Sự thật về lệnh cấm phim cổ trang xứ Trung: Chỉ có lợi, không có hại!
“Tổng Cục Điện Ảnh Trung Quốc cấm phim cổ trang” là cụm từ gây ồn ào nhất trong cộng đồng mọt phim Hoa Ngữ suốt thời gian qua, cư dân mạng thay nhau ném đá, giới phê bình thì “ngao ngán”, nhưng liệu đã ai nghĩ nguồn cơn sự việc bắt đầu từ đâu chưa?
Thời gian gần đây, những người hâm mộ dòng phim cổ trang Hoa Ngữ đang lâm vào tình trạng hoang tột độ trước thông tin giới hạn phim cổ trang. Trên weibo, một đoạn văn bản “ẩn danh” được netizen Trung Quốc truyền tay nhau cho rằng Cục Điện Ảnh ban hành lệnh chế, cấm phim cổ trang lên sóng, bất chấp đó là web drama hay phim truyền hình.
Trong bản tối hậu thư đó, những phim cổ trang đang phát sóng buộc phải gỡ khỏi trang chủ (nếu là web drama), phát sóng đến khi hết thì thôi. Riêng những bộ phim đã có kế hoạch phát sóng ở nửa đầu năm 2019, toàn bộ đều phải hoãn lịch ra mắt khán giả truyền hình. Đám đông ban đầu hoang mang, nhưng vẫn lạc quan cho rằng Cục “lại” dở chứng rồi đâu lại vào đấy, tuy nhiên, sau khi Tân Bạch Nương Tử Truyền Kỳ bất ngờ công bố hoãn chiếu sát giờ G đã khiến khán giả không khỏi bàng hoàng. Sau nhiều lần hù dọa, liệu lần này Tổng Cục Điện Ảnh Trung Quốc có thật sự định chơi lớn một phen hay không?
Vừa nghe tin cấm cung đấu, nay lại cấm luôn cả cổ trang?
Phim cổ trang là quốc bảo của nền điện ảnh Trung Quốc
Trong các ông lớn của điện ảnh Châu Á, dòng phim dã sử – cổ trang chính là “đặc sản”, làm nên thương hiệu của Trung Quốc. Bộ phim cổ trang đầu tiên của điện ảnh Hoa Ngữ chính là Hồng Lâu Mộng năm 1927 của hai vị đạo diễn Nhậm Bành Niên và Dư Bá Nam, tiếp sau đó, hàng loạt những câu chuyện lịch sử lẫn dã sử khác đều được đưa lên màn ảnh. Nổi bật nhất trong số đó phải kể đến bộ ba tác phẩm còn lại trong Tứ Đại Kì Thư: Tây Du Ký, Thuỷ Hử và Tam Quốc Diễn Nghĩa đều được chuyển thể đưa lên màn ảnh nhỏ dưới sự chỉ đạo của kênh truyền hình Trung ương Quốc gia Trung Quốc CCTV.
Những bộ phim kể trên đều là những tác phẩm đã đi vào tuổi thơ của không biết bao nhiêu thế hệ. Không có đứa trẻ con nào mà chưa từng xem Tây Du Ký, để rồi ước mình có 72 phép thần thông giống như Tôn Ngộ Không. Ai mà không từng xót thương cho thân phận của Giả Bảo Ngọc và Lâm Đại Ngọc trong Hồng Lâu Mộng, khát khao trừ gian diệt bạo giống Võ Tòng trong Thuỷ Hử, thậm chí bày binh bố trận giả như Tam Quốc Diễn Nghĩa.
Tôn Ngộ Không đã đi vào đời sống tuổi thơ của không ít đứa trẻ Châu Á.
Trước khi có trào lưu Hallyu hay cuộc đổ bộ của dàn siêu anh hùng DC hay Marvel, điện ảnh Trung Quốc từng khiến hàng triệu khán giả trên khắp Châu Á thổn thức vì những tác phẩm cổ trang như vậy. Tuy nhiên, nguyên nhân từ đâu mà chính cha đẻ, người khai sinh ra nó lại dần muốn “buộc chặt” thậm chí “cấm vận” dòng phim thế mạnh này ngay ở nơi khai sinh ra nó?
