Sự thật về “đả nữ” có tài bắt ma ở Hà Nội
Cô Đích gồng chân nhanh như cắt rồi quặp cổ một người phụ nữ cạnh đó lôi vào bằng chân. Vừa xoay người, cô vừa giẫm lên người phụ nữ kia khiến chị này xanh mặt.
Cô Đích nằm dài giữa sân, khua chân, quắp cổ người khác để bắt ma
Nghe người bạn nhắc mãi về “cao thủ” có biệt tài “bắt ma”, tôi hỏi địa chỉ và tìm đến để mục sở thị cho bằng được. “Nữ hoàng bắt ma” này tên Nguyễn Thị Đích (SN 1974, thôn Cốc Lương, xã Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội).
M ột ng ười có t ới 13 con ma?
Tới nhà bà Nguyễn Thị Đích (mọi người quen gọi cô Đích), cả đoạn cổng dài chật kín xe ô tô, taxi, xe máy và cả vài chiếc xe đạp cọc cạch. Ngay từ quán nước đầu ngõ, bà lão bán hàng biết chúng tôi có ý định vào nhà cô Đích thì nhắc ngay: “Để xe ngoài này tôi trông cho, vào trong chật lắm”.
Bà lão thu 5 nghìn đồng/xe máy và 10 nghìn đồng/ô tô. Rồi bà tiếp luôn: “Cô Đích giỏi lắm, muốn xem gì cũng được, cháu mua lễ luôn đi”, nói đoạn, bà lão lấy hộp bánh và thẻ hương cho vào túi. Bà bảo đặt thêm 50 nghìn đồng tiền kèm lễ rồi dặn tôi cách thức vào diện kiến “cao thủ bắt ma” có một không hai này.
Toàn bộ khoảng sân rộng nhà cô Đích có mái tôn được bố trí 15 chiếc ghế đá cho khách tứ xứ ngồi chờ. Bên trong gian chính của ngôi nhà, hương khói, các mâm lễ chật kín.
Ngay bậc sân, một xô đựng hoa hồng để bán cho người vào lễ với giá 10 nghìn đồng/bông. Những đồ lễ khác như bánh kẹo, bánh chưng, giò, hương, tiền vàng… được bán sẵn ngay tại nhà em ruột cô Đích ở kế bên. Khi chúng tôi bước vào thì đã có khoảng 50 người ngồi la liệt trên hè, ngoài sân và vây quanh chiếc bàn ghi tên mà cô Đích đang ngồi.
Một cảnh tượng hỗn độn, nhuốm màu mê tín tưởng chỉ có trên phim hiển hiện ngay trước mắt tôi. Cô Đích ngồi vắt chân chữ ngũ ở bàn ghi tên và xem bói.
Sau khi ghi tên, tuổi các thành viên trong gia đình và nguyện vọng vào một mảnh giấy, người nhà sẽ đặt lễ từ 20 – 50 nghìn đồng. Có người sau khi được cô xem cho, đã rút tờ 500 nghìn đồng dúi vào tay cô Đích để cảm ơn.
Trên hè, một người phụ nữ gầy còm, tóc buộc rối, có vẻ nghèo khó đang nằm oặt. Người trong gia đình thay phiên nhau giữ cho chị này ngồi dậy. Thi thoảng, anh chồng lại bắt vợ chắp tay, trừng mắt cho cô Đích xem bệnh tình.
Bị bắt làm các động tác khác nhau với vẻ khó nhọc, người phụ nữ gầy còm chỉ chực nằm oặt xuống nền. Tức mình, người chồng vạm vỡ lắc mạnh người, khiến đầu chị lắc lư như muốn gập hẳn ra phía sau. Gia đình vội vàng can ngăn thì anh chồng mới chịu buông tay.
Hỏi ra mới biết, đây là lần thứ hai chị này được đưa tới gặp cô Đích. Buổi đầu tiên cô Đích đã xem xét và phán trong người chị đang bị 13 con ma nhập vào, mỗi ngày, người nhà phải thuê taxi từ Bắc Giang tới nhà cô Đích vì chị này không đủ sức gượng dậy.
