Sự thật về những chiếc răng mọc trong một đêm của trẻ sơ sinh
Những em bé sơ sinh đã có răng thì đó có phải răng nanh không và nên nhổ bỏ hay cứ để những chiếc răng đó phát triển?
Mọc răng là chuyện bình thường ở trẻ sơ sinh vì nó giống như ‘đến hẹn lại lên’. Song có những em bé đã khiến bố mẹ hoảng hốt vì mọc răng quá sớm, thậm chí là vừa sinh ra đã có răng trong miệng. Như trường hợp của cậu bé người Anh Oscar O’Bryne, khi mới 11 tuần tuổi, chị Tara – mẹ bé đã sốc khi phát hiện 1 chiếc răng mọc trong miệng con trong một lần cho bé bú. Chiếc răng nanh sắc nhọn mọc lên chỉ sau 1 đêm đã khiến bố mẹ bé vô cùng bàng hoàng.
Vì sao trẻ sinh ra đã có răng?
Trên thực tế, trẻ sơ sinh đã mọc răng khá hiếm khi xảy ra nhưng trường hợp của bé Oscar không phải là duy nhất. Thậm chí, có những bé vừa lọt lòng mẹ đã có răng khiến người lớn hoang mang, lo sợ không biết con mình có mắc bệnh gì không, có thừa chất gì không. Theo khoa học, hiện tượng trên gọi là ‘ răng sơ sinh’, là những chiếc răng có ngay khi bé chào đời hoặc khi bé chỉ vài tuần tuổi.
Có những bé vừa lọt lòng mẹ đã có răng khiến người lớn hoang mang, lo sợ không biết con mình có mắc bệnh gì không, có thừa chất gì không (Ảnh minh họa).
Lý giải về hiện tượng những em bé ‘đỏ hỏn’ đã mọc răng, các chuyên gia cho biết rằng: sự phát triển răng của trẻ được bắt đầu từ giai đoạn phôi thai nhưng khi đó là ở mức độ mầm răng chứ chưa phát triển thành răng hoàn chỉnh (Theo cách gọi dân gian, những em bé chào đời đã mọc răng thường được gọi là ‘mầm đá’).
Sau khi sinh và phát triển, bé mới bắt đầu quá trình mọc răng. Nguyên nhân khiến trẻ ngay khi sinh đã mọc răng có thể là do tình trạng rối loạn nội tiết, thiếu hụt dinh dưỡng, xáo trộn tâm lí ở người mẹ mang bầu hoặc yếu tố môi trường sống, di truyền, dị dạng xương hàm…
Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ xuất hiện răng sơ sinh là khoảng 1/2.000 đến 1/3.000 ca sinh. Những chiếc răng này thường nhỏ, có dạng hình nón, nằm ở vị trí răng cửa giữa hàm dưới, thỉnh thoảng ở răng cửa giữa hàm trên hoặc răng hàm thứ nhất, chân răng thường nông, gắn với lợi bằng một mô mềm hoặc thậm chí không có mầm. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà răng sơ sinh có độ cứng khác nhau, có thể tương đối chắc chắn hoặc dễ bị lung lay.
Có nên nhổ bỏ răng sơ sinh hay không?
Thông thường răng sơ sinh sẽ được chỉ định loại bỏ (Ảnh minh họa)
Trường hợp trẻ sinh ra đã có răng trong miệng, nên đến bác sĩ chuyên khoa để khám và kiểm tra. Nhổ là biện pháp duy nhất để loại bỏ răng sơ sinh và trước hết là cần chụp phim để xác định là răng sơ sinh hay răng sữa. Răng sơ sinh nhổ bỏ, trẻ hoàn toàn phát triển về hệ răng bình thường như bao trẻ khác. Răng sữa thì giữ lại và vệ sinh răng miệng cho bé như bình thường.
Thông thường răng sơ sinh được chỉ định loại bỏ trong các trường hợp: cấu trúc răng kém phát triển, lung lay quá mức làm tăng nguy cơ răng bị hít vào phế quản, phổi; bé gặp khó khăn khi bú; bầu vú mẹ bị tổn thương khi cho trẻ bú; răng gây ra các tổn thương, viêm loét ở lưỡi và niêm mạc miệng…
Nếu răng sơ sinh chưa được nhổ bỏ, người lớn cần phải chăm sóc răng miệng cho bé cẩn thận bằng cách dùng khăn ẩm sạch lau nhẹ lợi và răng của bé. Thường xuyên kiểm tra lợi và lưỡi của bé xem có bị răng làm tổn thương không, có lung lay không để đảm bảo an toàn cho con.
