Sự thật về hố khổng lồ gần Bắc Cực
Hố khổng lồ như ở ngoài hành tinh khác chính là mỏ kim cương Diavik của Canada, nơi những viên kim cương đẹp nhất đã được tìm thấy.
Cận cảnh mỏ kim cương Diavik
Khi những bức ảnh chụp từ trên không về mỏ kim cương Diavik ở Canada được công bố, nhiều người đã không biết đây là “hố” gì nếu không đọc chú thích về những bức ảnh này.
Diavik là mỏ kim cương thứ hai được mở ở Canada. Mỏ nằm ở đáy hồ Lac de Gras ở Tây Bắc Canada, cách vòng Bắc Cực 222 km về phía nam. Vào tháng giêng và tháng hai, nhiệt độ của nơi này xuống thấp kỷ lục: -55C đến -75C.
Mỏ kim cương Diavik ở Canada.
Những viên kim cương đầu tiên lấy ra từ mỏ này vào năm 2003. Mỏ này dự kiến sẽ khai thác được 100 triệu carat kim cương, trị giá hơn 10 tỷ đô la Canada trong vòng 20 năm tới.
Mỏ kim cương Diavik
Vào tháng 10 năm 2018, ba viên kim cương “khủng” đã được khai thác từ mỏ Diavik. Trong ba viên kim cương này có một viên kim cương 177,71 carat được coi là một trong những viên kim cương thô có chất lượng nhất và có giá trị nhất từng được tìm thấy ở Canada”. Ngoài ra còn có viên kim cương 59,10 carat và viên kim cương màu vàng 24,82 carat. Kim cương vàng Capella cực kỳ hiếm, mỗi năm, mỏ Diavik chỉ khai thác được khoảng 5 viên kim cương lớn màu vàng, chiếm chưa đến 0,001% sản lượng kim cương hàng năm.
Ba viên kim cương “khủng” khai thác từ mỏ Diavik.
Canada là quốc gia sản xuất kim cương lớn thứ ba trên thế giới. Hoạt động liên quan đến việc khai thác, sản xuất kim cương đã mang lại hàng tỷ đô la cho nền kinh tế miền Bắc Canada.
Cảnh đẹp hút hồn của Canada
Tuyến đường sắt bị lãng quên của Liên Xô cũ đẹp buồn xao xuyến
Giữa hoang vu vùng gần Bắc cực của Nga là tuyến đường sắt thời Liên Xô cũ kết nối với mạng lưới đường sắt phía Tây của nước Nga ngày nay.
Tuyến đường sắt do nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin khởi xướng năm 1947, dự kiến kết nối những vùng xa xôi hẻo lánh, địa hình hiểm trở của vùng gần Bắc cực.
Nhưng chỉ vài ngày sau cái chết của ông năm 1953, dự án đã bị đình chỉ.
Kể từ đó, tuyến đường sắt này cứ thế chìm khuất dần giữa rừng cây, qua hết mùa lá đỏ này đến mùa tuyết trắng kia.
Ngày nay, để tiếp cận tuyến đường sắt này, người ta phải dùng đến các loại xe chuyên dụng đi được qua nhiều loại địa hình và thời tiết.
Một người thợ săn len lỏi tìm đường vào tuyến đường sắt cũ.
Để xây dựng tuyến đường sắt này, Stalin đã huy động tù nhân lao động công ích và họ ở trong những khu trại được bao quanh bằng hàng rào dây thép gai.
Một tượng đài tưởng nhớ những người đã bỏ mạng vì xây dựng tuyến đường sắt này.
Thời gian làm biến đổi toàn bộ công trường, nhà ga, bến tàu đến mức khó có thể nhận ra.
Những khu nhà canh gác là dấu hiệu duy nhất giúp những người tìm đường lần ra dấu vết của tuyến đường sắt này. Ngày nay, chúng là chỗ trú chân của những thợ săn.
Dấu vết thời kỳ Xô Viết còn lưu rõ trên ngôi sao đúc nổi.
Những mảng hoen gỉ trên tấm biển hiệu cũ vẫn còn màu sơn đỏ tươi.
Tuyến đường lọt thỏm giữa rừng cây lá vàng mùa thu.
Đối với nhiều người Nga ngày nay, điều buồn nhất về tuyến đường sắt này là hàng nghìn con người đã cống hiến cho nó, để rồi tất cả chỉ là con số 0.
Cuộc sống 'nơi tận cùng Trái đất' Bán đảo Yamal vùng Siberia lạnh lẽo là điểm đến vừa thú vị vừa đầy thử thách cho du khách muốn trải nghiệm những điều mới mẻ. Yamal nằm ở khu tự trị Yamalo-Nenets của Nga, nơi sinh sống của tộc người Nenets. Theo tiếng địa phương Yamal có nghĩa "Nơi tận cùng của Trái đất". Vị trí địa lý của nó rất...