Trông dáng vẻ người phụ nữ như ốm lâu ngày, PV tỏ ý thắc mắc sao gia đình không cho chị nhập viện, anh chồng hùng hổ: “Đang có 13 con ma nhập, mới bắt được một con thôi, nhập viện sao được. Hôm qua không sao nhưng con ma hôm nay còn bị hôi miệng, thật không chịu nổi”.
Ngồi cạnh chị Dương Thị Lan (SN 1979, quê Bắc Giang), lân la hỏi chuyện tôi được biết chị đến đây từ 5h sáng xin cô Đích bắt ma để lấy được chồng.
Thấy tôi tỏ vẻ hoài nghi, Lan khẳng định: “Không bắt ma nên giờ chị vẫn chưa lấy được chồng đấy, ở làng chị có 4 chị em, sau khi đến nhờ cô bắt ma, cắt tiền duyên thì mới lấy chồng được”.
Được biết, cô Đích chỉ bắt ma vào buổi chiều, dù rất nhiều người đến từ mờ sáng nhưng cô chỉ xem gia thế, vận hạn, tình duyên, mồ mả, phần âm. Bà Lê Thị Tính (Phú Bình, Thái Nguyên) tỏ vẻ rành về giờ giấc của cô, nói xen vào: “Hôm nay còn ít người đấy, ngày lễ, ngày nghỉ thì có cả vài trăm người đến”.
Mỗi người đến đều mang một niềm hy vọng, có người đàn ông được cô Đích ghi cho vài chữ nguệch ngoạc về gia thế, vận hạn thì nâng niu như báu vật.
Gi ẫm, đ ạp, qu ắp c ổ đ ể… “b ắt ma”
Đúng 3h chiều, trên khoảng sân rộng, cô Đích sai các đệ tử trải một chiếc bạt rộng, 3 chiếc chiếu kín hết khoảng sân rồi nhắc những ai đến “bắt ma” ngồi vào đó. Cùng lúc, cô vẫn vắt chân chữ ngũ, vừa ghi ghi, chép chép vừa phán tình duyên, công danh sự nghiệp, vận hạn… cho người tứ xứ.
Video đang HOT
Đoạn, cô mang gói kẹo vừng vừa nhai giòn tan vừa chia cho những người đang co ro trên nền ghế đá lạnh chờ được đuổi ma.
Để “bắt ma”, cô Đích ngồi giữa sân khấn vái trong khi các đệ tử đã cận kề với các đồ lễ xung quanh. Khi cô nhắm mắt, một đệ tử ruột bảo hồn đã nhập vào cô. Cô Đích ngả người nằm dài rồi xoay thân hình thành vòng tròn, lúc lại giơ cao chân khua khoắng như người đang múa võ.
Thân hình đang nằm thượt, chợt cô Đích gồng chân nhanh như cắt rồi quặp cổ một người phụ nữ cạnh đó lôi vào. Rồi cô xoay người, giẫm đạp lên người phụ nữ khiến chị này sợ xanh mặt.
Đệ tử cô Đích nói liên hồi: “Xin cô tha cho đi”. Người phụ nữ chắp tay vái liên hồi, sau khi chị này bỏ vài chục nghìn đồng vào mâm lễ thì coi như màn bắt ma đã xong.
Đoạn, cô Đích nằm bất động, tiếp sau cô trừng mắt, hai tay vồ lấy hai vai áo của hai người khác, đó là một thiếu nữ trẻ và một bà lão tuổi thất thập rồi giật phăng làm họ ngã dúi dụi trên nền. Trông “cao thủ đuổi tà” này chẳng khác nào một đô vật.
Thi thoảng, cô lại liếc mắt nhìn xung quanh rồi lảm nhảm. Người nào chẳng may đứng gần sẽ “ăn” phải những cú đạp đau điếng của “nữ hoàng bắt ma” này. Cô Đích dùng ngón tay làm vẻ viết gì đó, đệ tử biết ý đưa một cây viết và tập giấy trắng, “cao thủ bắt ma” này vừa nằm vừa hí hoáy viết 1 hàng chữ theo chiều dọc không ra ta cũng chẳng phải tàu.
