Sự thật về người đàn ông nhiễm Covid-19 ném gần 10 tỷ xuống đường
Sự thật về hình ảnh người đàn ông giấu mặt ở Hàn Quốc bị nhiễm Covid-19 rải gần 10 tỷ đồng từ tầng 14 xuống đường hóa ra chỉ là hậu trường làm phim năm 2011.
Những ngày gần đây, số người nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc đang có xu hướng tăng lên và biến các thành phố lớn trở thành “tâm dịch” Vũ Hán thứ hai tại nước này. Những hình ảnh được ghi lại ở Hàn Quốc hiện đang phản ánh dịch bệnh “hoành hành” và khiến dân tình mệt mỏi ra sao.
Thế nhưng bên cạnh những thông tin chính thống thì vẫn xuất hiện các bài đăng câu like không đúng sự thật. Thậm chí, họ còn sử dụng hình ảnh của gần 10 năm trước để nói quá lên tình hình dịch bệnh ở Hàn Quốc lúc này.
Hình ảnh hàng chục người xúm lại nhặt tiền trên đường được cho là của bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc. (Ảnh: Naver)
Người đàn ông nhiễm Covid-19 tuyệt vọng ném gần 10 tỷ đồng từ tầng 14 xuống cho người đi đường?
Trong hai ngày gần đây, mạng xã hội liên tục xuất hiện hình ảnh bầu trời ở Yeouido, Seoul, Hàn Quốc chìm trong “biển tiền”. Theo nhiều trang báo đưa tin thì một người đàn ông bị nhiễm Covid-19 vì quá tuyệt vọng nên đã ném hết tài sản của mình từ tầng 14 xuống đường. Tổng số tiền là 500 triệu won, tương đương gần 10 tỷ đồng. Cũng theo thông tin trên mạng xã hội chưa được kiểm chứng thì tòa nhà mà người đàn ông này đang ở là một trong những khu cách ly nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc.
Tiền được thả từ tầng 14 xuống đường. (Ảnh: Naver)
Qua bức ảnh trong bài, có tới gần 100 người tụ tập thành nhóm lớn cúi xuống nhặt tiền nhưng hoàn toàn không đeo khẩu trang. Điều này lại khiến cư dân mạng nghi ngờ bởi trong thời điểm hiện tại, Hàn Quốc là quốc gia cần bảo vệ bản thân cũng như sức khỏe của mình nhất, ai ai cũng đeo khẩu trang khi ra đường. Nếu như có quên thì cũng chỉ là số ít từ 1 đến 2 người, chứ không thể nào cả một tập thể đều chủ quan như vậy.
Video đang HOT
Sự thật thì ở thời điểm hiện tại rất nhiều người đang xếp hàng để mua đồ bảo hộ cho gia đình. (Ảnh: Naver)
Lại là một sản phẩm câu like của dân mạng
Theo như tìm hiểu và tra cứu hình ảnh trên mạng thì hóa ra, cảnh tiền bay ngợp trời ở Hàn Quốc này đã diễn ra từ năm 2011. Đây là bối cảnh phim của đạo diễn Kim Hyun-seok. Địa điểm ghi hình cũng tại Yeouido, rất khớp với bài báo hiện nay. Nhưng sự thật thì không phải ai cũng biết và làm rõ.
Sự thật về bức ảnh tiền rơi ở Hàn Quốc đã có từ năm 2011. (Ảnh: Chụp màn hình)
Cụ thể bài đăng này xuất hiện ở các thời điểm như 6/6/2011, 16/7/2019 và mới đây nhất là 11/1/2020. Các mốc thời gian này đều không phải là thời điểm Hàn Quốc bùng phát dịch Covid-19. Từ đó có thể hiểu rằng đây chính là một sản phẩm câu like của dân mạng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến những gia đình, cá nhân có người đang sinh sống ở Hàn Quốc.
Cộng đồng mạng: Chỉ nên tin những nguồn chính thống trong lúc này!
