Sự thật về dịch vụ bật khiên bảo vệ Facebook tại Việt Nam
Khiên bảo vệ ảnh đại diện là tính năng dành riêng cho thị trường Ấn Độ. Nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam đã bị lừa mua với giá hàng trăm nghìn đồng cùng nhiều rủi ro bảo mật.
Các bài đăng rao bán dịch vụ bảo mật Facebook xuất hiện từ lâu trên mạng xã hội này. Nổi bật trong số đó là dịch vụ bật khiên bảo vệ ảnh đại diện với giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.
“Khiên bảo vệ ảnh đại diện Facebook là một lá chắn (Profile Guard) giúp ảnh đại diện của bạn tránh bị trộm, download, cắt… Ngoài ra, không ai có thể chia sẻ, gắn thẻ của họ vào ảnh đại diện của bạn”, một bài rao bán dịch vụ “bật khiên” viết.
Giá cho dịch vụ mà người này đưa ra là 1 triệu đồng kèm với 200 lượt thích ảo mỗi ngày.
Ngoài ra, một số bên tự nhận làm dịch vụ bảo vệ tài khoản Facebook còn thần thánh tấm khiên này. Họ giới thiệu khi “bật khiên”, tài khoản của người dùng sẽ an toàn tuyệt đối, tránh bị hack, khóa…
Nhiều nghệ sĩ tại Việt Nam và người dùng cũng đang sử dụng dịch vụ này. Tuy nhiên, trái với chức năng bảo vệ, việc “bật khiên” có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ về bảo mật tài khoản.
Video đang HOT
Theo India Express, năm 2017, Facebook hợp tác với Trung tâm nghiên cứu xã hội Ki Awaaz phát triển tính năng Profile Guard nhằm ngăn chặn việc ảnh đại diện của phụ nữ Ấn Độ bị đánh cắp.
Tại Ấn Độ, thực trạng ảnh đại diện của nữ giới bị tải về và chia sẻ vào các chợ buôn người, trang dâm ở mức báo động. Chính vì vậy, Facebook ra mắt tính năng “bật khiên” nhằm chống lại việc tải ảnh, chụp màn hình trang cá nhân các tài khoản Facebook. Để bật bảo mật ảnh đại diện, tài khoản Facebook phải được tạo tại Ấn Độ.
Dịch vụ “bật khiên” có giá từ vài trăm đến cả triệu đồng.
Ở Việt Nam, khi người dùng muốn sử dụng dịch vụ “bật khiên”, họ phải cung cấp token.
Token là một đoạn mã được Facebook dùng để định danh một tài khoản cụ thể. Nó có thể thay mặt người dùng thực hiện nhiều tác vụ, không cần phải trực tiếp quản lý (không cần biết mật khẩu).
Như vậy, người dùng đã cấp quyền cho bên thứ ba đăng nhập tài khoản cá nhân tại Ấn Độ để “bật khiên”. Lợi dụng việc này, các bên cung cấp dịch vụ cũng “chôm” luôn token để “thay mặt” chủ tài khoản thích, chia sẻ, bình luận mà người dùng không hề hay biết. Những mã token này chủ yếu sử dụng cho dịch vụ buôn bán like ảo.
“Bật khiên không hề có tác dụng bảo mật hay ngăn chặn người khác tải ảnh đại diện. Trên giao diện máy tính, ảnh đại diện của người dùng vẫn dễ dàng được tải xuống”, Hữu Nhật, người làm dịch vụ Facebook lâu năm tại TP.HCM chia sẻ.
Theo Zing
Facebook chia sẻ cách tự triển khai hạ tầng cho các nhà cung cấp dịch vụ nội dung của Việt Nam
Giám đốc chiến lược Facebook đã chia sẻ với các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam về xu thế tự triển khai hạ tầng của các nhà cung cấp nội dung, việc xây dựng hạ tầng lưu trữ có lợi thế nào khi trải nghiệm người dùng các dịch vụ Facebook tại Việt Nam.
Ông Đặng Tùng Sơn, Phó Tổng giám đốc CMC Telecom chia sẻ về chiến lược của các ISP trước các công nghệ và xu thế và mô hình kết nối Internet mới.
Tại Chương trình gặp gỡ hội viên kỳ I/2019 của Hiệp hội Internet Việt Nam được tổ chức mới đây, đại diện các đơn vị VNNIC, Viettel Netwwork, CMC Telecom và Facebook đã chia sẻ các phương pháp tối ưu hóa chi phí và chất lượng dịch vụ nội dung số toàn cầu.
Đặc biệt tại buổi gặp mặt này có sự tham gia của ông Matt Jansen, Giám đốc chiến lược Facebook, ông đã chia sẻ với các thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam về xu thế tự triển khai hạ tầng của các nhà cung cấp nội dung, việc xây dựng hạ tầng lưu trữ có lợi thế nào khi trải nghiệm người dùng các dịch vụ Facebook tại Việt Nam.
Ông Matt Jansen cho biết, Facebook đang cung cấp 4 dịch thoại, video, chat, mạng tin tức trên cùng nền tảng mang đến sự thống nhất cho trải nghiệm của người dùng.
Để cung cấp nội dung cho khách hàng trên nền tảng lưu trữ sẽ đảm bảo mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, bởi vì dịch vụ lưu trữ sẽ giảm tải được lưu lượng trên mạng, giúp cho mạng chuyển tải không gặp vấn đề quá lớn khi cáp quang quốc tế gặp các sự cố chẳng hạn.
Những Internet Exchange đặt ở Hồng Kong hay Singapore, dữ liệu được đặt ở các Internet Exchange này và truyền về Việt Nam, nếu mạng Internet của các nhà mạng Việt Nam phù hợp với phương thức này, Facebook có thể cung cấp chính sách để tham gia vào hệ chuyển tải dữ liệu này.
Các ưu điểm của hệ thống lưu trữ đó là giảm thời gian trễ, giảm chi phí nhiều, không cần thuê lưu lượng trên các đường truyền cáp quang quốc tế, giảm sự ảnh hưởng khi có các sự cố không mong muốn xảy ra với đường truyền cáp quang này.
Tại buổi gặp mặt này, ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó giám đốc VNNIC cũng chia sẻ những điểm mới về khung pháp lý và tương lai của hoạt động kết nối và Internet Exchange tại Việt Nam. Theo ông Nguyễn Hồng Thắng việc kết nối Internet Exchange sẽ thay đổi hạ tầng về Internet hiện nay, bài toán kỹ thuật đơn giản hơn, chi phí giảm đi, tăng chất lượng, truy cập nhanh, tăng chất lượng nội dung cho người dùng.
Đại diện của Tổng công ty Viettel Network và CMC Telecom cũng chia sẻ những chiến lược của ISP trước các công nghệ, xu thế và mô hình kết nối Internet mới.
Việc Nam có tốc độ phát triển Internet nhanh thứ 5 châu Á, tốc độ truy nhập đạt 55%, hiện có khoảng 55 triệu thuê bao, tốc độ tăng trưởng Internet Việt Nam nhanh bắt đầu từ năm 2000, đứng thứ 75 trên thế giới.
Theo GenK
Facebook sẽ phân chia các dịch vụ của mình thành hai khu vực riêng biệt trong 5 năm tới. CEO facebook - Mark Zuckerberg lần đầu tiên tiết lộ kế hoạch chia tách các dịch vụ của Facebook trong một blog dài 3200 từ được đăng tải vào tháng trước Với mong muốn tạo ra hai không gian riêng biệt: một khu vực công cộng được ví von như "quảng trường thị trấn", và một khu vực riêng tư được mã hóa...