Mọi người vẫn xì xụp vái lạy. Hết lượt người này đến người khác cứ nối tiếp nhau, cô Đích không ngừng trợn mắt, nói luyên thuyên rồi bất ngờ tung những cú đạp mạnh vào những người có ma ám ngồi quanh chiếu.
Không khó để nhận ra có sự kết hợp ăn ý của “cao thủ bắt ma” và hai đệ tử ruột, chỉ trong nháy mắt, hơn hai chục người được bắt ma, mỗi người sẽ mất chi phí từ 50 – 150 nghìn đồng, chưa kể tiền mua hoa, tiền xem đường âm…
Một điều dễ nhận thấy là đối tượng được cô Đích dùng chân giẫm đạp đều là phụ nữ gầy yếu, cánh đàn ông đến bắt ma chỉ ngồi như phỗng, khi cô chỉ tay thì mang tiền, lễ vào là xong.
Cứ thế, hễ tay cô Đích dừng ở người nào là lập tức, cánh đệ tử nhanh như cắt bảo cô thiếu tiền, thiếu nước, rượu…
Một đệ tử khác chuẩn bị một làn lớn tiền vàng, bánh kẹo nhét vào tay người nhà để đưa tay cho cô Đích rồi thu tiền với giá gấp nhiều lần bên ngoài. Một xấp tiền vàng lèo tèo vài tờ được tính giá 10 nghìn đồng.
Cô Đích đưa ra giá rất rõ ràng, bắt ma thường là 30 nghìn đồng, ma tàu 50 nghìn đồng, cộng với chừng 50 – 100 nghìn tiền đồ lễ/người, chưa kể gia đình nào được cô Đích nhắc lễ phải có bánh chưng, giò, tiền lễ cao thì khoản tiền tiêu tốn đến cả vài trăm nghìn đồng.
Ông Nguyễn Thành Đảng, phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng.
Chính quy ền không kh ẳng đ ịnh đó là mê tín?
Một vấn đề tưởng như là nghịch lý khi PV có dịp trao đổi với lãnh đạo xã Tân Hưng bởi phía chính quyền không hề cho đó là mê tín dị đoan.
Bà Nguyễn Thị Đích hành nghề gần 5 năm, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe, từ xe đạp, xế cà tàng cho đến ô tô xịn xếp hàng dài ở cổng nhưng khi PV hỏi đó có phải là mê tín dị đoan, ông Nguyễn Thành Đảng, phó chủ tịch UBND xã Tân Hưng lại tránh trả lời thẳng vấn đề.
“Muốn biết mê tín dị đoan hay không thì huyện, thành phố phải vào cuộc. Phía xã chỉ có thể gọi lên giáo dục, nhắc nhở, tuyên truyền. Khi bị gọi lên xã, người ta bảo không mê tín, chỉ làm phúc”, ông Đảng nói.
Tuy nhiên, khi PV khẳng định, ngay lúc đó, nếu xã cử người tới nhà bà Đích có thể tận mắt chứng kiến việc hành nghề mê tín thì ông Đảng lảng sang chuyện khác.
Đáng ngạc nhiên hơn là đoạn đường từ nhà bà Đích tới UBND xã không quá xa. Theo lời phó chủ tịch Nguyễn Thành Đảng, xã đã cử người đến gác ở cổng nhà bà Đích song chỉ làm được ban ngày và làm trong một thời gian ngắn. Vì người từ tỉnh khác đến vào ban đêm và do kinh phí có hạn nên chính quyền địa phương cũng bất lực.
Ngồi trên những chiếc ghế đá, co ro trong chiếc áo rét mỏng, người phụ nữ tên Hoa quê ở Bắc Giang tỏ vẻ lo sợ vì đến từ 5h sáng nhưng vẫn chưa được cô Đích bắt ma cho.
