Sự thật về con heo kỳ dị chỉ ăn bánh Tây và uống trà
Người dân đồn chú heo biết nói, hút thuốc lá như người. Đặc biệt là heo không chịu ăn cám, chỉ ăn bánh Tây và uống trà đường…
Con heo bình thường được cho là biết nói, hút thuốc và có hành động y như con người.
Nhiều người khẳng định, ông cụ 78 tuổi, đã chết 8 năm trước đã hóa thân thành chú heo này!
Những giấc mộng kỳ lạ
Mấy ngày qua, rất đông người dân miền Tây đổ xô về xã vùng sâu Vĩnh Chánh ( huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) để xem con heo lạ. Câu chuyện bắt đầu từ những giấc mộng kỳ quặc của vợ chồng anh Võ Thành Đẫm (tên thường gọi là Út (43 tuổi) và chị Dương Thị Chơn ở ấp Đông An, xã Vĩnh Chánh.
Anh Đẫm kể, đêm đó anh nằm chiêm bao thấy cha anh báo mộng. Ông là Võ Văn Minh, đã chết cách nay 8 năm, khi 78 tuổi, do bệnh tai biến.
Trong giấc mơ đầu tiên vào đêm 21/10/2013, ba anh Đẫm hiện về, kêu: “Út ơi! Ba chết rồi, đầu thai thành con heo ở xóm ngoài. Trước mũi “của ba” có 2 lằn rạch xuống, đó chính là… râu của ba. Còn ở đùi sau có 1 cái đém đen. Khi nào tới chuồng, thì ba nhảy lên mừng con”. Sáng ra, anh Đẫm đem giấc mộng kể cho vợ nghe, thì bị vợ kêu là mê tín, không tin.
6 ngày sau, anh Đẫm lại được cha báo mộng y hệt lần trước. Anh cũng không nghĩ nhiều tới giấc mơ bởi cả ngày phải lo làm thuê kiếm sống. Nhà anh thuộc diện hộ nghèo, có 2 đứa con lại bị thiểu năng.
20 ngày sau khi cha báo mộng lần thứ 2, anh Đẫm lại tiếp tục thấy ba về báo mộng. “Ổng nói: “ Sao ba báo cho con 2 lần mà con không đi tìm ba? Ba buồn, ba bỏ ăn nên bị người ta… đè ra chích thuốc”. Vài ngày sau thì ba tui về báo mộng lần cuối. Ổng nói, sao mầy lo nhậu say xỉn hoài mà không đi tìm ba? Rồi đêm 22/11, ba tui lại về báo mộng cho bà xã tui. Ổng nói: “Vợ thằng Út ơi! Đi tìm ba đi. Ba khổ lắm, ba trông đợi lắm!”. Nghe vậy, bà xã khuyên kêu tui đi kiếm con heo. Nhưng tui nói bà đi thì đi, tui bận đi làm mướn. Sáng hôm sau thì tui đi làm hồ và vợ tui thì âm thầm đi tìm… “ông già”, anh Đẫm kể.
Sáng 23/11, vợ anh Đẫm bơi xuồng đi tới cái xóm có nhiều người nuôi heo. Khi vợ anh dò hỏi về chuồng heo như được bố chồng mô tả trong giấc mơ, một người dân tại đây đã chỉ tới chuồng nuôi heo của chị Lê Mỹ Hạnh.
Trình bày xong với chủ nhà, vợ anh Đẫm liền đi ngay ra chuồng và bất ngờ thấy trong bầy có 1 con heo hình thù y như ông già tả trong giấc chiêm bao.
“Bà xã tui kể lại sự tình và hỏi mua con heo đó, thì người ta chịu bán với giá 2,5 triệu đồng. Con heo nặng chừng 30kg và là dạng heo bò, có lông màu vàng và nhiều đốm đen. Một điều hết sức lạ là khi gặp bà xã thì con heo liền mừng, nó nhảy lên đưa 2 chân trước. Rồi 2 lỗ tai nó ngoắc ngoắc. Khi đưa con heo lên xe chở về nhà thì nó ngồi êm ru như người ta ngồi xe vậy”, anh Đẫm nói.
Video đang HOT
Anh Đẫm bên chỗ con heo được xem như cha mình nằm ngủ, có mùng, chiếu giăng cho heo ngủ đàng hoàng trong buồng nhà anh.