Dòng phim cổ trang “thần tượng” xuất hiện, bùng nổ và gây ra những hệ luỵ
Nhiều người cho rằng cái tên đầu tiên khai sáng dòng phim thần tượng chính là Vườn Sao Băng do Đài Loan – Trung Quốc sản xuất vào năm 2001. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, chính phim cổ trang mới là nơi sản sinh ra thể loại “phim thần tượng” này, bằng chứng chính là Hoàn Châu Cách Cách, bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Quỳnh Dao, phát hành đầu tiên vào năm 1998, phần hai của bộ phim ra mắt vào năm kế tiếp 1998.
Bộ phim “thần tượng” đầu tiên của Trung Quốc cũng có xuất phát điểm là phim cổ trang.
Sở dĩ nói Hoàn Châu Cách Cách là bộ phim thần tượng bởi nó quá khác biệt so với những kiểu phim cổ trang từng ra mắt. Sở hữu dàn diễn viên không có nhiều kinh nghiệm diễn xuất, song lại có ngoại hình trẻ trung xinh đẹp. Bộ phim kể về cô gái “lọ lem” Tiểu Yến Tử, từ một người diễn võ đường phố trở thành con gái nuôi Càn Long, tính cách khá “tân thời”, không giống bất kì hình mẫu người con gái phong kiến. Bộ phim còn mạnh dạn truyền tải thông điệp thuỷ chung, một vợ một chồng (ở phần một và hai). Thậm chí còn không thiếu những cảnh hôn môi táo bạo, những tình tiết lãng mạn mà đến tận gần 20 năm sau, người ta vẫn xem nó là một biểu tượng không hề cũ kĩ.
Cảnh hôn táo bạo trong phim Hoàn Châu Cách Cách, cũng vì nụ hôn này mà Châu Kiệt và Lâm Tâm Như “cạch mặt” đến tận sau này.
Chính vì sự cách tân của Hoàn Châu Cách Cách dưới vỏ bọc của một tác phẩm cổ trang, đã có không ít bộ phim cổ trang mang nội dung “ăn theo” kiểu làm phim thần tượng, pha trộn phong cách hài hước này. Điển hình có: Lên Nhầm Kiệu Hoa Được Chồng Như Ý (2000), Trộm Long Tráo Phụng (2001), Minh Triều Thâm Cung (2002), Bản Lĩnh Kỷ Hiểu Lam(2002)…
Video đang HOT
Cung đấu xuất hiện, lịch sử bị các biên kịch xuyên tạc
Sau thành công của Thâm Cung Nội Chiến vào năm 2004, bộ phim cổ trang với nội dung xoay quanh số phận của những người phụ nữ ở Tử Cẩm Thành vào triều đại nhà Thanh, dưới thời trị vì của vua Gia Khánh. Tác phẩm này được xem như là “ông tổ” khai sinh ra dòng phim cung đấu, một nhánh nhỏ vô cùng nổi tiếng của phim cổ trang. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nếu từng xem qua phim Trung Quốc, ít nhất một lần bạn phải từng xem qua phim cung đấu. Bởi vì quá mức ăn khách, các biên kịch sau này càng càng thêm thắt không ít chi tiết xuyên tạc lịch sử, biến hình tượng nhân vật quá cố trở nên méo mó trong lòng người xem.
Trong mắt khán giả, hậu cung của Trung Quốc chỉ toàn là các nữ nhân suốt ngày bày mưu tính kế hãm hại người khác.
Càng về sau, những tác phẩm như Hậu Cung Như Ý Truyện được cho là sử dụng quá nhiều chi tiết tàn ác trong phim.
