Sự thật về ngôi làng bị chôn vùi dưới chân Công viên Trung tâm của New York
Khu vực Công viên Trung tâm nổi tiếng của thành phố New York là bằng chứng cho sự khai phá một cách tàn nhẫn.
Mỗi ngày, có hàng ngàn người đổ về Trung tâm Barclays của Brooklyn để cổ vũ cho đội bóng rổ Nets yêu thích của mình, hay đổ về khu phố East Village để tận hưởng không khí náo nhiệt của thành phố New York. Nhưng có mấy người trong số đó biết tới câu chuyện về một ngôi làng cũ, một ngôi làng đã chìm xuống để dựng nên thành phố xinh đẹp như ngày nay.
Việc quy hoạch các khu phố hay khu đất cũ để nhường chỗ cho việc xây dựng thành phố với những tòa nhà cao chọc trời không phải là điều gì quá xa lạ, nhưng thật khó có thể hình dung khu Công viên Trung tâm xanh mướt của thành phố New York lại là một địa điểm chứng minh cho quá trình khai phá tàn nhẫn như vậy.
Khu vực Công viên Trung tâm của New York
Vào những năm 1850, các kế hoạch xây dựng một vùng công viên với thật nhiều cây xanh để có thể sánh vai với những công viên lớn của Vương quốc Anh và châu Âu đã bắt đầu hình thành. Kế hoạch này ban đầu được thúc đẩy bởi các thương gia người da trắng giàu có, các chủ ngân hàng hay chủ đất ở Manhattan.
Phải mất 20.000 công nhân làm việc liên tục trong hơn 3 năm để có thể hiện thực hóa thiết kế công viên của kiến trúc sư Frederick Law Olmsted và Calvert Vaux. Và cho đến tận 150 năm sau, Công viên Trung tâm vẫn là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của những du khách đến thăm cũng như chính người dân nơi đây.
Thế nhưng điều gì đã xảy ra với khu phố sầm uất đã bị san phẳng để xây dựng khu công viên nổi tiếng này?
Làng Seneca, ngôi làng đã bị san phẳng để lấy đất làm công viên
Như những gì mà nhà sử học Cynthia R.Copeland, đồng thời cũng là giám đốc nghiên cứu dự án về Làng Seneca đã chỉ ra, một số cộng đồng dân cư đã phải ly tán để dọn đường cho việc xây dựng công viên.
Trong số đó, ngôi làng nằm ở vị trí buộc phải phá bỏ chính là Làng Seneca, kéo dài dọc theo khu vực mà ngày nay được gọi là Central Park West (khu vực phía tây Công viên Trung tâm). Theo đó, một số dân cư đã bị đuổi khỏi chính ngôi làng của mình, và rồi phải chứng kiến nhà ở, trường học hay nhà thờ của mình bị san phẳng.
Với sự phá bỏ quy mô lớn đó, ngôi làng Seneca đã nhanh chóng chiếm sóng những mặt báo lớn lúc bấy giờ. Tuy nhiên, thay vì với tư cách là một cộng đồng tầng lớp lao động và trung lưu đa số là người Mỹ gốc Phi, họ lại bị báo chí gọi với cái danh xưng là khu ổ chuột tồi tàn – nơi của những kẻ muốn chiếm đất.
Vào mùa hè năm 1871, khi các công nhân làm việc tại công viên tình cờ khai quật được hai cỗ quan tài ở khu vực gần lối vào West 85th Street, tờ báo The New York Herald nổi tiếng lúc bấy giờ đã cho rằng đây là một khám phá khó hiểu, bất chấp sự thật đã rõ ràng rằng đây là quan tài của một thiếu niên người Ireland, từng là giáo dân của nhà thờ All Angels Episcopal thuộc Làng Seneca.
Trong một tác phẩm được viết bởi nhà sử học Leslie Alexander, bà cho rằng nhà thờ All Angels Episcopal là bằng chứng độc đáo phản ánh dân số của Làng Seneca, trong đó ⅔ số người là người Mỹ gốc Phi và ⅓ còn lại là người gốc châu Âu, chủ yếu nói tiếng Ailen và tiếng Đức.