Kẻ tin, người ngờ vực
Chừng 2h sau khi con heo được chở về nhà anh Đẫm, nhiều người kéo tới xem. Khi đem heo thả trước sân thì nó không dám vô nhà. Anh Đẫm ngẫm nghĩ có lẽ là mình quên trình Cửu huyền thất Tổ nên đốt nhang cúng. Cúng xong, anh ra sân nói: “Ba ơi, con trình Cửu huyền rồi, ba vô đi”. Lập tức con heo phóng lên cửa và chạy tuốt ra sau buồng.
“Lúc người ta tới coi đông quá, tui nói: “Ba ơi, ra chào bà con đi”, thì ổng chạy ra ủi ủi vô giò nhiều người. Hễ tui kêu ổng đi đâu là ổng đi đó”, anh Đẫm kể lại.
Bà Phan Thị Sữa – nhà ở thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn), nghe tin nên đến coi. Bà khẳng định chuyện anh Đẫm thả con heo ra sân nhưng con heo không chịu vào nhà. Sau khi thấy anh Đẫm cúng vái thì kêu con heo liền chạy vô nhà. Chính bà cũng lấy làm lạ về chuyện này nhưng không lý giải được.
Anh Đẫm đinh ninh con heo chính là cha mình hóa kiếp, nên anh không dám mua cám cho ăn. Ngày mới đem heo về nhà, anh nấu cháo tàu hũ (đậu phụ) thì heo ăn chỉ 1 chén là ngưng. Mấy ngày sau, anh ngồi chơi, tiện tay thẩy bánh tây ra sân thử thì con heo chạy tới ăn ngấu nghiến.
“1 ngày “ổng” ăn hết 1kg bánh. Rồi tui pha nước trà đường cho “ổng” uống. Trong chiêm bao, ba tui kêu khi bắt ổng về thì cầu nguyện 3 ngày, rồi giết ổng đi, để ổng siêu thoát. Nhưng con heo là… cha tui nên tui đâu lỡ giết. Công an xã biết chuyện mời vợ chồng tui lên làm cam kết, không được tuyên truyền mê tín dị đoan và kêu tui phải dời con heo đi chỗ khác. Sáng nay tui đã chở con heo đi gởi chỗ khác rồi”, ngày 27/11, anh Đẫm chia sẻ với PV.
Ngày 27/11, anh Đẫm đã mang con heo lạ đi giấu chỗ khác nhưng nhiều người vẫn tới nhà anh kiếm coi heo và ngồi bàn tán chuyện.
Câu chuyện ly kỳ về con heo lạ lan nhanh. Dân từ các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, TP.HCM… kéo đến nhà anh Đẫm coi heo cả ngày lẫn đêm.
“Họ còn đồn rằng con heo của tui biết nói, biết hút thuốc lá như con người. Nhưng tui khẳng định hoàn toàn không có chuyện đó. Chỉ vợ chồng tui nằm mộng rồi đi tìm được con heo y như vậy nên tin đó là ba tui thôi. Chứ tui thấy hình dạng con heo bình thường. Chỉ có cử chỉ và hành động hơi lạ, là tui kêu gì làm nấy thôi. Khi tui giăng mùng cho heo ngủ thì cả đêm nó không đái, ỉa gì trong nhà”, anh Đẫm bộc bạch.
Bà Phạm Thị Cúc (68 tuổi, mẹ ruột chị Hạnh – người chủ con heo đã bán cho anh Đẫm) kể: “Con Hạnh nuôi heo nái để đẻ rồi bắt con nuôi lớn, dành bán heo thịt. Hồi đó tới giờ nó không bán heo con. Nhưng hơn 3 tháng trước, trong bầy heo 7 con vừa đẻ thì có 1 con lạ. Nó cứ hay nằm buồn buồn. Thấy vậy, con Hạnh mới sợ nó bệnh nên kêu thú y tới chích thuốc (anh Đẫm nằm mộng cũng được cha báo vụ chích thuốc này – PV). Khi nó nặng gần 30kg thì tường của cái chuồng cao hơn 1 thước mà heo cứ phóng ra ngoài, nên con Hạnh ghét.
Con Hạnh nói, mặc kệ mầy, mầy phóng ra cho muỗi cắn chết luôn. Vậy rồi cứ tới khuya thì con Hạnh thấy nó phóng vô chuồng trở lại. Trong khi cả bầy thì 6 con kia không con nào phóng ra được. Thấy con heo lạ, nên con Hạnh gọi nó là… cóc tinh. Trong đời tui mới thấy con heo lạ như vậy”.