Càng xem cung đấu, khán giả không khỏi rùng mình bởi loạt chi tiết “ác động” được diễn ra trên màn ảnh. Những hình phạt kinh tởm thời phong kiến như “miêu hình” (cho mèo cào đến chết), quỳ dưới tuyết lạnh, dùng rắn rết, đầu độc, bóp cổ trẻ em, thả chó cắn… đều được thể hiện quá mức trần trụi. Có nhận định cho rằng những khán giả xem cung đấu trong thời gian dài thường có xu hướng nói chuyện xéo sắc và “ác độc” hơn.
Nguỵ Yến Uyển phải đổi họ thành Vệ Uyến Uyển để tránh ảnh hưởng đến hình ảnh Lệnh phi trong lịch sử, bởi dù sao đi nữa, Lệnh phi cũng nguyên là mẫu thân của vua Gia Khánh.
Tờ Nhật Báo Bắc Kinh chỉ rõ 5 điểm bất cập của phim cung đấu tác động đến giới trẻ. Khán giả cho rằng “cục rỗi hơi”, “báo viết nhảm”. Riêng ở góc độ của những nhà bảo vệ văn hoá, của những người còn sống mang họ Ái Tân Giác La, liệu đám đông “cuồng” cung đấu có đặt mình ở vị trí của họ khi thấy tổ tiên của mình bị biến chất trên màn ảnh, bị mắng chửi trên mạng xã hội hay không?
Trong vô vàn nguyên do của những lệnh cấm phim cổ trang đến từ Tổng Cục Điện Ảnh Trung Quốc, “vai trò” của những tác phẩm cung đấu là vô cùng lớn. Sau vài năm “cơi nới” sau sự cố cảnh nóng của Hồng Lâu Mộng, 2018 đánh dấu sự bùng nổ của phim cổ trang, thể loại cung đấu với hai tác phẩm nổi tiếng Như Ý Truyện và Diên Hi Công Lược.
5 tác hại của cung đấu được Nhật Báo Bắc Kinh chỉ điểm khiến cư dân mạng xôn xao một thời.
Soi kĩ quy định mới về phát hành phim cổ trang, hoá ra lâu nay chúng ta đã bị lừa?
Theo quy định mới của Tổng Cục, các nhà đài hay trang mạng muốn phát hành phim, đặc biệt là những thể loại phim cổ trang mang tính chất lịch sử đều phải báo trước vào ngày 15 hằng tháng. Nhà phát hành phải lập kế hoạch chi tiết rõ ràng, Tổng Cục sẽ dựa theo đó mà khống chế tỉ lệ phim cổ trang, một năm không quá 40% lượng phim cổ trang được phát sóng. Các dự án muốn triển khai phát hành đều phải thông báo, có văn bản bảo lãnh từ Tổng Cục.
Hạo Lan Truyện năm lần bảy lượt bị dời phát sóng, hoá ra đâu phải Cục làm khó dễ gì, là Vu Chính và iQIYI vừa đánh trống vừa la làng mà thôi!
Cư dân mạng đua nhau ném đá mà không “kịp” đọc thông báo kĩ càng từ Tổng Cục. Hoá ra lâu nay, những quy định tưởng chừng “cơ bản” như muốn phát sóng phải báo trước, kế hoạch phát hành phim hoàn toàn không được Tổng Cục nắm rõ? Dưới sự phát triển ào ạt của web drama, các trang online như iQIYI, Youku, Đằng Tấn đều khá “tự tung tự tác” trong việc thông báo lịch phát hành phim. Việc cho phát sóng hay không nó thuộc về Tổng Cục Điện Ảnh, nhưng khâu thông báo – tuyên truyền lại thuộc về các nhà mạng. Phim công bố chiếu rồi lại hoãn nó đâu nằm ở trách nhiệm của Cục, rõ ràng là các nhà đài và trang mạng cố tình “tạo nhiệt” cho tác phẩm, công bố chiếu rồi lại hoãn để “cọ nhiệt”?
Fan của Đông Cung hết năm này đến năm khác “mắng” Cục dời lịch chiếu, hoá ra là Đằng Tấn giở trò?