Video đang HOT
Copeland cùng các đồng nghiệp của mình đã ghi nhớ những kiến thức từ tác phẩm của Alexander khi tiến hành khai quật ngôi làng cũ vào năm 2011. Cuộc khai quật đã mang lại 250 túi vật liệu bao gồm những vật dùng như: mảnh bàn chải đánh răng làm từ xương, một ấm pha trà bằng sắt, và các mảnh vỡ của các món đồ sứ màu trắng xanh đặc trưng của Trung Quốc.
Bản đồ của làng Seneca
Hai năm trước khi bị phá bỏ, ngôi làng này từng là nơi sinh sống của 20% chủ sở hữu bất động sản người Mỹ gốc Phi và 15% cử tri người Mỹ gốc Phi của thành phố. Nhờ vào những nỗ lực của các nhà sử học như Copeland và Alexander, Làng Seneca lại một lần nữa được hồi sinh trong ý thức của công chúng chứ không còn là một ngôi làng bị lãng quên như lâu nay.
Tuy hiện nay chưa có nhiều dấu tích để du khách đến thăm Công viên Trung tâm biết về sự tồn tại của ngôi làng cổ, nhưng điều này chắc chắn sẽ thay đổi trong một tương lai gần, khi thành phố dựng lên tượng đài tưởng niệm dành cho những cư dân cũ của Làng Seneca, cụ thể là vợ chồng nhà Lyons và con gái của họ – những nhà giáo dục, nhà đấu tranh chủ nghĩa bãi nô và nhà hoạt động chống phân biệt chủng tộc của ngôi làng Seneca lúc bấy giờ.
Gia đình Lyons, một gia đình đức cao vọng trọng của Làng Seneca.
Ý nghĩa tên các quốc gia trên thế giới, có nơi phức tạp có nước lại đơn giản đến bất ngờ
Bạn có biết tên Mexico có nghĩa là "trong rốn của Mặt trăng" nhưng thường được diễn giải hoa mỹ hơn là "đứa trẻ của mặt trăng".
Hay Qatar có nghĩa cực đơn giản là "mưa"?
Cái tên là một danh từ riêng quan trọng định danh một vùng đất, quốc gia và là danh xưng của một cộng đồng trước toàn thế giới. Thực chất, không phải đất nước nào cũng mang cái tên ý nghĩa sâu xa mà chỉ đơn giản mang ý nghĩa vùng đất của người Bỉ, đất của người Angola,... Rất nhiều nước trên thế giới lấy tên từ đặc điểm địa lý, khí hậu đến tên động vật hoang dã. Ví dụ như Andorra có nghĩa là "vùng đất có cây bụi che phủ", Tây Ban Nha có nghĩa là "vùng đất có nhiều thỏ", Iraq là "giữa hai dòng sông" hay Macedonia là "vùng đất của những người cao lớn". Một số tên quốc gia có nghĩa thú vị sau đây có thể khiến nhiều người bất ngờ:
Brazil: Một loại cây nhựa đỏ
Khi người Bồ Đào Nha xâm lược, họ phát hiện ở đây có cây pau-brasil (brazilwood) - một loại cây cho nhựa để làm phẩm nhuộm màu đỏ. Vì thế, họ đặt tên luôn cho thuộc địa của mình là Brazil dựa trên tên của loài cây đó và nó vẫn được dùng đến bây giờ.
Canada: Ngôi làng
Trong khi Canada là đất nước rộng lớn với đầy tỉnh thành, tên của nó lại mang nghĩa bình dị "ngôi làng" và tất cả bắt nguồn từ một hiểu nhầm do bất đồng ngôn ngữ. Vào những năm 1500, các nhà thám hiểm người Pháp đã đặt chân đến Canada lần đầu. Người bản xứ dùng từ kanata ("làng") để chỉ dẫn họ đi vào làng, thế nhưng các nhà thám hiểm lại tưởng đây là tên riêng của địa danh và gọi vùng đất là Canada.
Chile: Nơi đất kết thúc
Các thổ dân ở Chile ngày xưa đã đặt tên cho vùng đất là "nơi kết thúc của đất" hay "điểm sâu nhất của Trái đất".
