Sự thật về những ưu điểm “thần kỳ” của kính giảm tốc xe ô tô
Không ít người nghĩ rằng kính giảm tốc có nhiều ưu điểm thần kỳ trong việc hỗ trợ lái xe. Trên thực tế, đây chỉ là loại kính chất lượng cao, có độ trong và độ phẳng tốt, gây ảo giác cho người ngồi bên trong. Mời các bạn tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
1. Kính giảm tốc ô tô là gì?
Đúng như tên gọi, kính giảm tốc ô tô là loại kính giúp người điều khiển cảm nhận tốc độ chậm hơn thực tế. Nói cách khách, người cầm vô lăng sẽ cảm nhận các vật xung quanh di chuyển chậm hơn, nhìn mọi vật rõ hơn, mang lại cảm giác an toàn và yên tâm hơn khi di chuyển trên đường.
Điển hình, nếu đi xe máy với vận tốc 60 km/h thì người điều khiển đã cảm thấy cực nhanh nhưng nếu ngồi trong ô tô và lái xe với vận tốc 120 km/h thì vẫn thấy bình thường.
Sự thật về những ưu điểm “thần kỳ” của kính giảm tốc xe ô tô.
Có thể nói, kính giảm tốc đánh lừa cảm giác, tài xế sẽ có cảm giác xe chạy chậm hơn, nhìn rõ mọi vật cản trên đường. Nhiều người nhầm tưởng kính trên xe hơi cao cấp là kính giảm tốc bởi nó giúp họ quan sát tốt hơn. Nhưng sự thật không phải vậy.
Những xe cao cấp sẽ tích hợp loại kính có độ trong và độ phẳng cao gấp nhiều lần kính chắn gió xe thông thường, mang lại cảm nhận chân thật và không cảm nhận sự rung chuyển khi xe vận hành, do đó người dùng nghĩ xe chạy chậm hơn dù đang di chuyển với vận tốc cao. Nếu chất lượng kính kém, độ rung lớn thì mắt càng nhanh mỏi khi di chuyển lâu trên đường.
Khi đi xe máy, gió táp trực tiếp vào mắt, người lái cảm nhận rõ tốc độ thực (nhanh hay chậm). Còn khi ngồi trên xe hơi, kính chắn gió không cho gió lọt vào bên trong khoang lái vì thế người lái không cảm nhận được vận tốc khi ngồi bên trong xe.
Chưa kể, kính ô tô còn làm giảm thị trường của mắt, khiến người lái không thể quan sát 2 bên đường như đi xe máy. Do chỉ nhìn được về phía trước nên người lái chỉ quan sát vận tốc những chiếc xe cùng chiều mới đánh giá xe chuyển động nhanh hay chậm.
Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, không ít người nghĩ kính giảm tốc sẽ cho người lái cảm nhận tốc độ giảm bằng 1 nửa tốc độ thực. Nhưng nếu xét về yếu tố an toàn, đây là điều nguy hiểm bởi kính giảm tốc khiến người điều khiển xe không làm chủ được tốc độ và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
2. Nguyên lý hoạt động của kính giảm tốc
Nguyên lý hoạt động của kính giảm tốc ô tô.
Khái niệm “kính giảm tốc” thường được nhiều người sử dụng để ám chỉ cho mũ bảo hiểm xe máy (loại cao cấp), kính ô tô (cao cấp) nhưng thực chất, đó là loại kính chất lượng cao, hội tụ đầy đủ các tiêu chí:
Độ trong của kính (không bọt).
Video đang HOT
Độ phẳng (kể cả mặt cong cũng có độ phẳng) của kính.
Độ bóng.
Khi độ phẳng và độ trong cao sẽ mang đến cảm giác thật cho người ngồi bên trong và không bị rung. Khi đó ta có cảm giác xe không chạy ở vận tốc cao. Độ phẳng của kính càng kém thì hình càng rung và mắt nhanh bị mỏi. Để làm được chiếc kính vừa có độ trong, vừa có độ phẳng rất khó, liên quan đế khuôn làm kính. Loại khuôn này có giá rất đắt, lên tới hàng trăm triệu đồng.
Theo chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, kính giảm tốc sẽ loại bỏ một số phương dao động của tín hiệu ánh sáng (hiện tượng phân cực ánh sáng). Vì thế, người lái cảm nhận rõ tất cả thị trường phía trước nhưng với một cường độ “dịu” hơn đối với hệ thần kinh. Điều này là nguyên nhân khiến người ngồi bên trong thấy xe chạy chậm hơn.
3. Những hiểu nhầm mang tên “kính giảm tốc”
Với những phân tích phía trên, có thể thấy kính xe ô tô mang lại cảm giác an toàn cho người ngồi bên trong nhờ hiệu ứng của việc phân cực ánh sáng hoặc do thiết kế dạng vòm đặc trưng của kính chắn gió trước khiến người lái cảm nhận tốc độ di chuyển xung quanh chậm hơn.
kính xe ô tô mang lại cảm giác an toàn cho người ngồi bên trong.