Nếu không muốn bị “xếp kho”, thì nâng tầm tác phẩm điện ảnh mình lên thôi
Việc Tổng Cục Điện Ảnh thắt chặt quy định về làm phim cổ trang chỉ có lợi, hoàn toàn không có hại. Về cơ bản, Trung Quốc sản xuất rất nhiều phim truyền hình, số lượng có thể lên đến hằng trăm phim tính cả web drama lẫn truyền hình. Mọt phim Hoa Ngữ hoàn toàn không thể nào xem hết. Hơn nữa, việc áp quy định sẽ giảm tải số lượng “rác phẩm” đang ngày một tăng trên địa hạt web drama hiện nay. Đặt ra vấn đề cải thiện chất lượng, đào sâu vào diễn xuất của diễn viên để tạo ra được các tác phẩm ăn khách.
Tưởng bị chèn ép thế nào, hoá ra là do phim dở?
Chỉ tính riêng trong năm 2018, chỉ có hai bộ phim cổ trang điển hình nhất là Diên Hi Công Lược và Hậu Cung Như Ý Truyện được khán giả nhớ mặt đặt tên, giữa hàng trăm bộ phim được phát sóng. So với việc “mắng chửi” Tổng Cục, khán giả có thể kì vọng hơn về chất lượng phim Hoa Ngữ, đặc biệt là cổ trang sẽ nâng tầm hơn trong tương lai.
Tạm kết
Nói tóm lại, lệnh cấm phim cổ trang sẽ chẳng bao giờ ảnh hưởng đến trải nghiệm xem phim của bất cứ đối tượng khán giả nào. Điện ảnh, truyền hình và web drama hiện đang là nền công nghiệp không khói, tạo ra công ăn việc làm cho hàng triệu lao động làm việc trong ngành giải trí Trung Quốc. Nguồn thu ngân sách từ lợi nhuận mà nó mang lại là vô cùng to lớn, chính phủ cũng khắc khe gì với điện ảnh, chẳng qua dưới sự phát triển “quá nhanh quá nguy hiểm” của các tập đoàn chiếu phim trực tuyến, cần có thời gian để những quy định, tiêu chuẩn điện ảnh đi vào quỹ đạo vốn có của nó. Hy vọng rằng trong tương lai gần, khán giả sẽ thưởng thức được nhiều hơn những bộ phim cổ trang chất lượng, không lâm vào tình trạng dở khóc dở cười vì làm phim theo kiểu “mỳ ăn liền”, kinh phí thấp với loạt kịch bản ngớ ngẩn như tình hình nhiễu nhương hiện tại. Đơn cử như NSX Chính Ngọ Dương Quang, làm phim nào được mua bản quyền ngay tức khắc phim nấy, dù có là hiện đại, dân quốc hay cổ trang thì vẫn được lên sóng đều đều.
Theo Helino
Đời tư ít biết của diễn viên vào vai Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử (1998)
Trong "Tứ đại danh tác" của Trung Quốc, Tàng Kim Sinh là diễn viên duy nhất đóng vai chính trong 3 bộ kinh điển là Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử và Tây du Ký. Nhưng vai diễn thành sống mãi trong lòng khán giả và cũng là vai diễn công nhất của ông chính là "Lỗ Trí Thâm" trong Thủy hử (1998).
Bộ phim truyền hình Thủy hử chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thi Nại Am - tác phẩm được coi là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc (ba tác phẩm còn lại là Tam quốc diễn nghĩa, Tây du ký và Hồng lâu mộng). Phim kể về số phận 108 vị anh hùng quy tụ trên Lương Sơn Bạc để nổi dậy chống lại triều đình nhà Tống.
Lỗ Trí Thâm kinh điển nhất màn ảnh.
Ra mắt năm 1998, phim gây sốt nhờ nội dung hấp dẫn và những cảnh quay hành động hoành tráng, đẹp mắt. Thủy hử được coi là bộ phim truyền hình kinh điển không thể thay thế trên màn ảnh nhỏ Hoa ngữ.
