Sự thật về lợi nhuận của Eximbank
Tại Đại hội cổ đông bất thường của Eximbank đang diễn ra tại TP Hồ Chí Minh hôm nay 15/12, ngoài những bức xúc của cổ đông về bất ngờ “người đi – ở” trong danh sách ứng viên HĐQT, thì sự thật về lỗ- lãi kinh doanh của ngân hàng này thời gian qua khiến nhiều cổ đông phải choáng váng, giật mình.
Theo kết quả thanh tra được thông tin tại, tính đến ngày 31/12/2014, Eximbank lỗ lũy kế 1.618,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, giai đoạn từ 2010- 2013, ngân hàng này đã sử dụng thu nhập từ hoạt động bất động sản để hạch toán tăng thu nhập chứ không từ hoạt động kinh doanh tín dụng.
3 năm chia lãi không từ kinh doanh tín dụng
Sáng nay 15/12, Đại hội cổ đông bất thường để bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ mới của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Eximbank (mã CK: EIB) đã diễn ra tại Tp Hồ Chí Minh. Về nguyên nhân lỗ tính đến 31/12/2014 được thanh tra chỉ ra là do trích lập dự phòng bổ sung 710,73 tỷ đồng. Xuất toán lãi dự thu 128,41 tỷ đồng, giảm thu nhập do bán tài sản cố định không quy định 831 tỷ đồng, giảm thu nhập với khoản lãi dự thu 4,4 tỷ đồng.
Theo kết luận Thanh tra, Eximbank đã có sai phạm về tín dụng như: giải ngân bằng tiền mặt, chứng từ sử dụng vốn chưa bổ sung đầy đủ, tài sản đảm bảo chưa được kiểm tra liên tục theo quy định. Thanh tra đã kiểm tra 30% dư nợ bảo lãnh thì thấy chứng từ chưa đầy đủ. Eximbank đang khắc phục bằng cách yêu cầu các chi nhánh Eximbank bổ sung chứng từ còn thiếu.
Thanh tra cũng đã thanh tra 5/6 hồ sơ đầu tư tài chính phát hiện sai phạm gần 6.000 tỷ đồng, trong đó Eximbank đã vi phạm về giám sát đầu tư của khách hàng. Hiện Eximbank đang yêu cầu khách hàng bổ sung chứng từ để ngân hàng báo cáo thanh tra.
Theo tờ trình gửi đến cổ đông, Eximbank xin ý kiến cổ đông thông qua một số vấn đề liên quan đến nội dung nêu tại Kết luận Thanh tra. Theo đó, Eximbank đã bán các bất động sản cho Eximland và cho Eximland vay để thực hiện việc mua các bất động sản này, đã hạch toán tăng thu nhập của Eximbank (không phải thu nhập từ HĐKD) đến thời điểm 31/12/2013 là 1.116,67 tỷ đồng; Eximbank đã sử dụng thu nhập này để nộp thuế, trích lập quỹ và chia cổ tức cho cổ đông từ năm 2010 đến năm 2013. Đến nay, Eximbank đã khắc phục được hơn 284,83 tỷ đồng còn 831,83 tỷ đồng phải tiếp tục chỉnh sửa. Bên cạnh đó, việc mua bán BĐS đã phát sinh một số khoản chi phí có liên quan cần phải xử lý.
Thanh tra kết luận việc hạch toán vào thu nhập trong khi Eximbank vẫn còn quản lý và sử dụng BĐS là chưa đúng quy định theo chuẩn mực kế toán và thanh tra yêu cầu HĐQT phải xin ý kiến ĐHCĐ gần nhất để thông qua phương án khắc phục.
Bán nợ cho VAMC để giảm nợ xấu
Video đang HOT
Tính đến 30/11/2015, Eximbank đạt 552 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, hoàn thành 55,2% kế hoạch năm. Trong đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.724 tỷ đồng, chi phí xử lý nợ xấu đã hạch toán trong năm là 1.172 tỷ đồng. Dự kiến từ nay đến cuối năm, EIB tiếp tục trích lập dự phòng xử lý nợ xấu. Năm 2015, ngân hàng cũng đã bán 2.000,68 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC.
