Sự thật về quả bóng golf đầu tiên xuất hiện trên Mặt trăng
Cách đây 50 năm, phi hành gia Alan Shepard lần đầu tiên đánh golf trên Mặt Trăng trong nhiệm vụ Apollo 14.
Alan Shepard đánh quả bóng golf đầu tiên trên Mặt trăng
Năm 1969, phi hành gia Neil Armstrong của Mỹ là người đầu tiên đặt chân đi bộ ở mặt trăng. Chỉ hai năm sau, một phi hành gia khác của Mỹ là Alan Shepard mang đến dấu mốc mới bằng việc trở thành người đầu tiên trong lịch sử chơi golf trên mặt trăng.
Shepard đã thực hiện điều này trong chuyến bay vào vũ trụ với tư cách chỉ huy tàu Apollo 14 năm 1971, cách nay tròn 50 năm.
Gần đây, trong quá trình chỉnh sửa những hình ảnh chụp trong sứ mệnh lên Mặt Trăng năm 1971 trong nhiệm vụ Apollo 14, các nhà nghiên cứu phát hiện quả bóng golf mà phi hành gia Alan Shepard để lại.
Chuyên gia hình ảnh Andy Saunders đã phục hồi bức ảnh có quả bóng golf cách vị trí phi hành gia Alan Shepard đánh khoảng 36 mét.
Trước khi Apollo 14 hạ cánh trên Mặt Trăng vào ngày 6/2/1971, con người đã một vài lần đặt chân đến vùng đất này nhưng đây là lần đầu tiên một phi hành gia chơi môn thể thao đánh golf bên ngoài tàu đổ bộ Mặt Trăng.
Các ước tính chuyên môn ban đầu xác định rằng cú xoay người của phi hành gia khiến quả bóng bay xa khoảng 183 mét trước khi hạ cánh. Huấn luyện viên golf nổi tiếng người Anh Butch Harmon cho biết: “Chúng tôi từng nói đây là buổi biểu diễn dài nhất trong lịch sử thế giới vì nó vẫn chưa kết thúc”.
Alan Shepard từng tiết lộ vào năm 1998 rằng anh đã hỏi Giám đốc trung tâm du hành vũ trụ có người lái khi đó là Bob Gilruth liệu mình có thể đánh vào quả bóng golf trong khoảng thời gian cuối cuộc hành trình không. Bob Gilruth từ chối. Nhưng sau một hồi thuyết phục, vị giám đốc cho phép Shepard dùng cây gậy sau khi đảm bảo nhiệm vụ hoàn thành và thành công.
Cuối cùng, Alan Shepard có thể thực hiện điều này. Ông từng nói với Bob Gilruth rằng ông sẽ đứng trước máy quay, đánh quả bóng golf bằng chiếc gậy tạm rồi gập nó lại, cho vào túi, leo lên thang trở về tàu và đóng cửa lại.
Trước đó, Shepard đã mang theo hai quả bóng. Quả bóng đầu tiên, sau một lần đánh trượt, ông đánh trúng và quả bóng bay xa khoảng vài chục mét, sau đó người đồng nghiệp Edgar Mitchell đã lấy lại ngay một miệng núi lửa gần đó. Quả bóng thứ hai, Shepard đánh bay ‘xa’ và mất tích đến nửa thế kỷ.
Cây gậy và chiếc tất chứa hai quả bóng golf của phi hành gian Shepard
Apollo 14 là sứ mệnh thứ ba trong số sáu sứ mệnh của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA đưa con người lên Mặt Trăng. Mục tiêu của nó là đánh giá cấu trúc của Mặt trăng và đo thành phần khí quyển trên vùng đất này.
Shepard là người duy nhất cho đến này chơi golf trên Mặt Trăng và là người đàn ông thứ năm trên Mặt Trăng. Năm 1998, phi hành gia Shepard qua đời ở tuổi 74, cây gậy và chiếc tất chứa hai quả bóng golf mà ông mang về từ Mặt Trăng hiện được trưng bày ở Bảo tàng và Thư viện Golf USGA tại New Jersey, Mỹ.
Tàu thám hiểm Trung Quốc phát hiện tảng đá bí ẩn trên Mặt Trăng
Yutu 2 - tàu thám hiểm của Trung Quốc - vừa phát hiện ra một tảng đá kỳ lạ nằm ở vùng tối của Mặt Trăng.
Tàu thám hiểm Trung Quốc phát hiện khối đá bí ẩn trên Mặt Trăng (ảnh: Daily Mail)
Các chuyên gia hàng không vũ trụ Trung Quốc gọi tảng đá nhô lên bất thường trên bề mặt của Mặt Trăng là "cột mốc".
Hình ảnh được Yutu 2 gửi về Trái Đất cho thấy, con tàu phát hiện được một tảng đá có cấu trúc khá nhọn. Tảng đá nhô lên hẳn khỏi bề mặt của Mặt Trăng được cho là hình thành sau một vụ va chạm giữa vệ tinh tự nhiên của Trái Đất với thiên thạch.
Cục Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho rằng, cần phải tìm hiểu thêm về tảng đá kỳ lạ này và muốn Yutu 2 thăm dò cấu trúc, thành phần của nó.
Hoạt động ở vùng tối của Mặt Trăng, Yutu 2 đã cung cấp cho con người những hình ảnh chưa từng thấy trước đây về bề mặt Mặt Trăng. Yutu 2 vừa trải qua kỳ "ngủ đông" để không bị đóng băng khi nhiệt độ ở Mặt Trăng trở nên quá lạnh.
Sau khi nạp pin đầy đủ, ngày 6.2, Yutu 2 sẽ tiếp tục sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng của mình. Tàu này cũng phát hiện nhiều thạch nhũ bất thường ở vùng tối của Mặt Trăng.
Vùng tối của Mặt Trăng vẫn được ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi. Tuy nhiên, đây là mặt ở hướng đối ngược với Trái Đất của Mặt Trăng và con người không thể quan sát bằng mắt thường.
Có gì ở vùng tối của Mặt Trăng luôn là đề tài hấp dẫn giới khoa học và các nhà nghiên cứu vũ trụ. Cũng giống như Trái Đất, Mặt Trăng có cả ban ngày lẫn ban đêm.
Ngỡ ngàng cảnh Mặt trăng "tan chảy" trong ảo ảnh hoàng hôn Đoạn phim xuất hiện trên mạng cho thấy một hiện tượng hiếm hoi đáng kinh ngạc khiến Mặt Trăng dường như đang tan chảy trong ánh hoàng hôn. Đoạn video được quay từ không gian và cho thấy hình ảnh Mặt Trăng - vệ tinh lớn nhất và nổi tiếng nhất của Trái đất biến đổi khi hoàng hôn xảy ra trên quỹ...