sẽ có tác dụng nhất định, đến mức họ tự cảm nhận được kết quả mà mình mong đợi sau khi điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế, họ không được phẫu thuật, loại thuốc họ uống cũng không phải thuốc thật.

Với người tiêm giả dược, họ thường được nhận nước muối sinh lý – thứ không thể gây bất cứ tác dụng có lợi hoặc có hại nào. Song, một số người vẫn có cảm giác cơ thể gặp phải tác dụng phụ nào đó.

Trong khi đó, với những được tiêm thuốc thật, một số thực sự gặp khó chịu do các phản ứng phụ. Song, cũng không ít người cho rằng cơ thể đang xuất hiện tác dụng phụ, nguyên nhân là tâm lý lo âu quá mức về việc tiêm chủng. Đây cũng chính là “phản ứng nocebo”. Điều này cũng giải thích vì sao những người ít lo lắng về việc tiêm vaccine ít gặp tác dụng phụ khó chịu hơn.

Sự thật về tác dụng phụ nhiều người gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19 - Hình 2

Hồi hộp, lo âu trước khi tiêm có thể khiến chúng ta gặp ảo giác về những tác dụng phụ. Ảnh: Freepik.

Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Covid-19 không phổ biến như bạn vẫn nghĩ

Theo Giáo sư, tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về y tế dự phòng và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, đây là hiện tượng nổi tiếng trong giới khoa học và rất cần được nghiên cứu khi phát triển vaccine, thuốc.

“Sau tiêm, mọi người nhận thức rõ hơn về việc họ có thể đã được nhận loại dược phẩm nào đó và có xu hướng báo cáo về mọi cảm giác mà họ cảm thấy. Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của trí óc con người” – GS William nói.

Các chuyên gia cho rằng hiệu ứng giả dược là ví dụ mạnh mẽ về mối liên hệ giữa tâm trí, cơ thể và hoàn cảnh của chúng ta.

Trong nghiên cứu của Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, số lượng báo cáo về tác dụng phụ do hiệu ứng giả dược giảm xuống còn một nửa sau khi các tình nguyện viên tiêm mũi thứ hai. Tần suất gặp tác dụng phụ thấp hơn ở những người nhận giả dược sau mũi 2 và ngược lại ở người được tiêm vaccine. Điều này giúp củng cố giả thuyết về hiện tượng giả dược của nhóm tác giả.

Các chuyên gia được ABC News phỏng vấn cho hay kết quả của nghiên cứu trên giúp chúng ta nhận thức đúng về những tác dụng phụ có thể gặp phải sau tiêm vaccine Covid-19. Trên thực tế, các phản ứng phụ có thể không phổ biến như bạn vẫn nghĩ và không có gì phải lo lắng về việc tiêm vaccine này.

TS Ted J.Kaptchuk, chuyên gia tại Trường Y khoa Harvard và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, nhấn mạnh các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu, mệt mỏi đặc biệt nhạy cảm với phản ứng nocebo. Đây cũng là các tác dụng phụ phổ biến nhất được báo cáo sau tiêm vaccine Covid-19.

Vị chuyên gia cho rằng các thông tin không khéo léo về tác dụng phụ của vaccine Covid-19 cũng khiến nhiều người gặp hiệu ứng nocebo hơn và hiểu được điều này có thể góp phần giảm đáng kể lo âu trong cộng đồng, do dự vaccine.

nCoV tấn công nội mạc mạch máu

Covid-19 không chỉ là mầm bệnh về hô hấp, còn được xem như bệnh về mạch máu, gây tổn hại và tấn công hệ thống mạch máu ở cấp độ tế bào.

Kể từ khi Covid-19 khởi phát, các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu về di chứng và các tác hại của căn bệnh lên cơ thể người. Bên cạnh tổn thương về phổi, họ phát hiện căn bệnh gây tác hại lên tim mạch, làm thuyên tắc phổi và tấn công cả hệ thống mạch máu.

Nghiên cứu xuất bản trên Circulation Research cho thấy cách Covid-19 gây tổn hại và tấn công hệ thống mạch máu ở cấp độ tế bào. Phát hiện này giúp giải thích nhiều loại biến chứng dường như không liên quan trực tiếp đến Covid-19, mở ra cơ hội nghiên cứu về các liệu pháp điều trị hiệu quả hơn.

Theo các chuyên gia, chính tình trạng viêm mô mạch máu đã làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Giáo sư trợ lý Uri Manor, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nhiều người nghĩ Covid-19 là bệnh hô hấp, nhưng nó còn là bệnh về mạch máu. Điều này giải thích tại sao một số người bị đột quỵ, một số gặp vấn đề ở các cơ quan khác trong cơ thể. Điểm chung giữa chúng là đều có nền tảng từ mạch máu".