Trụ trì Chùa Phước Ân gần nhà anh Đẫm – Thích Nữ Như Hoa, cho biết, bà có nghe chuyện con heo ở nhà anh Đẫm. Anh Đẫm cũng từng tới nhờ nhà chùa cầu siêu cho con heo, nhưng nhà chùa chưa tới. Theo kinh Phật nói về Luật Nhân – Quả thì những ai ở đời này ăn ở thiếu đạo đức, đời sau sẽ đầu thai thành những con súc vật. Nhưng từng tuổi này, bà Hoa cũng chưa thấy trên thực tế có chuyện như kinh giảng nói. Chính bà cũng không tin đó là sự thật, bởi câu chuyện kể ra quá mơ hồ.
Chỉ là đồn nhảm! Ngày 27/11, ông Trần Văn Nghét, Phó Công an xã Vĩnh Chánh, khẳng định: “Vụ con heo đồn là người đầu thai thành” chỉ là chuyện bịa đặt. Đó chỉ là con heo bình thường, bị bỏ đói thì cho thứ gì mà nó hổng ăn. Thấy vậy, cấp trên chỉ đạo chúng tôi đề nghị anh Đẫm dời con heo đi chỗ khác. Bây giờ thì nhà anh Đẫm không còn nhiều người tới coi heo nữa. Đó chỉ là tin đồn nhảm. Sự thật không hề có con heo biết nói, biết hút thuốc hay lạ lẫm gì”.
Theo Xahoi
Bi hài đồng cốt
Hầu đồng, vốn là một nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có từ rất lâu đời. Tuy nhiên, gần đây, hầu đồng đã bị biến tướng và mang màu sắc mê tín.
Lễ hầu đồng thường rất tốn kém
Những người tự xưng là "đồng cô", "đồng cậu" đã biến nó thành một thế giới rộn ràng tiếng nhạc, nỉ non lời hát văn, nghi ngút khói hương và ngùn ngụt những đàn đại mã bị hóa thành tro; thế giới của những đền, những phủ, những mê muội của những con nhang, đệ tử trong các buổi hầu đồng, khấn bóng. Lao vào thế giới đó, ngoài những người làm ăn buôn bán, còn có cả những người được gọi là trí thức...
Giang hồ gác kiếm làm... "thầy"
Nguyễn Văn H (SN 1977, ở Từ Liêm, Hà Nội) là con út trong một gia đình có 6 anh em. Thời thanh niên, H đã từng là một trong những tay anh chị có tiếng ở ga Trần Quý Cáp. Dưới trướng hắn, lúc nào cũng có đến vài chục đàn em mặt mày bặm trợn, sẵn sàng phục vụ. Ai cũng nghĩ cả đời hắn sẽ gắn với kiếp lưu manh chuyên nghiệp. Nhưng một điều bất ngờ đã xảy ra mà ngay cả hắn và gia đình cũng không nghĩ tới. Đó là chuyện hắn "rửa tay, gác kiếm" để đi theo đường tu hành. Tất cả bắt đầu từ lần hắn mua vé tàu hộ một nhà sư vào Huế.
Chả hiểu sau lần gặp gỡ đó, hắn được nhà sư giác ngộ pháp thế nào, mà chỉ biết là vài tháng sau, hắn đã có mặt trên chuyến tàu từ Hà Nội vào Huế để "tầm sư học đạo". Trải qua 8 năm ăn chay, niệm Phật, thấy mình vẫn không thể rũ bỏ bụi đời, hắn chắc mẩm mình không có duyên với Phật. Sau đó, chính nhà sư nhận hắn vào chùa đã cho hắn tiền để trở lại Hà Nội.
Về nhà một thời gian, rồi chỉ qua một giấc mơ, thế là ngày hôm sau, hắn tìm đến đền Ghềnh, Gia Lâm. Khi lễ xong, hắn được ông đồng già ở đây đồng ý cho hắn làm chấp tác, thay hương, dầu trong đền. Cũng không hiểu tại sao 8 năm tu hành vào tận xứ Huế, hắn chẳng thể nào nhớ nổi một trang kinh Phật, nhưng mới làm chấp tác tại đền Ghềnh vài ngày, hắn đã thuộc làu làu các vị thánh, ông hoàng, bà chúa.