Theo báo cáo tài chính, qua 9 tháng đầu năm ngân hàng báo lãi trước thuế 667 tỷ đồng, tuy nhiên con số vừa được công bố tại ĐHCĐ thì chỉ đạt lãi 552 tỷ đồng trong 11 tháng. Điều này có nghĩa trong tháng 10 và 11 ngân hàng lỗ 125 tỷ đồng. Lãnh đạo Eximbank cho biết, thứ nhất, xử lý trong thời gian 03 năm từ 2016 – 2018. Đồng thời đại hội đồng cổ đông thống nhất ủy quyền cho Hội đồng quản trị đề xuất phương án chi tiết trình Ngân hàng Nhà nước trước khi thực hiện và thông báo kết quả thực hiện cho cổ đông.
Tại đại hội các cổ đông đã yêu cầu lãnh đạo Eximbank trả lời cho việc chủ trương đầu tư vào Eximland là ai đưa ra, con số nợ xấu thực tế là bao nhiêu, là ngân hàng đưa ra hay thanh tra kết luận? Phần đầu tư hơn 300 tỷ đồng vào Eximland có phải là nợ xấu không? Đầu tư của Eximbank vào Eximland bản chất là thế nào, mối quan hệ nội bộ của HĐQT với Eximland là thế nào?
Vì sao hai ứng viên nặng ký rút tên? Gửi công văn đến NHNN để xin thẩm tra xác minh về lai lịch và năng lực của hai ứng viên, và dù nhận được đánh giá rất cao về năng lực và trình độ của Trần Ngô Phúc Vũ và Trần Ngọc Tâm, tuy nhiên đến giờ chót, hai nhân vật này đều không có tên. Trong văn bản gửi đến NHHN, Eximbank đã thông qua danh sách các ứng viên. Riêng hồ sơ của 2 ứng viên Trần Ngô Phúc Vũ và Trần Ngọc Tâm, phía Eximbank tạm ngưng và giải trình sẽ gửi ngay trong ngày cho NHNN khi có công văn xác minh và được sự chấp thuận của NHNN. Ngay sau đó, ngày 10/12/2015, theo Công văn số 2197, Chánh Thanh tra Giám sát ngân hàng đã có kết luận thanh tra và đánh giá về ông Trần Ngô Phúc Vũ và Trần Ngọc Tâm trong quá trình công tác. Theo kết luận thanh tra thì cả ông Vũ và ông Tâm đều có trình độ, năng lực chuyên môn cao, tư cách và đạo đức nghề nghiệp tốt, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Nam Á… Trong quá trình công tác tại đây và tính đến thời điểm hiện nay, ông Trần Ngô Phúc Vũ và Trần Ngọc Tâm chưa có các sai phạm dẫn đến tổn thất cho Nam Á trong thời gian đảm nhiệm các chức vụ tại ngân hàng này. Do đó về cơ bản, các nhân sự này chưa vi phạm tiêu chuẩn điều kiện về đạo đức nghề nghiệp theo quy định tại Luật tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, như Tiền phong đã đưa tin tối qua 14/12, chỉ khoảng vài tiếng đồng hồ nữa là diễn ra Đại hội Cổ đông bất, Eximbank vẫn chưa bổ sung hồ sơ về 2 nhân sự là ông Vũ và ông Tâm cho NHNN. Động thái này sáng nay đã gây bức xúc cho một số cổ đông đã tin tưởng ủy quyền và cho rằng quyền lợi của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo_24h
Eximbank: Bất ngờ với danh sách đề cử Hội đồng quản trị vào phút chót
Cổ đông của ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank- mã EIB) khá bất ngờ với danh sách 8 ứng viên được đề cử vào Hội đồng quản trị khi có hàng loạt thay đổi bất ngờ. 4/8 ứng viên là những gương mặt mới so với danh sách được công bố trước đó.
Ảnh minh họa.
Sáng nay (15/12), Eximbank tổ chức đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu cử Hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ sắp tới.
Theo danh sách Eximbank đã công bố trước đó, có 8 ứng cử viên được đề cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2015 - 2020. Những ứng viên này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận sau nhiều khó khăn để tìm kiếm danh sách ứng viên phù hợp suốt một năm qua.