Ethiopia: Vùng đất của những khuôn mặt bị bỏng
Cái tên Ethiopia được đặt bởi những thủy thủ Hy Lạp. Khi khám phá ra vùng đất phía đông bắc châu Phi, họ đã tạo ra cái tên này từ các từ aitho ("bị bỏng) và ops (" khuôn mặt ") để mô tả những người họ gặp.
Nhật Bản: Nguồn gốc của Mặt trời
Không phải tự nhiên mà người ta gọi Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc. Trong tiếng Nhật, tên đất nước là Nippon hoặc Nihon, có nghĩa là "nguồn gốc của mặt trời". Nằm ở phía đông của Trung Quốc, đây và là nơi đầu tiên nhìn thấy mặt trời mọc.
Mexico: Trong rốn của Mặt trăng
Trên vùng đất là Mexico hiện nay từng có một thành phố Aztec được đặt tên để tôn vinh vị thần chiến tranh Mexitli. Tên của ông là sự kết hợp của metztli (mặt trăng) và xictli (rốn). Theo nghĩa đen, nó có nghĩa là "trong rốn của mặt trăng," nhưng thường được diễn giải hoa mỹ hơn là "đứa trẻ của mặt trăng".
Myanmar: Nhanh nhẹn và Mạnh mẽ
Myanma hoặc Mranma là một cái tên được sử dụng từ thời kỳ cổ đại mà người dân tự đặt để thể hiện phẩm chất của chính mình.
Nauru: Tôi đi ra bãi biển
Đảo Nauru ở Châu Đại Dương, nằm phía nam của quần đảo Marshall. Tên trong tiếng địa phương của nó là Nawodo hoặc Onawero. Tên của hòn đảo tự quản có nghĩa rất vui vẻ, nghĩa là "Tôi đi ra bãi biển".
Qatar: Mưa
Ý nghĩa của cái tên này trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "hạt mưa" hoặc "mưa". Lý do thì rất đơn giản, ở Qatar trời mưa nhiều.
Tuvalu: Tám người đứng cùng nhau
Tuvalu là một quốc đảo tập hợp gồm chín hòn đảo ở Châu Đại Dương. Ngày trước, trong số 9 đảo chỉ 1 hòn đảo có người sinh sống. Và người dân trên hòn đảo đó đặt tên cả vùng một cách khá kỳ lạ là Tuvalu, có nghĩa là "tám người đứng cùng nhau".
Uzbekistan: Vùng đất của những người đàn ông chân chính
"Vùng đất của" (stan) được đặt đằng sau tên tộc người Uzbek, nhóm dân tộc lớn nhất trong cả nước. Uzbek có nghĩa là "người đàn ông chính hiệu".
Venezuela: Tiểu Venice
Đất nước Nam Mỹ này lại được đặt theo tên một thành phố nhỏ ở nước Ý xa xôi. Khi nhà thám hiểm Amerigo Vespucci đi thuyền dọc theo bờ biển Nam Mỹ, họ nhìn thấy những ngôi nhà được xây dựng theo kiểu nhà sàn. Kiểu nhà này gợi nhắc họ về Venice, nên đặt tên vùng đất là Veneziela, nghĩa là "Venice nhỏ".
Yemen: Vùng đất của Hạnh phúc
Tên ban đầu của Yemen là Arabia Felix, trong tiếng Latinh có nghĩa là "hạnh phúc" hoặc "may mắn". Trong tiếng Ả Rập "hạnh phúc" là yumn.
Mali: Hà mã
Vùng đất châu Phi được gọi là Mali được đặt tên theo loài động vật phổ biến ở đó là hà mã. Trước đây, Đế chế Mali khá lớn ở Tây Phi và tên của con thú mạnh mẽ cũng phần nào thể hiện sự hùng mạnh của vương quốc.
Khám phá ba làng bè nổi tiếng nhất Việt Nam Bập bềnh trên sóng nước, các ngôi làng bè là nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Nam Bộ. Đây là nơi du khách có cơ hội trải nghiệm không gian bình yên, thoát ly khỏi cuộc sống phố thị đầy căng thẳng. 1. Nằm ở địa phận thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, làng bè Châu Đốc gồm hàng nghìn...