Sự thật về hang vàng xứ Thanh
Thời gian qua, người dân xã Nga Giáp (Nga Sơn – Thanh Hóa) xôn xao câu chuyện về một cái hang chứa toàn vàng ròng. Theo lời đồn, ở trong hang có rất nhiều vàng và những kho báu bí ẩn. Lần theo những thông tin trên chúng tôi đã đến những hang được cho là có vàng để tìm ra lời giải.
Ông Mai Thanh Đạm ở chùa Bạch Tượng cho rằng hang vàng chỉ là chuyện đồn thổi chứ không có thật
Cả một hang vàng
Những hang động được đồn thổi chứa vàng nằm trên ngọn núi Thung Nồi, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn. Trên ngọn núi này có 3 hang động, trong đó có hai hang liền kề nhau, còn hang thứ 3 nằm biệt lập cách hang thứ nhất và thứ hai khoảng 200m.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, quanh khu vực núi Thung Nồi còn có một hang động khác nằm ngay dưới chân một quả núi cạnh khu rừng bạch đàn và chỉ cách chùa Bạch Tượng khoảng 300m.
Video đang HOT
Chúng tôi nhờ ông Nguyễn Văn Hải ở thôn Nội 2 dẫn đường để thám hiểm hang vàng. Đường lên núi Thung Nồi rậm rạp cây lá, những bụi gai đan chằng chịt vào nhau rất hoang sơ, muốn lên hang phải đu mình qua những vách đá tai mèo cheo leo, hiểm trở.
Theo sự chỉ dẫn của ông Hải, chúng tôi chui xuống hai cái hang liền kề nhau. Cả hai cửa hang rất nhỏ chỉ đủ cho một người qua. Vào sâu hơn, vòm hang được mở rộng và có rất nhiều nhũ đá lấp lánh, lung linh. Chính vẻ đẹp này mà nhiều người cho rằng, đó là vàng nên đã có thời gian dân tứ xứ rủ nhau đến cưa nhũ đá về mong có được chút của cải.
Hang thứ nhất sâu khoảng 30m, vòm hang rộng khoảng 5m. Hang thứ hai chỉ sâu khoảng 10m, vòm hang rộng 1m. Riêng hang thứ 3 rộng nhất với 3 tầng hang. Muốn vào được người ta phải đem theo một số dụng cụ như thang, dây thừng, đèn pin… sau đó trèo lên đỉnh núi cao mới có cửa xuống. Theo quan sát và đo đạc của chúng tôi thì hang thứ 3 có thể chứa được hàng trăm người.
Tại hang thứ 3 người dân bản địa đã từng phát hiện một số bình gốm, được cho của người xưa để lại. Ông Hải nói rằng, đó là của thần thánh, thần cho ai người đó mới dám lấy. Nếu người nào liều mạng lấy về sẽ bị thần núi trừng phạt nặng nề. Có lẽ vì thế nên trước khi dẫn chúng tôi vào hang ông Hải đứng vái ở cửa hang 3 lần, sau đó mới dám vào.
Theo ông Mai Thanh Đạm – Người giữ chùa Bạch Tượng thì những hang này có từ bao giờ chẳng ai biết. Chuyện trong hang có vàng chỉ là tin đồn. Từ nhiều năm trước người dân vẫn thường đồn thổi về những câu chuyện liên quan đến hang vàng. Người thì nói có cậu bé đuổi theo đàn ong mật mà lạc đến hang vàng. Người thì nói thấy đàn ong vàng bay vào hang rồi theo vết ong mà tìm ra kho báu… Đứa trẻ đó là ai đến nay vẫn chưa xác định được.
Theo quan sát của chúng tôi, những mảnh nhũ đá được cho là có vàng, sau khi lấy ra ngoài phơi nắng thì chỉ thấy có đất màu mỡ gà bám vào, khi đập nhẹ thì bong ra nát vụn.
Đường lên hang vàng cheo leo, hiểm trở
Chỉ là tên địa danh
Ông Mai Văn Trí, phó Chủ tịch UBND xã Nga Giáp cho biết: Hang vàng chỉ đơn giản là tên một địa danh, có từ rất lâu đời. Về sau trong nhân dân cứ tung tin đồn là có vàng. Thành thử có thời gian, người tứ xứ đến xem chật kín chân núi Thung Nồi.