Nhưng xét ở một khía cạnh khác, khi tham gia giao thông, kính giảm tốc sẽ khiến người điều khiển xe chủ quan. Khi người lái cảm nhận tốc độ chậm hơn thực tế thì việc lơ là dẫn đến tai nạn là hiển nhiên. Đó là lý do không một hãng xe nào muốn chế tạo loại kính này cả.
Điều mà các hãng xe phấn đấu là cải thiện sản phẩm của mình. Cố gắng đưa lên chiếc xe mình sản xuất loại kính xịn nhất có thể. Kính càng trong, càng không bị rung lắc khi xe vận hành với tốc độ cao. Trên thị trường, chưa có hãng xe nào công bố “kính giảm tốc”. Như vậy, loại kính này hoàn toàn không tồn tại, nó thực chất là loại kính cao cấp, gây ảo giác cho người lái.
Theo Oto
Nếu không muốn ô tô 'nằm đường' hãy thay thế ngay các bộ phận này
Trong quá trình sử dụng ô tô nếu không thường xuyên bảo dưỡng hoặc thay thế một số bộ phận trên xe sẽ tốn rất nhiều tiền khi sửa chữa.
Ảnh minh họa.
Trên hầu hết các mẫu ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống lọc gió điều hòa, lọc dầu động cơ cũng như lọc nhiên liệu nhằm hạn chế cặn bã, bụi bẩn, các tác nhân cản trở quá trình lưu thông không khí, dầu nhớt hay nhiên liệu trên xe.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được về sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa... hoạt động ổn định. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.
Thực tế, ô tô có cấu tạo phức tạp hơn rất nhiều so với xe máy. Đặc biệt ô tô có nhiều bộ phận mà nhà sản xuất khuyến cáo cần được theo dõi, bảo dưỡng và chủ động thay thế định kỳ.
Nếu không có sự quan tâm đúng mực đến các bộ phận này, cũng như không bảo dưỡng, thay thế kịp thời, ô tô sẽ rất dễ "lâm trọng bệnh" hoặc nằm đường bất kỳ nào. Dưới đây là những bộ phận cần bảo dưỡng theo định kỳ tài xế không nên bỏ qua.
Thường xuyên thay thế và bảo dưỡng một số bộ phận trên ô tô giúp lái xe an toàn, sử dụng bền lâu.
Bugi động cơ
Không chỉ quan trọng đối với xe máy, mà bugi còn rất quan trọng đối với ô tô. Bugi đảm nhận nhiệm vụ sinh tia lửa điện giữa điện cực trung tâm và điện cực nối mát, giúp đốt cháy hỗn hợp xăng - không khí từ chế hoà khí được nạp vào buồng đốt. Do đó, tuy nhỏ nhưng bugi lại đóng vai trò không nhỏ trong sự vận hành của động cơ.
Nếu bugi hỏng, xe ô tô sẽ có thể gặp rắc rối lớn. Theo nhà sản xuất tính toán, bugi của ô tô có tuổi thọ kéo dài đến khoảng 8 năm. Tuy nhiên, các chuyên gia kỹ thuật lại khuyến cáo, để tránh rủi ro, tốt nhất nên chủ động thay bugi sau mỗi 160.000 km.
Lọc gió cabin - lọc nhiên liệu - lọc khí động cơ
Lọc gió cabin còn được gọi là lọc gió điều hoà. Lọc gió này có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài đưa vào khoang cabin hành khách. Thực tế cho thấy, môi trường ở Việt Nam đang ngày càng ô nhiễm, nhiều đường sá "đậm đặc" khói bụi.
Vì thế, lọc gió cabin sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn. Nếu lọc gió bị nhiễm bẩn, không khí bên trong ô tô rất dễ bị ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người ngồi trong xe.
Ngoài ra, lọc gió cabin bị bẩn cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc ô tô phát sinh mùi hôi khó chịu, và khiến hệ thống điều hoà hoạt động không hiệu quả.
Theo tiêu chuẩn bảo dưỡng định kỳ, lọc gió cabin nên thay thế định kỳ sau 20.000km. Nếu xe tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ô nhiễm nặng, đường sá nhiều bụi bẩn, thì nên thay sớm hơn. Bên cạnh đó, sau mỗi 5.000km cũng nên kiểm tra và vệ sinh lọc gió.
Lọc nhiên liệu
Lọc nhiên liệu có tác dụng lọc giữ bụi bẩn, nước, cặn bã... nhằm bảo vệ động cơ và hệ thống bơm phun. Lọc nhiên liệu giúp đảm bảo sự "tinh khiết" tuyệt đối cho hỗn hợp xăng - dầu và không khí khi bơm vào xi-lanh. Điều này giúp động cơ của xe luôn đạt hiệu suất cao nhất.