Chỉ ít ngày sau, hắn được ông "thầy" già truyền cho cách mở phủ, lập điện. Như có Thánh giáng, ông Hoàng nhập, H nhảy đồng lập phủ trôi chảy, khéo léo đến khó tin. Cho tới bây giờ, mới gần 40 tuổi mà H đã là thầy đồng nổi tiếng trong giới đồng bóng khắp trong Nam ngoài Bắc.
Trừ khi ngồi đồng lúc "Thánh giáng", còn ở ngoài đời, không ai có thể đoán được tuổi của người đàn ông tự nhận là "cô" này. Quần áo đồ hiệu chính cống, nhẫn vàng đeo đầy tay, móng tay lúc nào cũng được sơn sửa một cách điệu đà, kỹ càng, và tất nhiên, điện thoại "cô" dùng cũng phải là đời cao, gọi không tiếc tiền. Mới chỉ mỗi việc sắp lịch và đi dự những buổi hầu của các đồng trẻ thôi cũng đủ làm "cô H" bận rộn đêm ngày.
Hầu đồng đã có từ rất lâu đời
Tuy ít hơn "cô H" một tuổi, nhưng cũng nổi tiếng không kém về tài mát tay mở phủ, kêu thay, cầu đỡ với những động tác nhảy đồng dẻo không ngờ, đó là "Thịnh mát" ở Thanh Xuân, Hà Nội. Không giống như "cô H", phải đến lúc thanh niên mới phát hiện ra mình có căn, có quả mới quyết định đi theo Thánh, mà theo lời mẹ của "Thịnh mát" thì lúc mới 6 tuổi, thằng bé Thịnh - con trai thứ 3 trong gia đình bà đã lấy vỏ bao hương để ngậm cho môi đỏ. Lúc đầu, bà chỉ nghĩ đó là chuyện của trẻ con. Nhưng càng ngày, bà càng thấy con trai mình không như những bé trai cùng phố. Thịnh chỉ thích chơi những trò cùng con gái như nhảy dây, bán đồ hàng, đặc biệt là Thịnh rất thích búp bê. Điều làm bà bàng hoàng nhất là khi bà phát hiện ra trong người thằng con trai của mình lúc 16 tuổi có một bộ đồ của phụ nữ. Vừa xấu hổ, hoang mang, vừa thương con, bà và những người anh của Thịnh đã khuyên răn, kể cả đánh đập cậu. Sau một thời gian thấy không có kết quả gì, bà đành phải nuốt nước mắt chiều lòng con, để cho nó theo nghề đồng bóng. Bà tự an ủi mình rằng "nó bị như vậy cũng là gánh quả kiếp cho cả nhà rồi!"
Bây giờ, ngay tại tầng 3 của nhà bà là một gian điện thờ tam tòa tứ phủ khá to đẹp và sạch sẽ do con trai bà là "cô Thịnh" ngày ngày đèn nhang, hương nến. Hiện tại, thu nhập của cả gia đình bà trông cả vào lộc thánh của "cô". Sau một thời gian dài kỳ thị, nay những người sống ở gần đó, từ người già đến trẻ con, đều gọi người đàn ông gần 40 tuổi có dáng đi nhẹ nhàng, giọng nói khó phân biệt là giọng nam hay nữ bằng "cô". Nếu có ai lỡ mồm gọi bằng bác, chú, hay anh thì thế nào cũng bị "cô Thịnh" té tát cho một trận nhớ đến già.
"Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay"!
Nếu không tận mắt chứng kiến một buổi hầu đồng mở phủ thì không ai có thể tưởng tượng hay tin được rằng: Để có được một buổi hầu đồng hoàn hảo, khổ chủ phải bỏ ra bao nhiêu tiền mua mã, sắm lễ, trang bị quần áo, thuê phường hát văn. Tuy đã chuẩn bị sẵn tinh thần, nhưng chúng tôi cũng không thể nghĩ được rằng, một buổi hầu đồng lại quy mô và kéo dài đến như vậy. Giới hầu đồng vẫn có câu "tuỳ tiền biện lễ" và phải chứng kiến tận mắt mới hiểu được sự vô cùng trong giới này.