Chị e dè: “Chắc em phải chạy xe về, sáng mai qua sớm”. Xung quanh sân, cả đám người xúm quanh cô Đích sau khi “hồn” nhập trong người cô đi mất để nắn bóp chân tay, vai cho cô đỡ mệt. Người thì đốt hương khấn vái xì xụp bên trong nhà, người thì quỳ ngay tại sân, người vật vã, có gia đình lại dìu người nhà đang bệnh ra taxi để về rồi mai lại tới.
Đệ tử của cô Đích phân trần, trước đây những người có nhiều ma có thể trú tạm qua đêm nhưng giờ không được. Anh Nguyễn Văn Hùng quê ở Bắc Giang đã đến lần thứ hai để nhờ bắt ma, khi được hỏi cô Đích có bắt ma được như lời đồn, anh khẳng định: “Cô Đích bắt ma giỏi lắm, vợ tôi không còn bị con ma ám ảnh nữa, giờ tươi tỉnh hẳn, nay tôi đi xem cho cậu em trai”.
Chứng kiến cả quy trình bắt ma của cô Đích, tôi vẫn không lý giải được vì sao có quá nhiều người tin đến vậy. Có chăng, đó chỉ là sự trấn an về tâm lý như lời anh Hùng nói.
Hay như niềm tin sẽ lấy được chồng sau khi được thầy “đuổi ma” của chị Dương Thị Lan… Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần cương quyết hơn nữa để chấm dứt tình trạng hành nghề mê tín dị đoan kéo dài gần 5 năm qua.
Theo xahoi
Giật mình làng ung thư giữa lòng Hà Nội
Mỗi năm, nơi đây có hàng chục người mắc và chết vì bệnh ung thư, đa phần trong số đó là những người đang ở độ tuổi lao động và là trụ cột của gia đình.
Anh Lê Văn Minh đang trò chuyện với PV về bệnh tật
Khi họ mắc bệnh, kinh tế gia đình trước đây đã khó khăn nay càng bần cùng hơn, vì những khoản nợ chồng chất trong quá trình điều trị bệnh.
Thế nhưng, điều người dân hoang mang, lo lắng ở chỗ, với số lượng nhiều người mắc và chết vì bệnh ung thư như vậy, nhưng không hiểu sao các ngành chức năng vẫn chưa vào cuộc nhằm xác định rõ nguyên nhân gây nên căn bệnh quái ác này?
Xã có kho ảng 200 ng ười ch ết vì ung th ư
Chúng tôi tìm về xã Phú Châu (huyện Ba Vì, Hà Nội) vào những ngày cuối năm. Trái ngược với không khí nơi phố phường nhộn nhịp mừng lễ giáng sinh và chào đón năm mới, nơi đây bao trùm không khí trĩu nặng, đau buồn.
Vùng quê vốn yên bình là vậy nhưng khoảng vài năm trở lại đây bỗng "dậy sóng". Họ không tin và cũng không hiểu nguyên nhân vì đâu mà số lượng người mắc và chết vì bệnh ung thư nhiều đến vậy.
Thậm chí, một số người lớn tuổi trong xã tỏ ra lo lắng bằng câu nói cửa miệng: "Chẳng biết thế nào, hôm nay sống bình thường khoẻ mạnh thế này, mai đi khám bệnh mới hay mình mắc, bị bệnh ung thư từ lâu, tóm lại sống chết có số cả rồi!". Nhiều gia đình kinh tế khá giả còn đỡ, chứ những nhà nghèo mắc bệnh chỉ biết nằm nhà chờ chết mà thôi?!
Trong căn nhà mái ngói chỗ đỏ, chỗ đen cùng với lớp vôi vữa đã ngả màu theo thời gian, anh Lê Văn Minh (SN 1966, trú tại xóm 3, thôn Phong Châu, xã Phú Châu) cố gắng gượng dậy khỏi giường, ra ghế ngồi uống nước tiếp chúng tôi.