Một số bài báo không tìm hiểu chính xác sự thật đã đăng đàn gây hoang mang, khiến dân mạng lo lắng. Có người chẳng cần xác thực đã ngay lập tức tin vào mọi số liệu trên mạng xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều người tìm kiếm, tra cứu rõ ngọn ngành sự việc rồi mới đặt niềm tin.
Ý kiến cộng đồng mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mạng xã hội như một con dao hai lưỡi, nơi đây vừa có thông tin nhanh, tức thời nhưng cũng không thiếu các câu chuyện câu like, câu view “rẻ tiền”. Chính bởi vậy mà khi các thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, người ta lại thường tìm đến các nguồn chính thống và đúng sự thật hơn để nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác.
Dù không rõ là cố ý hay vô tình nhưng những thông tin khi đăng tải lên mạng xã hội cần phải được kiểm chứng rõ ràng, chính xác nhất. Vụ việc người đàn ông Covid-19 ném gần 10 tỷ đồng xuống đường đã có câu trả lời chính xác. Đây hoàn toàn là tin sai sự thật và câu like sai thời điểm.
Theo Yan
Bất chấp yêu cầu của gia quyến, nhóm Youtuber vẫn ngang nhiên quay phim, chụp ảnh đám tang Tuấn 'khỉ' đăng lên mạng kiếm tiền
Mặc dù phía gia đình đã yêu cầu không được chụp ảnh và quay clip đám tang, thế nhưng, một số thành phần vẫn ngang nhiên bất chấp vì những cái like trên mạng xã hội.
Chiều 16/2, đám tang Tuấn 'khỉ' diễn ra tại TP.HCM trong không khí ảm đạm và ít người đến viếng.
Đám tang Tuấn 'khỉ' bị nhiều Youtuber bủa vây.
Hôm diễn ra lễ tang, phía người thân của Tuấn 'khỉ' cũng mong những người đến đưa tiễn không quay phim, chụp ảnh. Mặc dù gia đình Tuấn 'khỉ' đã có biện pháp để tránh sự hiếu kỳ, cũng như trục lợi của một số cá nhân nhưng các Youtuber vẫn đến quay phim, livestream bên ngoài ngôi nhà.
Những clip đám tang Tuấn 'khỉ' được đăng tải tràn lan trên mạng xã hội.
Dễ dàng tìm thấy những video đám tang Tuấn 'khỉ' được tung lên mạng với nhiều lượt xem và chia sẻ với những dòng tiêu đề câu view, câu like rõ rệt. Đây là hành vi thu lợi bất chính, kiếm tiền trên bi kịch của người khác.
Ngày 17/2, phía gia đình Tuấn 'khỉ' đã nhận thi hài và mang đi hỏa táng tại trung tâm hỏa táng và công viên nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Việc đăng tải, sử dụng hình ảnh của người khác trên mạng xã hội mà không tuân thủ các quy định nêu trên là hành vi vi phạm pháp luật
Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định tại Điều 32: Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Trường hợp sử dụng hình ảnh của người khác cho mục đích thương mại, thì người sử dụng phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đối với người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của tòa án.
Đối với người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, thì việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của người đó; trường hợp không có những người này, thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.(Điều 25 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Nếu người có hình ảnh bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người xâm phạm hình ảnh cá nhân của mình phải thu hồi, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp hành vi này xâm phạm, gây ra thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín, thì người vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có hình ảnh theo quy định tại Điều 592, Bộ luật Dân sự 2015.
Luật sư Bùi Quốc Tuấn, Trưởng văn phòng luật sư Quốc Tuấn, đoàn Luật sư TP.HCM
Sóc nâu
Theo baodatviet
Xôn xao sự việc khiến cộng đồng hoang mang: Rao bán vacxin phòng virus Corona nhưng phẫn nộ hơn nữa khi biết đây là vacxin phòng bệnh cho động vật Một số tài khoản Facebook đăng tải thông tin rao bán vacxin Corona, tuy nhiên đây thực chất không phải thuốc con người có thể sử dụng. Trong thời điểm toàn cầu chung tay phòng chống dịch cúm virus Corona, xuất hiện rất nhiều trường hợp lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân hay đơn giản chỉ là câu like cho...