Thông thường, để chuẩn bị được một buổi hầu đồng ở nhà "cô Thịnh" hoặc "cô H" thì trước đó một tuần, các thợ mã chuyên nghiệp đã phải đến đây tập kết nguyên vật liệu để làm một đàn đại mã, có tên Long Tu Phượng Mã. Long Tu Phượng Mã bao gồm ba ngựa: Đỏ, vàng và trắng. Mỗi con đều to hơn những chú ngựa vẫn chạy trong rạp xiếc, một voi xám với tỉ lệ 1/1 so với những chú voi thật, ngoài ra còn có một thuyền rồng dài 3,5m rộng 0,8m được trang trí cầu kỳ.
Tất cả những thứ trên được đặt ở sân đền vì chúng quá to để có thể đưa được vào bên trong hậu điện, nơi gần với các Thánh, các Ngài, ông Ba, ông Bẩy. Đền là nơi ngự trị của bốn toà sơn trang với khoảng 60 hình nhân cao từ 1,2 - 1,6m có bốn màu: Đỏ, xanh, vàng, trắng, tượng trưng cho bốn hướng. Đi cùng với đàn mã có giá lên đến vài chục triệu đồng này là 13 suất lộc tố hảo thuộc loại lộc ngon, đắt tiền để trong khi nhảy, đồng cô sẽ phát lộc cho khách dự; có tới 13 bộ quần áo của các ông hoàng, bà chúa, cô Bơ, ông Bốn. Sau mỗi một giá đồng, đồng cô lại thay một lần quần áo. Nhưng những thứ như trên cũng chỉ là điều kiện cần.
Để làm nên một buổi nhảy đồng thần bí, một thành phần không thể thiếu được là đoàn hát văn với đầy đủ đàn, sáo, trống, nhị. Khi "cô" bắt đầu khấn vái thì thủ nhang, đồng đền, thủ anh, lính chị xin phép được hầu. Ngài pháp sư cũng khẩn trương tuyên sớ. Sớ có nội dung bao gồm ngày, tháng, kêu cầu cho ai, địa chỉ ở đâu, cầu về việc gì. Sau đó là một quá trình hầu với những màn khua hương, múa lửa, nhảy nhót rất điệu nghệ của cô đồng. Cô đồng dâng tiền, vỗ gối và cứ mỗi lần nghe hát văn hay, cô lại vỗ vào chiếc gối có năm lớp thêu hình rồng, từ tay cô bay ra những tờ tiền có mệnh giá lớn. Trong suốt khoảng 3 tiếng đồng hồ lên đồng, cô đồng đã thay 13 bộ quần áo, phát 13 mâm lễ và cũng từng ấy lần nhảy múa quay cuồng, châm đến 4 bao thuốc để hút và phát lộc. Có một điều rất lạ là, toàn bộ con nhang, cô đồng ai ai cũng hút được thuốc lá, bất kể là nam hay nữ.
Buổi hầu kết thúc khi toàn bộ 13 mâm lễ với hoa quả, bia, các đồ ăn khác được phát cho khách dự. Hàng chục triệu tiền mã đã được hoá vàng hết, trả lại vẻ rộng rãi vốn có của nhà đền. Ước tính, số tiền mà người hầu đồng đã phải chi ra không dưới 20-30 triệu đồng. Không biết mức giá này là đắt hay rẻ đối với họ nhưng sau buổi hầu đồng này, ai cũng thấy hớn hở ra mặt.
Nhiều người cho rằng, chi phí cho một buổi lên đồng là rất tốn kém nên chỉ những người làm ăn buôn bán, kinh doanh thiếu hiểu biết mới là con nhang, đệ tử của những cô đồng, bà bóng. Suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm bởi lên đồng còn thu hút được cả những người giàu có. Người ta đua nhau đi tán lộc khiến cho bản danh sách của các "thầy" ngày một dài hơn. Cũng vì thế mà không biết bao nhiêu người đã hao tiền, tốn của, khánh kiệt tài sản vì niềm tin mê mụ vào đồng cốt.
Theo Xahoi
Ngôi mộ phát ra năng lượng chữa bách bệnh ở Thanh Oai, Hà Nội Thời gian gần đây, thông tin về một ngôi mộ có "phép màu", phát ra năng lượng kỳ lạ có khả năng chữa bách bệnh được lan truyền khắp nơi. Hàng nghìn người đã kéo đến đây với mong muốn được hấp thu nguồn năng lượng kỳ diệu này Chỉ cần ngồi thiền cạnh mộ Từ Hà Đông (Hà Nội), xuôi theo Quốc...