Anh cho biết: "Cách đây hơn một năm, tôi đi mổ sỏi mật ở bệnh viện Việt - Đức. Trong quá trình mổ, người ta đã cắt túi mật để điều trị cho tôi. Những tưởng sau lần cắt túi mật đó, sức khoẻ sẽ dần hồi phục để có thể về nhà làm ăn, gánh vác trọng trách cho gia đình, nào ngờ chưa đầy một năm sau, tôi lại bị đau dạ dày, viêm đại tràng.
Qua theo dõi thấy người luôn trong trạng thái mỏi mệt, sức khoẻ suy giảm một cách nhanh chóng, vợ tôi lại vội vàng khăn gói cùng chồng xuống dưới bệnh viện 19/8 của bộ Công an thăm khám, điều trị bệnh.
Khi làm xét nghiệm máu, siêu âm và các loại chiếu chụp, các bác sĩ ở đây kết luận tôi bị xơ gan và bị di căn đường mật, trong ổ bụng có nhiều ổ dịch tự do và nhiều hạnh mạc treo".
Cũng theo anh Minh, điều trị bệnh được khoảng 20 ngày thấy bệnh không biến chuyển nên anh xin về nhà mua thuốc lá nam uống, đến nay uống được hơn một tháng nhưng bệnh tình cũng không chuyển biến là mấy.
Không giấu được nước mắt, chị Ngô Thị Thuỷ (vợ anh Minh) tâm sự, do kinh tế của gia đình rất khó khăn nên tôi chỉ biết trông chờ và hy vọng vào việc điều trị thuốc nam, chứ chẳng có điều kiện nào khác để có thể chữa trị cho anh Minh bằng thuốc tây.
"Trước đây, tôi còn đi làm phụ xây, thêm nghề làm nón để góp thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình nhưng kể từ khi anh Minh đổ bệnh đến nay, tôi đành phải ở nhà chăm sóc chồng.
Ở nhà, nhưng hàng ngày tôi vẫn phải xoay sở để lo lắng cho gia đình, nhất là bố anh Minh, năm nay ông đã 86 tuổi. Quả thật cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn. Chính vì vậy mà gia đình tôi mãi vẫn chưa thể thoát được hộ nghèo trong xã.
Mọi chi phí chữa bệnh cho chồng đều phải vay mượn của ngân hàng, người thân bạn bè, lên đến hàng chục triệu đồng rồi mà không biết đến bao giờ mới có thể trả nổi", chị Thuỷ rơm rớm nước mắt nói.
Tương tự anh Minh là trường hợp của chị Đỗ Thị Hà (SN 1986, trú tại xóm 10, thôn Phú Xuyên, xã Phú Châu). Chị Hà cho biết: Cách đây gần một năm, khi sinh đứa con thứ 2 được một thời gian, tôi mới phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư (ung thư ca đại tràng, di căn vào xương).
Khi biết mình bị bệnh, lo sợ ảnh hưởng đến con nên chị Hà đành cai sữa, không cho con bú mà để con uống sữa ngoài. Đồng thời, chị Hà cũng xuống bệnh viện Bạch Mai nằm điều trị và truyền hoá chất.
Đến nay, chị đã truyền được 7 lần nhưng chuyển biến bệnh cũng không có gì khả quan. Trong khi đó, hai đứa con nhỏ chị đành phải nhờ hết vào ông bà nội trông nom, kinh tế ngày càng kiệt quệ.
Ven bờ sông Hồng ở xã Phú Châu, huyện Ba Vì
C ần s ớm xác đ ịnh căn nguyên gây b ệnh?
Đề cập tới trường hợp chị Đỗ Thị Hà, bà Nguyễn Thị Thân (xóm trưởng xóm 10, thôn Phú Xuyên) cho biết: "Trường hợp cháu Hà thật thương tâm, hai con còn nhỏ nhưng đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Mọi chi phí thuốc men, truyền hoá chất đến nay đã xấp xỉ gần 200 triệu đồng nhưng gia đình cháu quá nghèo không biết xoay sở ở đâu ngoài vay ngân hàng để đi chữa bệnh.