Đây không phải kết quả quá bất ngờ, song nghiên cứu đã xác nhận và giải thích chi tiết về cơ chế làm tổn thương tế bào nội mạc máu của nCoV.

Trong nghiên cứu mới, giáo sư Manor và các đồng nghiệp đã tạo ra một virus "giả dạng" nCoV, cũng có lớp protein gai (protein S) bao quanh, song không có độc lực như virus gốc. Các mẫu mô của chuyên gia cho thấy tình trạng viêm ở các tế bào nội mạc lót động mạch phổi.

Sau đó, nhóm nghiên cứu tái tạo quá trình này trong phòng thí nghiệm, để các tế bào nội mạc khỏe mạnh tiếp xúc với protein S. Họ nhận thấy protein S phá hủy tế bào bằng cách liên kết với thụ thể (vỏ protein) ACE2.

Kể từ năm ngoái, các nhà khoa học đã xác nhận Covid-19 gây hiện tượng rối loạn đông máu. Đông máu ở người mắc Covid-19 biểu hiện khá đa dạng, từ tổn thương da lành tính ở bàn chân, đến tắc nghẽn mạch máu, đôi khi là đột quỵ, nguy hiểm đến tính mạng. Cục máu đông có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng hô hấp của bệnh nhân đã chấm dứt.

nCoV tấn công nội mạc mạch máu - Hình 1

Nhân viên y tế chăm sóc một bệnh nhân Covid-19 ở Volzhsky, Nga, ngày 25/10. Ảnh: Reuters

Thực tế, nhiễm trùng do virus gây ra đông máu không phải điều bất thường. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, y bác sĩ cũng ghi nhận cục máu đông có thể gây tử vong trong cơ thể bệnh nhân. Virus gây bệnh HIV, Ebola đều khiến các tế bào máu dễ vón cục. Song biểu hiện ở người mắc Covid-19 rõ rệt hơn cả.

Giáo sư Levy nhận định một số đặc tính của nCoV đã khiến cho chứng đông máu phát triển đến mức nghiêm trọng, "chưa từng thấy trước đây".

Các cục máu đông hình thành trong ống thông động mạch hoặc bộ lọc máu của bệnh nhân chạy thận. Nguy hiểm hơn nữa là cản trở lưu lượng máu trong phổi, gây khó thở.

Margaret Pisani, phó giáo sư y khoa tại Đại học Y Yale, nhận định đây có thể là nguyên nhân khiến người bệnh có sức khỏe bình thường đột ngột chuyển nặng, thiếu oxy máu nghiêm trọng khi mắc Covid-19.

Edwin Van Beek, chủ nhiệm khoa X-quang lâm sàng tại Viện Nghiên cứu Y khoa, Đại học Edinburgh, cho biết nghiên cứu độc lập từ Pháp và Hà Lan phát hiện 30% bệnh nhân Covid-19 nặng bị thuyên tắc phổi. Đây là tình trạng tắc động mạch phổi do cục máu đông từ hệ tĩnh mạch chi dưới. Nếu không được điều trị, biến chứng có thể gây ra ngừng tim. Ngay cả những cục máu nhỏ trong mao mạch cũng có thể làm gián đoạn lưu lượng máu, ảnh hưởng đến quá trình trợ thở.

Cục máu đông cũng hình thành tại các bộ phận khác nhau, gây tổn hại tới nhiều cơ quan bao gồm tim, thận, gan, ruột và mô, dẫn đến đột quỵ. Trong hai tuần đầu của tháng 4, hệ thống Y tế Mount Sinai của Manhattan, Mỹ, đã ghi nhận 5 trường hợp đột quỵ. Tất cả đều là các bệnh nhân Covid-19 trẻ hơn 50 tuổi.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vongTự chế pháo gây nổ làm sập nhà, nam sinh lớp 11 tử vong
06:48:51 21/01/2025
Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'
19:40:19 19/01/2025
Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
16:01:54 19/01/2025
3 không khi ăn lạc3 không khi ăn lạc
19:28:29 19/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?
21:01:12 20/01/2025
5 cách cắt đường để giảm cân nhanh hơn5 cách cắt đường để giảm cân nhanh hơn
16:04:04 19/01/2025
Nhiều ca nhập viện do viêm phổiNhiều ca nhập viện do viêm phổi
17:37:00 19/01/2025
Tác dụng của lá mít, nhiều người không biết tận dụng thật tiếcTác dụng của lá mít, nhiều người không biết tận dụng thật tiếc
17:41:16 19/01/2025

