Sự thật về người phụ nữ bỏng nặng do làm đẹp bằng cồn nhân sâm
Hai ngày nay trên mạng xã hội và các trang tin điện tử lan truyền chóng mặt tấm ảnh một phụ nữ bị bỏng nặng do làm đẹp bằng liệu pháp đốt cồn nhân sâm.
Ảnh minh họa
Thông tin trên mạng còn cho rằng ca này là “tác phẩm” của một spa ở Phan Rang ( Ninh Thuận ). Người phụ nữ sau khi được chủ spa tư vấn làm phương pháp cồn nhân sâm cho nở lỗ chân lông đẹp da đã được rưới cồn lên mặt rồi bật xông hơi và bị phỏng hết khuôn mặt, tóc cháy xém…
Không chỉ trên mạng xã hội, một số báo điện tử, trang tin cũng đã trích đưa thông tin này. Thậm chí còn kèm theo clip đốt cồn không rõ nguồn gốc với hàng chục ngàn lượt chia sẻ.
Thực tế câu chuyện trên là hoàn toàn thêu dệt. Người phụ nữ trong ảnh vô cùng đau khổ và bức xúc. Sự việc xảy ra vào lúc 13 giờ 45 ngày 6-11 tại một spa ở thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Bà H. (người phụ nữ trong ảnh) sau khi massage xong nằm nghỉ ngơi. Phía ngoài các nhân viên spa tiếp tục massage mặt cho một khách hàng khác.
Video đang HOT
Trong lúc các nhân viên ở đây đặt máy xông hơi mặt nóng gần một hộp quẹt ga thì chiếc hộp quẹt phát nổ, lửa bắt vào tấm màn ngay giường bà H. nằm, khiến bà bị bỏng. Các nhân viên đã dập lửa và đưa ngay nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu.
Theo các bác sĩ, vết bỏng trên mặt bà H. không nghiêm trọng, ngay hôm sau bà đã xuất viện về nhà. Trong thời gian bà H. cấp cứu, người thân của bà đã chụp tấm ảnh gửi cho một bác sĩ ở TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) nhờ tư vấn về vết bỏng. Tuy nhiên, không hiểu sao tấm ảnh trên lại lọt ra ngoài với những thông tin vô căn cứ và đồn thổi, thêu dệt như trên.
Phương Nam
Theo Pháp luật TPHCM
Có thể 'phát cuồng' nếu dùng hỏa trị liệu không đúng người
Hỏa trị liệu chỉ hợp với người thể hàn, nếu dùng cho người có cơ địa nhiệt thì sẽ làm cho người bệnh "phát cuồng", khó chịu, rối loạn khí huyết.
Liên quan đến vụ việc một phụ nữ bị bỏng nặng vì áp dụng hỏa trị liệu để làm đẹp được chia sẻ trên mạng xã hội, trao đổi với PV Gia Đình Mới, ThS.BS Nguyễn Hữu Khoa, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: "Phương pháp hỏa trị liệu chỉ hợp với trường hợp hư hàn, co cơ do lạnh, người thể hàn.
Bởi phủ khăn đổ cồn lên và đốt như vậy có tác dụng ôn ấm, trừ phong hàn, trợ dương, có tác dụng điều trị bệnh do khí lạnh gây ra như đau lưng, đau vai gáy, viêm xương khớp do hàn.
Người thể nhiệt áp dụng hỏa trị liệu sẽ phát cuồng, rối loạn khí huyết. Ảnh minh họa
Còn đối với những người có cơ địa nhiệt, thể trạng gầy, đang bị nhiệt nếu sử dụng hỏa trị liệu sẽ phản tác dụng, làm người bệnh khó chịu, rối loạn khí huyết.
Chính vì vậy mà trong Đông y thường có câu "nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng" (người có bệnh nhiệt hoặc cơ địa nhiệt dùng thuốc nhiệt thì phát điên cuồng), khi cơ thể đang nhiệt mà sử dụng hỏa nhiệt hay sử dụng phương pháp làm nóng sẽ làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bồn chồn".
Tuy nhiên, hiện nay, một số spa sử dụng phương pháp hỏa trị liệu trong Đông y để giảm béo, làm đẹp với nguyên lý đốt nóng làm tăng quá trình chuyển hóa. Nhiệt độ nóng làm tăng lưu lượng tuần hoàn lên vị trí cơ thể được đốt nóng, có tác dụng giãn cơ.
Lạm dụng hỏa trị liệu rất nguy hiểm, bởi nhân viên tại spa không có kiến thức về y học cổ truyền, không có kỹ thuật về hỏa trị liệu nên khi thực hiện dễ mắc sai lầm như gây bỏng cho người bệnh, làm rối loạn khí huyết.
Lạm dụng hỏa trị liệu để làm đẹp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa
Nguy hiểm hơn là không phải ai cũng có thể áp dụng hỏa trị liệu. Nếu thực hiện hỏa trị liệu mà không thực hiện thăm khám bệnh, không xác định cơ thể người bệnh là thể hàn hay thể nhiệt mà gặp ai cũng áp dụng phương pháp này sẽ gây hại cho sức khỏe người bệnh.
Đặc biệt, với những người mắc bệnh suy thận, ung thư, bệnh tim mạch, thể trạng gầy yếu, cơ thể nóng... dùng hỏa trị liệu sẽ làm sức khỏe suy yếu, rối loạn khí huyết.
"Phương pháp hỏa trị liệu thường được sử dụng ở những nước xứ hàn đới như Trung Quốc nhiều hơn. Việt Nam là xứ sở cận nhiệt đới nên bác sĩ Đông y rất ít áp dụng.
Người bệnh khi lựa chọn phương pháp hỏa trị liệu để trị bệnh cần tham vấn ý kiến bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền và cần đến các cơ sở y tế được cấp phép để thực hiện. Tránh tiền mất tật mang tại những cơ sở hoạt động trái phép" - BS Khoa khuyến cáo.
Theo giadinhmoi
Bình gas mini phát nổ, nam thanh niên bị đứt rời ngón tay Chàng trai đang nấu ăn thì bình gas phát nổ làm bàn tay anh bị dập nát, đứt rời ngón tay. Ảnh minh họa Nạn nhân được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cấp cứu. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đứt rời hoàn toàn một ngón bên bàn tay trái. Với tổn thương này, bệnh nhân...