Vừa rồi, chúng tôi cũng đã làm danh sách hộ nghèo, đề xuất cho cháu Hà hưởng chế độ bảo hiểm y tế và phía bảo hiểm đã đồng ý cho cháu được hưởng chế độ bắt đầu từ năm 2013".
Cũng theo bà Thân, để hỗ trợ gia đình chị Hà chữa bệnh, một số tổ chức, hội như hội Phụ nữ xã, thôn, hội Cựu chiến binh xã, Quỹ hỗ trợ người nghèo xã, mỗi hội đã ủng hộ cháu 300.000 đồng nhằm chia sẻ với gia đình để điều trị bệnh.
Bà Thân cũng cho biết thêm, không hiểu sao, những người mắc bệnh ung thư trong thôn, trong xã lại nhiều như vậy. Nguyên nhân từ đâu, người dân không được biết nhưng những hôm gió nồm y như rằng, người dân sẽ phải hứng chịu mùi hoá chất, giống như mùi thuốc trừ sâu từ bên Phú Thọ đưa sang, nồng nặc.
Khi gặp mùi hoá chất này, người lớn cũng bị hắt hơi, sổ mũi, lăn ra ốm, chứ huống gì là người già hay trẻ con. Điều thật lạ ở chỗ, tình trạng này đã xảy ra nhiều năm nhưng các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành y tế chưa thấy vào cuộc nhằm khảo sát, nghiên cứu để bảo vệ sức khoẻ người dân trên địa bàn?!
Ông Dương Văn Hoà, chủ tịch UBND xã Phú Châu cho biết: "Môi trường sống của xã so với các địa phương khác không có gì khác biệt. Tuy nhiên, không hiểu sao thời gian gần đây, số người mắc bệnh ung thư lại cao như vậy.
Chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, xã đã có khoảng 200 người chết vì ung thư, trong đó đều đang ở độ tuổi lao động, lứa tuổi từ 35 - 40 tuổi và trải đều ở 17 xóm trong xã.
Hiện tại, chúng tôi nghi ngờ do nguồn nước và nguồn không khí bị ô nhiễm. Riêng về không khí, chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề của sự tác động từ phía nhà máy hoá chất Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), đặc biệt là những hôm thay đổi thời tiết, trời trở gió".
Ông Hoà cũng cho biết thêm, trước thực trạng bệnh tật của người dân như vậy, chính quyền xã đã phản ánh với HĐND huyện qua các lần tiếp xúc cử tri và HĐND huyện cũng đã có ý kiến bằng văn bản gửi lên thành phố nhưng đến nay vẫn chưa có hồi âm về vụ việc?!
Nhiều ca bệnh thương tâm
Ông Nguyễn Công Sửu, trạm trưởng trạm Y tế xã Phú Châu, cho biết: Chưa có nghiên cứu cụ thể nào về tình hình bệnh tật trên địa bàn xã nhưng qua thống kê sơ bộ, xã có từ 20 - 30 người mắc bệnh ung thư và tử vong hàng năm.
Trong đó, chủ yếu là ung thư phổi, dạ dày, vòm họng và máu. Đây thực sự là nỗi ám ảnh đối với người dân địa phương. Y tế địa phương cũng đã tích cực tuyên truyền để người dân trong xã hiểu về bệnh, phòng tránh bệnh tật, thế nhưng vẫn rất nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo.
Có người bị bệnh nhưng không đi khám, chữa nên y tế cũng đành chịu. Nhiều người mắc bệnh nặng rồi mới đi khám, lúc đó không còn khả năng cứu chữa, rất thương tâm.
Theo xahoi
Sống "ký sinh" bệnh viện Kỳ 3: Nạn móc ngoặc nuôi dưỡng cò mồi Đổ lỗi cho nạn cò mồi tại các bệnh viện, phần lớn người ta hay viện ra những lý do muôn thuở: Quá tải. "Cò" thường xuyên trà trộn vào bệnh nhân tại cổng BV Mắt Trung ương Tuy nhiên, với những người làm công tác đảm bảo an ninh trật tự, câu chuyện này lại được nhìn nhận dưới góc độ khác....