Những lời đồn đại trên núi có vàng đã gây ra một làn sóng tìm vàng rầm rộ. Điều này đã dẫn đến những hệ lụy đáng buồn. Đó là năm 2009 gia đình anh Nguyễn Văn Bình ở thôn Nội 1 đã leo lên hang để lấy nhũ đá, khi ra khỏi hang thì trời đã tối, anh Bình bị trượt chân rơi xuống cửa hang và chết. Ngay sau đó, người dân lại thổi phồng lên là có thần thánh… thành thử không còn ai dám vào hang vàng để cưa nhũ đá nữa. Thậm chí có trường hợp còn đem cả những nhũ đá đã cưa lên hang trả lại cho “thần”.
Cũng theo ông Trí, thì từ khi phát hiện “hang vàng” cũng chưa có một đoàn kiểm tra, khảo sát nào về để nghiên cứu, đánh giá xem liệu trong hang có vàng thật hay không. Bên cạnh đó, trong khu vực Thung Nồi từ trước đến nay người dân vẫn chưa đào được vàng. Xã cũng đã thành lập đoàn khảo sát vào hang kiểm tra, theo đánh giá của đoàn kiểm tra xã thì những nhũ đá lấp lánh trong hang không phải là vàng. Những luận cứ trên cho thấy việc nói trong hang có vàng chỉ là nhảm nhí và thổi phồng sự việc mà thôi.
Ông Trí cũng cho rằng, khả năng khai thác du lịch ở 3 hang vàng này rất ít. Bởi vì đường đi lại khó khăn. Đường lên núi đá quá nguy hiểm. Cửa hang quá chật chội, trong khi hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch…
Ngay sau khi người dân đổ xô đến núi Thung Nồi tìm vàng, UBND xã Nga Giáp đã phải cấm tất cả mọi hoạt động săn tìm cổ vật, cưa nhũ đá, hay đá tai mèo tại đây. Tuy nhiên vẫn có lác đác vài người đến lấy đá tai mèo về làm cảnh. Nhưng sau cái chết của anh Nguyễn Văn Bình ở cửa hang vàng thì không thấy có ai đến lấy đá làm cảnh nữa. UBND xã cũng sẽ xử lý tất cả những trường hợp khai thác đá lén lút tại địa bàn – ông Mai Văn Trí – Phó Chủ tịch UBND xã Nga Giáp cho biết.
Theo ANTD
Nghi lễ Then và Lồng Tồng thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Bộ VH-TT&DL vừa quyết định đưa Nghi lễ Then của dân tộc Tày ở Quảng Ninh, Lào Cai, Tuyên Quang và lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày ở Tuyên Quang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghi lễ Then là loại hình văn hóa đặc sắc của dân tộc Tày
Nghi lễ Then là một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của đồng bào dân tộc Tày. Có từ lâu đời, nghi lễ Then giúp con người định ra những giá trị đạo đức, thẩm mỹ và một số quy phạm trong lối sống, ứng xử, phản ánh muôn mặt của cuộc sống. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội "xuống đồng" của dân tộc Tày. Đây là lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ thần Nông, thần Thành Hoàng làng và thần bản địa của đồng bào dân tộc Tày đã có từ lâu đời, với mục đích tạ ơn thần thánh đã giúp cho mùa màng bội thu, cầu mong thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống của dân bản ấm no, tươi vui... Lễ hội Lồng Tồng diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng kéo dài đến đầu tháng Hai âm lịch hàng năm.
Ở Tuyên Quang, lễ hội Lồng Tồng được tổ chức quy mô, đậm nét nhất chủ yếu ở các xã của huyện Lâm Bình, Nà Hang và Chiêm Hóa. Hiện Sở VH-TT&DL tỉnh Tuyên Quang đang phối hợp với UBND các huyện xây dựng chương trình, kế hoạch để phục dựng và bảo tồn lễ hội Lồng Tồng cũng như nghi lễ Then tại các thôn bản, các xã, huyện đúng với truyền thống và theo nguyện vọng của người dân.
Theo ANTD
Nhiều doanh nghiệp thờ ơ trước tính mạng công nhân Sau 18 năm thực hiện pháp luật về ATVSLĐ, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) giảm nhưng số người bị nạn lại tăng cao, do chế tài và cơ chế còn nhiều bất cập và điều quan trọng nhất là nhiều người sử dụng LĐ vẫn chưa quan tâm tới sức khoẻ, tính mạng người LĐ. Bất kỳ loại hình DN nào...