Bên cạnh Tống Giang (Lý Tuyết Kiện thủ vai), Lâm Xung (Chu Dã Mang thủ vai) chúng ta không thể không nhắc đến Lỗ Trí Thâm do Tàng Kim Sinh thủ vai. Ông thực sự thành công khi hóa thân vào nhân vật Lỗ Trí Thâm từ khí phách đến ngoại hình tính cách.
Tàng Kim Sinh không phải là một cái tên xa lạ đối với làng giải trí Hoa ngữ. Ông sinh ngày 11/5/1959 tại Thiên Tân, Trung Quốc.
Từ khi còn là sinh viên Học viện Điện ảnh Bắc Kinh, Tàng Kim Sinh đã tham gia diễn xuất trong nhiều bộ phim. Bộ phim đầu tiên mà ông tham gia diễn xuất là phim Hai mươi sáu cô nương và Đào kim vương.
Tàng Kim Sinh trong vai Lỗ Trí Thâm.
Sau khi tốt nghiệp Học viện, Tàng Kim Sinh tiếp tục vào vai ở nhiều thể loại với nhiều bộ phim khác nhau. Tuy nhiên, mãi đến khi vào vai Lỗ Trí Thâm trong Thủy hử (1998), Tàng Kim Sinh mới thật sự trở thành cái tên được chú ý.
Trong Thủy hử (1998), Tàng Kim Sinh vào vai Lỗ Trí Thâm, anh chàng to khỏe, lực lưỡng - một trong 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc.
Khi nhận vai Lỗ Trí Thâm, Tàng Kim Sinh được đạo diễn yêu cầu phải tăng 25kg trong khoảng thời gian ngắn để phù hợp với nguyên tác.
Chính vì thế, bên cạnh việc luyện tập võ thuật, Tàng Kim Sinh phải ăn theo chế độ đặc biệt để đảm bảo đúng số cân nặng mà đạo diễn yêu cầu. Ngoài thời gian luyện tập, Tàng Kim Sinh đã nhốt mình trong nhà để nghiên cứu kịch bản và đọc rất nhiều tài liệu liên quan tới nhân vật Lỗ Trí Thâm.
Có lẽ, sự kiên trì và nhập tâm với vai diễn đã giúp Tàng Kim Sinh vào vai Lỗ Trí Thâm xuất sắc đến vậy. Anh đã vào vai Lỗ Trí Thâm với "thân hình lực lưỡng, mặt tròn tai lớn, mũi thẳng mồm vuông, hai bên mép có một hàng râu xoăn xoăn"...
Nhiều khán giả thừa nhận Tàng Kim Sinh đã hóa thân một cách hoàn hảo với những gì mọi người tưởng tượng về nhân vật Lỗ Trí Thâm.
Suýt chết trong phim trường Thủy hử
Trong cảnh "Lỗ Trí Thâm tay không nhổ đại liễu", Tàng Kim Sinh suýt nữa mất mạng. Để cảnh quay mang tính chân thật nhất, tổ quay phim đã quyết định chọn nhổ một cây liễu thật. Do thời gian quay phim quá lâu, cây liễu này đã mọc rễ cắm vào đất, vì thế tổ quay phim đành phải thuê cần cẩu đến hỗ trợ.
Khi quay cảnh nhổ liễu, Tang Kim Sinh kết hợp với cần cẩu đồng thời nhấc thân cây liễu lên. Tuy nhiên máy móc những năm 90 hầu hết đều là hàng cũ kỹ, lúc gốc liễu bật lên đột ngột đã khiến dây cáp cần cẩu bị đứt. Tang Kim Sinh ngẩng đầu nhìn, thấy đầu móc dây cáp cách mình chưa đến 30 cm. Ông còn kể rằng: "Lúc ấy đạo diễn Trương vội vàng chạy đến, nhưng lại là lo cho cái cần cẩu, bởi khi đó máy móc còn quý hơn con người".