Tin đang nóng

Ngày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưngNgày cuối năm trong bệnh viện, 9 người đàn ông túm tụm trước phòng cấp cứu: Người dưng nghe chuyện mà rưng rưng
11:23:34 21/01/2025
Clip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoátClip thanh niên tông người phụ nữ văng ra đường rồi lên xe bỏ chạy, dân mạng tìm ra chi tiết khó thoát
09:29:11 21/01/2025
Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?Con của "tiểu tam bị ghét nhất showbiz" và người tình U70 chưa ra đời đã thành tỷ phú, thừa kế hơn 2000 tỷ đồng?
10:17:44 21/01/2025
"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức"Hoàng tử Nhà Trắng" Barron Trump bất ngờ gây sốt với ngoại hình cực kỳ khác lạ đến không nhận ra trong ngày cha nhậm chức
09:36:48 21/01/2025
Tai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạngTai nạn liên hoàn ở Mộc Châu, xe khách biến dạng
12:16:17 21/01/2025
Nghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũNghi vấn chàng trai tự thiêu bên ngoài hôn trường của người yêu cũ
13:07:45 21/01/2025
Các thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏCác thông tin xoay quanh concert của Jack trong năm 2025 đã âm thầm bị gỡ bỏ
14:43:55 21/01/2025
Mẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 ngườiMẹ chồng đưa 600 nghìn bảo tôi sắm Tết cho cả nhà 4 người
11:25:07 21/01/2025

Tin mới nhất

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

Uống nước cam mỗi sáng có tác dụng gì?

05:45:36 21/01/2025
Một nghiên cứu khác xác nhận những người tham gia uống hơn nửa cốc nước cam mỗi ngày trong hơn 20 năm có tỷ lệ tăng huyết áp thấp hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

Ăn cà rốt có tốt cho người bệnh đái tháo đường không?

05:42:14 21/01/2025
Các hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cà rốt là falcarinol và falcarindiol. Bên cạnh đặc tính kháng nấm, các hợp chất này còn có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm.
Những người không nên ăn rau cải cúc

Những người không nên ăn rau cải cúc

05:38:53 21/01/2025
Một tác dụng tuyệt vời khác của rau cải cúc là giúp hạ huyết áp. Khi bị huyết áp cao, ngoài việc phải tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ như ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... thì có thể bổ sung cải cúc ...
Cây dại đẹp mà đắng, đào lấy rễ củ mà bán là hái ra tiền

Cây dại đẹp mà đắng, đào lấy rễ củ mà bán là hái ra tiền

05:31:30 21/01/2025
Tại Trung Quốc, hạ thiên vô mọc phổ biến ở các vùng nông thôn, đặc biệt là ở những sườn dốc nhiều nắng. Giống cây này thường mọc thành bụi lớn với những bông hoa màu tím đẹp mắt và rất dễ nhận biết. Vì vậy, chúng còn được nhiều người tr...
Điểm danh thực phẩm cung cấp i-ốt cho cơ thể

Điểm danh thực phẩm cung cấp i-ốt cho cơ thể

05:27:08 21/01/2025
Thiếu i-ốt có thể gây khiếm khuyết trí não cho trẻ em. Chế độ ăn của người mẹ nghèo i-ốt trong thời gian có thai sẽ ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ của đứa con sau này.
Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam

Những triển vọng mới trong cuộc chiến chống lại ung thư vú tại Việt Nam

05:19:53 21/01/2025
Trong kỷ nguyên của y học chính xác thì sự hiểu biết mở rộng về các dấu ấn sinh học trong ung thư vú đã giúp làm sáng tỏ hơn các yếu tố khác nhau thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của ung thư vú.
Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

Thường xuyên tức ngực, khó thở, người phụ nữ 67 tuổi ở Hà Nội phát hiện khối u ở tim

05:16:38 21/01/2025
Bác sĩ Trần Văn Thụ cho biết, khi cơ thể xuất hiện khối u nhầy nhĩ trái nhưng không được xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:
Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

21:19:47 20/01/2025
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (NCDs) chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, và tiểu đường đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ tuổi.
Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

21:12:31 20/01/2025
Chính vì vậy, người đau dạ dày, trào ngược dạ dày,... nên ăn càng ít củ cải trắng càng tốt và tuyệt đối không ăn củ cải trắng chưa được nấu chín.
Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

20:58:55 20/01/2025
Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

09:20:50 20/01/2025
Người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần bổ sung các loại rau củ xanh như súp lơ xanh, bông cải, rau cải... để chống lại sự lão hóa của các tế bào, giảm được quá trình phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u buồng trứng.

