Sự thật về “dị nhân” 40 năm không ngủ ở Phú Thọ
Câu chuyện về người đàn ông 40 năm không ngủ ở Phú Thọ khiến người dân trong xóm, ngoài làng bàn tán xôn xao, chưa ai biết thực hư của sự việc.
Bà Doan nói việc ông Tuất không ngủ là không đúng sự thật. Ảnh Báo Phú Thọ.
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội đưa tin về một “ dị nhân” có khả năng đặc biệt, đó là đã 40 năm qua người này không ngủ. “Dị nhân” đó là ông Nguyễn Trọng Tuất (SN 1970, trú tại xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ).
Theo thông tin chia sẻ, năm 1982, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu thốn đủ bề, … người thiếu niên Nguyễn Trọng Tuất lúc ấy mới 12 tuổi rơi vào cùng quẫn. Những đêm dài triền miên, ông chẳng thể nào chợp mắt vì suy nghĩ, lo lắng cho gia đình.
Bố ốm, mẹ đau, để gánh vác gia đình, ông Tuất lao đầu vào công việc, làm hùng hục từ sáng tới đêm. Lúc người khác đi ngủ, ông vẫn làm không ngừng nghỉ chân tay.
Nhiều đêm ông đã cố gắng ngủ nhưng trằn trọc mãi rồi lại bật dậy. Tuy đã 40 năm không chợp mắt nhưng ông Tuất vẫn khoẻ mạnh và mấy chục năm qua chưa hề biết “nhức đầu, sổ mũi”, ốm đau là gì.
Những thông tin trên sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Ngay cả những người hàng xóm của gia đình ông Tuất cũng tỏ vẻ bất ngờ về khả năng “đặc biệt” của ông.
Để tìm hiểu sự thật về người đàn ông 40 năm không ngủ, giữa tháng 3/2022, chúng tôi đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Doan (vợ ông Tuất).
Video đang HOT
Khi chúng tôi hỏi về câu chuyện không ngủ của ông Tuất, bà Doan sửng sốt đáp: “Làm gì có chuyện đó, người ta đồn vớ đồn vẩn đấy, chả ngủ nhiều thì ngủ ít chứ không ngủ có mà chết.
Ban ngày ông nhà tôi đi làm, đào cây cảnh thuê cho người ta, không thì cũng ở nhà làm ruộng, làm việc tự do, tối về mệt thì phải ngủ chứ. Có điều là ông ấy ít ngủ thật, chứ bảo không ngủ là không đúng”, bà Doan nói.
Bà Doan cho biết thêm, thông tin ông Tuất không ngủ xuất hiện trên mạng xã hội là do một số người đi làm cùng ông Tuất thêu dệt lên.
Ông Tuất hằng ngày đi làm thuê hoặc quanh quẩn ở nhà làm ruộng, vườn. Ảnh Báo Phú Thọ.
“Mấy năm trước, ông nhà tôi đi làm cùng với người ta chục hôm, có thể lạ nhà ít ngủ nên người ta bịa ra nói ông ấy không ngủ. Tôi gặp người bịa ra câu chuyện ấy mắng cho một trận”, bà Doan chia sẻ.
Trao đổi thêm với PV, ông Lê Tuấn Dũng – Trưởng khu 6 (xã Trung Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cho hay, việc ông Tuất không ngủ thì ông cũng chỉ biết qua mạng xã hội chứ chưa chứng kiến tận mắt.
“Tôi nghe hàng xóm và anh em nhà người ta nói là không đúng sự thật nhưng vì mình không ở cùng, ngủ cùng người ta nên cũng không thể biết chính xác. Tuy nhiên, theo tôi việc 40 năm không ngủ là hơi khó tin”, ông Dũng chia sẻ.
Ông Dũng cho biết thêm, ở địa phương, gia đình ông Tuất, bà Doan sống hòa thuận với mọi người. Gia đình ông bà hoàn cảnh nhưng không đến nỗi khó khăn. Hai vợ chồng đi làm thuê, làm mướn và sống chủ yếu bằng nghề nông. Hai người con của ông bà, một người đến tuổi trưởng thành và cũng đi làm thuê, còn một người đang học cấp 2.
Loài cây thân như cột đình ra trái từng chùm, dân hái muối dưa, đã ai ăn chưa, chưa ăn thì lên đất Tổ
Phú Thọ từ lâu được coi là "thủ phủ" của cây cọ và là hình ảnh đặc trưng của làng quê, con người miền đất trung du.
Cây cọ có mặt hầu hết tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, tập trung nhiều ở các huyện Thanh Ba, Cẩm Khê, Hạ Hòa,...
Cùng với các lợi ích về mặt kinh tế từ lá, thân, quả cọ có thể chế biến ra nhiều món ăn đặc sản dân dã, mộc mạc. Một trong số đó chính là cọ muối dưa.
Quả cọ muối dưa ở Phú Thọ.
Cây cọ cho quả ngon phải là cây lâu năm, thân cây cao, có nhiều lá. Do đó, khi thu hoạch người dân phải dùng một cây sào dài để đập cho quả cọ rơi xuống đất.
Người dân sử dụng "tay cọ" chà sát vào quả để làm sạch vỏ quả cọ.
Rửa sạch, để ráo nước và bổ quả cọ làm hai phần.
Sau đó cho các gia vị như: Muối, đường,... vào trộn đều, để khoảng 3-4 tiếng cho cọ mềm là ăn được (khoảng 3-4 tiếng). Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi của cọ, thường ăn cùng cơm trắng rất ngon.
Phú Thọ: Cho "ăn" phân bón Lâm Thao, đào lên toàn củ cà rốt to đẹp, bán được giá Nhờ chuyển đổi một số diện tích các cây trồng truyền thống như lúa, ngô sang trồng cây cà rốt, kết hợp sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cân đối, hợp lý, nhiều hộ gia đình ở xã Chu Hoá (TP. Việt Trì - Phú Thọ) thu được hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Cho "ăn" phân bón Lâm Thao, đào...