Theo Bình Nguyên/Trí thức trẻ
Trông thì rất bình thường nhưng đây lại là những dấu hiệu mà cơ thể đang "nhắc" bạn cần đi khám ngay
Cùng tìm hiểu xem đâu là những dấu hiệu nhắn nhủ bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!
Hãy chú ý tới cơ thể của mình nhiều hơn vì bạn có thể đoán trước được sức khỏe của mình đang có vấn đề gì thông qua những dấu hiệu tưởng chừng rất đỗi bình thường.
Xuất hiện vệt sẫm màu trên móng tay
Móng tay của chúng ta có thể ngầm tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe cũng như làn da. Đôi khi, nó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu hụt dinh dưỡng hoặc do gen di truyền trong gia đình. Tuy nhiên, khi thấy móng tay xuất hiện những vệt màu nâu sẫm hoặc đen nổi rõ thì hãy cẩn thận vì đó có thể là do những khối u ác tính gây ra.
Theo y khoa, đây là một triệu chứng điển hình cảnh báo bệnh ung thư da do khối u ác tính (subungual) gây ra nên tốt nhất thì bạn cần chủ động đi khám để tầm soát nguy cơ bệnh từ sớm.
Răng có đốm trắng, vàng
Đừng nghĩ rằng những đốm trắng, vàng hay nâu xuất hiện trên răng chỉ là do uống cà phê, trà hay hút thuốc. Bởi nó còn có thể là triệu chứng cảnh báo bệnh Celiac. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng khi tiêu thụ gluten. Một số loại protein có trong lúa mì, hay lúa mạch có thể gây tổn thương dạ dày và làm cơ thể khó hấp thụ dinh dưỡng.
Trong đó, canxi chính là chất dinh dưỡng thiết yếu đóng vai trò giúp răng luôn chắc khỏe. Vì vậy, những đốm trên răng xuất hiện bất thường sẽ ngầm cảnh báo nguy cơ mắc bệnh Celiac mà bạn không được chủ quan bỏ qua.
Da có vết lõm
Những vết lõm trên da còn được gọi là hiện tượng da sần vỏ cam, thường gây sưng đỏ và có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư. Đây cũng có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường nếu nó xuất hiện ở cả tay và chân. Tốt nhất, bạn nên chủ động đi khám để phòng ngừa mọi nguy cơ gây bệnh từ sớm.
Liên tục bị bầm tím
Đôi khi bạn đi trên đường có thể vô tình va đập vào đâu đó mà không nhớ rõ, nhưng sau đó thì các vết bầm tím cứ thi nhau xuất hiện. Nhiều khả năng, đây là biểu hiện cảnh báo lượng bạch cầu trong cơ thể bạn đang cao hơn hồng cầu. Theo thời gian, lượng bạch cầu dư thừa sẽ làm cơ thể suy yếu và làm những vết bầm tím hiện lên rõ hơn. Ngoài ra, dấu hiệu này cũng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin C trầm trọng, cần bổ sung ngay để giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
Nổi u cục ở bất kỳ vị trí nào
Đừng bỏ qua bất kỳ điểm khác thường nào trên cơ thể, nhất là những cục u nổi lên đột ngột. Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra sự bất thường từ những cục u, nhưng đa phần lại đến từ bệnh ung thư. Do đó, tốt nhất thì bạn vẫn nên chủ động đi khám để biết rõ hơn về tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
Nốt ruồi thay đổi hình dáng
Nói tới nốt ruồi, bạn nên tìm theo đặc tính ABCDE để xác định các khối u ác tính. Trong đó, A (Asymmetry) là để ám chỉ sự bất đối xứng, B (Border) là đường viền của nốt ruồi. Còn C (Color) là màu sắc nốt ruồi, D (Diameter) là đường kính nốt ruồi. Cuối cùng, E (Evolving) chính là sự tiến triển (những tổn thương thay đổi theo thời gian).
Một vài dấu hiệu khác của nốt ruồi mà bạn cũng nên lưu ý là những vết loét không liền, nốt ruồi mọc lên bất thường. Dù là biểu hiện nào thì bạn vẫn nên dành thời gian tới phòng khám da liễu để được bác sĩ chuyên khoa tìm ra bệnh và có phương hướng điều trị hiệu quả.
Source (Nguồn): Reader's Digest
Hội giảm cân thường làm điều này trước khi ngủ nhưng không ngờ lại gây ra nhiều hậu quả tai hại Chẳng ai nghĩ làm điều này vào buổi tối lại khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hại. Nếu biết được những thông tin sau, chắc chắn bạn sẽ không dám lặp lại thêm một lần nào nữa. Có rất nhiều cách giảm cân trong cuộc sống thường ngày nhưng không phải ai cũng biết lựa chọn...