Có thể bạn quan tâm

Quán quân American Idol hát nhậm chức của ông Trump, gặp sự cố âm thanh ê chề?

Quán quân American Idol hát nhậm chức của ông Trump, gặp sự cố âm thanh ê chề?

Sao âu mỹ

15:32:54 21/01/2025
Carrie Underwood mới đây đã trình bày ca khúc America the Beautiful tại Điện Capitol ở Washington, DC, sau khi ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 47. Tuy nhiên, chẳng may bị sự cố âm thanh.
Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Cái kết tệ của "doanh nhân rút kiếm"

Pháp luật

15:16:40 21/01/2025
Từ một việc nhỏ có thể dàn xếp nhẹ nhàng bằng lời xin lỗi, thế nhưng người đàn ông gây ra sai lầm đã có những động thái hung hăng, thiếu văn hóa trước sự chứng kiến của nhiều người dân và du khách ở phố biển Nha Trang.
Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Á hậu Vbiz có động thái cực phũ với "tình tin đồn" hậu lùm xùm lợi dụng, phản ứng của đàng trai gây ngỡ ngàng

Sao việt

15:12:59 21/01/2025
Mới đây, cư dân mạng phát hiện Á hậu Bùi Khánh Linh và mỹ nam người Hàn Quốc Minuk - tình tin đồn từng gây xôn xao sau chương trình Đảo Thiên Đường - không còn theo dõi nhau trên Instagram.
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày

Thế giới

15:12:30 21/01/2025
Sắc lệnh cũng hướng dẫn Bộ Tư pháp không thực hiện hành động nào để thực thi đạo luật hoặc áp đặt bất kỳ hình phạt nào đối với bất kỳ thực thể nào vì bất kỳ sự không tuân thủ đạo luật nào .
Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Đắm đuối bên "tiểu tam trơ trẽn nhất showbiz", đạo diễn U70 làm điều gây phẫn nộ vào hôn lễ con gái

Sao châu á

15:04:40 21/01/2025
Tối 20/1, cựu phóng viên giải trí Lee Jin Ho bất ngờ đăng video tiết lộ 1 số thông tin liên quan tới mối quan hệ ngoài luồng giữa Kim Min Hee - Hong Sang Soo, khiến netizen Hàn không khỏi phẫn nộ.
Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Xuân Son 3 lần thay đổi kiểu tóc độc lạ khiến dân tình bất ngờ, từ chàng trai tóc xù đến quý ông lịch lãm

Netizen

15:03:15 21/01/2025
Nguyễn Xuân Son là cái tên được người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặc biệt quan tâm khi nhập tịch và khoác áo đội tuyển Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Hệ thống bán vé Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai gặp lỗi ngay khi mở bán Day 3-4, fan kêu trời!

Nhạc việt

15:01:36 21/01/2025
11 giờ sáng 21/1, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai chính thức mở bán vé Day 3 và Day 4 tuy nhiên ngay khi vừa mở bán, hệ thống lập tức lỗi.
Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Moana 2 vượt mốc 1 tỷ USD

Hậu trường phim

14:58:50 21/01/2025
Từng chỉ có kế hoạch phát hành trực tuyến nhưng Moana 2 bất ngờ trở thành bom tấn phòng vé, là phim đầu tiên vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2025.
Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Ngọc Lan "hơn thua" từng giọt nước mắt với đàn chị Hồng Ánh

Phim việt

14:15:31 21/01/2025
Với diễn xuất cảm xúc, Ngọc Lan và Hồng Ánh khắc họa thành công nỗi đau và sự giằng xé, khiến khán giả nghẹn ngào trong nhiều phân đoạn cao trào.
Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Xuống phố ngày xuân với trang phục mang sắc đỏ may mắn

Thời trang

13:21:37 21/01/2025
Năm mới là khởi đầu mới cho tất cả mọi người. Trang phục mang sắc đỏ được nhiều người ưa thích diện trong dịp này như một cách để thu hút sự may mắn.
Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Nunez tạo bước ngoặt cho cuộc đua Premier League

Sao thể thao

13:00:23 21/01/2025
Chân sút của Liverpool xứng đáng là siêu dự bị ở hạng đấu cao nhất nước Anh, khi vượt mặt (Mbeumo - 5 bàn), Haaland (5 bàn), Ayew (4 bàn) về khả năng sút tung lưới đối thủ sau phút 90.