Sau thành công của vai diễn Lỗ Trí Thâm, Tàng Kim Sinh nhanh chóng trở thành một ngôi sao tiềm năng của làng giải trí Hoa ngữ. Thời kỳ ấy, ông nhận được rất nhiều lời mời của các đạo diễn danh tiếng.
Năm 2001, Tàng Kim Sinh được mời đóng Tiếu ngạo giang hồ. Sau đó 2 năm, Tàng Kim Sinh tiếp tục góp mặt trong phim Hoàn châu cách cách.
Tàng Kim Sinh trong vai Trương Phi.
Năm 2008, Tàng Kim Sinh lại tiếp tục ghi dấu ấn với vai Trương Phi trong Xích bích (Bộ phim tái hiện trận đánh kinh điển nhất trong Tam quốc diễn nghĩa). Ngoại hình lực lưỡng và dữ tợn của Tàng Kim Sinh trong Xích bích nhận được rất nhiều lời khen ngợi của người hâm mộ.
Trư Bát Giới của Tàng Kim Sinh.
Năm 2011, Tàng Kim Sinh vào vai Trư Bát Giới trong Tây du ký. Đây cũng là vai diễn gây nhiều tranh cãi nhất của Tàng Kim Sinh. Nhiều ý kiến cho rằng Trư Bát Giới của Tàng Kim Sinh chính là "Lão Trư" xấu nhất màn ảnh.
Tuy có nhiều tranh cãi về ngoại hình của nhân vật nhưng diễn xuất của Tàng Kim Sinh lại nhận được rất nhiều lời khen.
Kết hôn khi chưa được sự đồng ý của hai gia đình
Nếu những thông tin về sự nghiệp của Tàng Kim Sinh luôn được cập nhật đầy đủ thì đời tư của ông lại là một dấu hỏi đối với người hâm mộ.
Năm 1987 Tàng Kim Sinh công bố hẹn hò với nữ diễn viên Lư Bình. Sau 3 tháng yêu đương, ông tuyên bố kết hôn trước sự ngỡ ngàng của đông đảo người hâm mộ. Ngày ấy, còn có tin đồn gia đình của Lư Bình và Tàng Kim Sinh cưới nhau mà gia đình hai bên đều không hay biết gì.
Sau 1 năm kết hôn, Tàng Kim Sinh và Lư Bình chào đón sự ra đời của con trai đầu lòng. Cũng từ đó, ông tuyệt nhiên không chia sẻ chuyện gia đình.
Khi được phỏng vấn, Tàng Kim Sinh cũng từ chối những câu hỏi về gia đình mình. Theo ông chia sẻ, ông không muốn người thân của mình bị ảnh hưởng bởi những ồn ào ở làng giải trí.
Cuộc sống viên mãn của Tàng Kim Sinh.
Ở tuổi 59, Tang Kim Sinh vẫn đang đảm nhận vai trò Chủ nhiệm phòng phát triển của một công ty điện ảnh có tiếng tại Trung Quốc, ngoài ra Tang Kim Sinh cũng vô cùng yêu thích thư pháp. Trình độ thư pháp của ông còn được đánh giá thuộc hàng thượng thừa, điêu luyện bậc thầy.
Không chỉ hoạt động nghệ thuật, Tàng Kim Sinh còn là một doanh nhân thành đạt. Hiện tại, Tàng Kim Sinh đang có một cuộc sống vô cùng viên mãn và hạnh phúc bên vợ con.
Theo nguoiduatin.vn
Cú sốc cấm phim cổ trang Trung Quốc khiến cộng đồng mạng bàng hoàng: Đây chính là lý do? Những bộ phim cổ trang bị cho là gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, cần điều chỉnh gấp trong vòng 3 tháng tới. Ngày 23/3 vừa qua, Tổng cục Điện ảnh - Phát thanh - Truyền hình Trung Quốc đã gây sốc cho làng giải trí Hoa ngữ khi ban hành lệnh cấm phim cổ trang trong vòng 3 tháng. Theo...