Nếu không được thay thế định kỳ, sau một thời gian dài làm việc, cặn bẩn sẽ bám đầy, khiến lọc bị tắt nghẽn. Khi ấy, nhiên liệu không đến động cơ đầy đủ, gây tình trạng khởi động không nổ máy, động cơ thiếu công suất, xe đột ngột chết máy khi chạy tốc độ cao.
Các nhà sản xuất khuyến cáo, lọc nhiên liệu nên thay sau mỗi 80.000km. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kỹ thuật lại cho rằng nên thay lọc định kỳ 2 năm.
Lọc khí động cơ
Lọc khí động cơ là một bộ phận lọc khác đóng vai trò rất quan trọng. Lọc khí động cơ có nhiệm vụ lọc sạch không khí để bơm vào trong xi lanh. Nếu lọc khí động cơ sạch, hoạt động tốt xe sẽ khởi động trơn tru.
Còn nếu lọc khí bị bẩn, động cơ xe sẽ bị yếu, thậm chí khởi động máy không nổ. Theo chuyên gia, việc thay thế lọc gió động cơ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường đường sá... Trong điều kiện đường sá ô nhiễm, thì nên thay lọc gió sau mỗi 20.000 km.
Dây curoa
Dây curoa có nhiệm vụ liên kết, dẫn động nhiều bộ phận khác nhau trong khoang máy như điều hoà, quạt tản nhiệt, hệ thống trợ lái, bơm dung dịch... Với các dòng xe phổ thông, một dây curoa sẽ phụ trách truyền động.
Còn những dòng xe cao cấp, thường có hai dây curoa đối xứng. Riêng một số dòng xe giá rẻ, có thể có đến hai dây curoa độc lập. Một giúp truyền động, một cho hệ thống điều hoà và máy phát.
Sau một thời gian làm việc, dây curoa sẽ bị hao mòn, mục, giãn do hoá chất và ẩm, nặng có thể bị xoắn dẫn đến đứt. Nếu dây curoa đứt, rất nhiều bộ phận trong động cơ sẽ "đình công" hàng loạt.
Trường hợp tệ nhất là động cơ bị đội nắp máy, bắt buộc phải dỡ ra để đặt lại trục và piston. Việc này sẽ tốn khá nhiều chi phí. Theo các nhà sản xuất khuyến cáo, dây curoa động cơ nên thay sau 58.000 km, còn dây curoa cam nên thay sau mỗi 96.000 - 145.000km.
Dầu hộp số và dầu phanh
Dầu hộp số đóng vai trò quan trọng, nhất là với xe số tự động. Dầu hộp số không chỉ giúp bôi trơn, làm mát, làm sạch, mà còn là một phần không thể thiếu trong hệ thống van và piston thuỷ lực giúp điều khiển hoạt động của hộp số.
Nếu thiếu dầu hộp số, động cơ sẽ hoạt động yếu, tăng tốc chậm. Trong trường hợp nặng, hộp số có thể bị hỏng. Các nhà sản xuất khuyến khích nên thay dầu hộp số sau 80.000 km.
Dầu phanh cũng quan trọng không kém đối với sự vận hành của xe. Dầu phanh dùng lâu ngày sẽ bị "ngậm nước" do tự hút ẩm từ không khí.
Điều này khiến nhiệt độ sôi dầu bị hạ thấp, gây hiện tượng dầu phanh sủi bọt, giảm khả năng truyền lực của phanh. Từ đó dẫn đến phanh hoạt động kém hiệu quả. Thông thường dầu phanh được thay sau 40.000 km.
Pin/Ắc-quy
Pin giúp sản sinh điện áp và có nhiệm vụ phân phối dòng điện cho xe. Khi khởi động máy, pin sẽ cung cấp điện cho hệ thống đánh lửa giúp khởi động động cơ.
Không chỉ thế, pin còn cung cấp điện để phục vụ nhiều nhu cầu khác của người dùng. Theo các nhà sản xuất ô tô, pin/ắc-quy ô tô có tuổi thọ từ 4 - 5 năm. Do đó, sau thời gian sử dụng trên, bạn nên lưu ý thay pin/ắc-quy mới.
Theo Giaoducthoidai
Có nên tự pha nước rửa kính ô tô tại nhà? Những cách sử dụng nước rửa kính khác nhau lại đem lại những vấn đề khác nhau, hãy cùng Oto.com.vn tìm hiểu qua về loại chất lỏng này và cách sử dụng nó sao có tốt nhất. Nước rửa kính ô tô là loại nước được dự trữ sẵn trong xe, dùng để rửa trôi bụi bẩn trên bề mặt kính chắn gió,...