8 ứng viên được công bố trước đó cho Hội đồng quản trị nhiệm kỳ tới bao gồm:
Ông Cao Xuân Ninh được 1 cổ đông tổ chức và 3 cổ đông cá nhân với tổng cộng tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết 11,287% đề cử.
Ông Naoki Nishizawa đại diện phần vốn góp của SMBC tại Eximbank với tỷ lệ cổ phần 10,05%.
Ông Yasuhiro Saitoh do 3 cổ đông tổ chức đề cử với tỷ lệ cổ phần 10,05%.
Ông Đặng Phước Dừa được 6 cổ đông tổ chức và 58 cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ 10,322% đề cử.
Ông Ngô Thanh Tùng do 5 cổ đông tổ chức và 2 cổ đông cá nhân nắm 10,194% đề cử.
Ông Phạm Hữu Phú do 3 cổ đông tổ chức và 21 cá nhân nắm tỷ lệ 10,060% đề cử.
Ông Trần Ngô Phúc Vũ do nhóm cổ đông gồm 7 tổ chức và 33 cá nhân nắm giữ 10,517% đề cử.
Ông Trần Ngọc Tâm do nhóm cổ đông gồm 14 tổ chức và 22 cá nhân nắm giữ 11,722% đề cử.
Tuy nhiên, danh sách ứng cử vào Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới với khá nhiều bất ngờ khi có hàng loạt thay đổi vào phút chót.
4 ứng viên: Đặng Phước Dừa, Phạm Hữu Phú, Trần Ngọc Tâm, Trần Ngô Phúc Vũ đều không có trong danh sách được gửi đến cổ đông sáng nay. Thay vào đó là 4 gương mặt khác không nắm giữ cổ phần của ngân hàng hay đại diện cho cổ đông của ngân hàng gồm:
Ông Lê Văn Quyết được Hội đồng quản trị đề cử. Ông Quyết từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai và đang giữ chức Giám đốc Vietcombank Biên Hòa.
Ông Đặng Anh Mai do Hội đồng quản trị đề cử. Ông cũng từng công tác tại Vụ hợp tác Quốc tế, Ngân hàng Nhà nước.
Ông Nguyễn Quang Thông do Hội đồng quản trị đề cử. Ông có nhiều năm công tác tại Eximbank với nhiều chức vụ như thành viên Ban kiểm soát, ủy viên Hội đồng quản trị, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.
Ông Hoàng Tuấn Khải do Hội đồng quản trị đề cử. Ông Hoàng Tuấn Khải là đại diện CTCP Xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam tại Eximbank nhiệm kỳ V (2010-2015).
Hai ứng viên khá mới trong danh sách là ông Cao Xuân Ninh, được cho là đại diện từ Ngân hàng Nhà nước (chính thức là đại diện cho cổ phần của Vietcombank) và ông Ngô Thanh Tùng đại diện cho một nhóm cổ đông lớn khác.
Cấu trúc cổ đông của Eximbank vẫn có vẻ khá đa dạng nhưng cũng bao gồm yếu tố ổn định còn thiếu trước đó. Trong khi Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ mức sở hữu đủ để giữ vai trò giám sát quá trình phát triển của ngân hàng.
Thị trường có vẻ đánh giá cao những tiến triển này sau một thời gian dài bất ổn. Chốt phiên ngày hôm qua (14/12), EIB đứng đầu về giá trị mua ròng trên sàn HOSE, tổng kết số liệu, khối ngoại vẫn mua vào hơn 3,6 triệu đơn vị, chốt phiên giao dịch EIB tiếp tục tăng 5,5% lên 11.500 đồng/cổ phiếu.
Theo Bizlive
[Trực tuyến] Đại hội đồng cổ đông bất thường Eximbank Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường của Eximbank với nội dung được quan tâm nhất là bầu HĐQT và Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới đang diễn ra. 10:38 ngày 15/12/2015 9h48 Ông Nguyễn Quang Triết, Phó tổng giám đốc Eximbank đọc quy chế đề cử, ứng cử và bầu thành viên HĐQT, BKS Eximbank nhiệm kỳ 2015 - 2020. 10h12...