Sự thật về cổ vật quý nhất trong các lăng mộ Trung Quốc: Có cho tiền, mộ tặc cũng không dám đụng
Mặc dù có giá trị bằng cả gia tài, nhưng cổ vật này lại nằm trong danh sách kiêng kỵ của mộ tặc vì hai nguyên nhân.
Người Trung Hoa xưa đặc biệt coi trọng việc an táng, chôn cất. Điều này xuất phát từ sự tin tưởng của họ với luân hồi.
Cổ nhân tin rằng, con người ta sau khi chết sẽ tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, mà sau đó còn có thể đầu thai lần nữa để trở lại dương gian.
Vì thế, hoàng tộc, quý tộc và những người giàu có trongxã hội phong kiếnđều tốn nhiều công sức, tiền của để xây dựng lăng mộ của mình. Thậm chí, họ còn rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đồ tùy táng để chôn theo với mong muốn vĩnh viễn hưởng thụ vinh hoa phú quý ngay cả khi đã xuống hoàng tuyền.
Tiêu biểu làTừ Hy Thái hâụsau khi qua đời đã được hạ táng cùng số trân bảo có giá trị tính bằng hàng triệu lượng bạc, bằng nhiều năm quốc khố của vương triều. Số lượng trân trâu, mã não, vàng ngọc trong lăng mộ của bà nhiều không đếm xuể.
Thế nhưng, đó vẫn chưa phải là những vật tùy táng quý giá nhất. Thứ giá trị nhất trong các lăng mộ người xưa từng được giới khảo cổ phát hiện chính là bảo vật mang tên “Kim Lũ Ngọc Y”.
Hình dáng của một bộ Kim Lũ Ngọc Y. (Ảnh: Nguồn Internet).
Cổ vật đắt giá nhất hóa ra lại là… trang phục của người đã khuất!
Kim Lũ Ngọc Y còn được biết tới với tên gọi khác là “Ngọc Hạp”. Đây là một vật tùy táng được xếp vàng hàng giá trị nhất trong số các cổ vật Trung Hoa.
Cổ vật này là bộ trang phục cao cấp mà chỉ có hoàng tộc và quý tộc mới có tư cách mặc sau khi chết để chôn cất. Chúng từng được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có.
Tương truyền rằng, Kim Lũ Ngọc Y được làm từ ngọc và tơ vàng, thiết kết theo đúng hình dáng cơ thể của người chết. Vì vậy, mỗi bộ trang phục này có thể được coi là “độc nhất vô nhị”.
Cổ nhân tin rằng, người chết nếu được mặc Kim Lũ Ngọc Y, thi thể của họ không những không bị thối rữa mà còn có cơ hội sống lại.
Mỗi bộ Kim Lũ Ngọc Y đều được thiết kế riêng sao cho phù hợp với hình dáng cơ thể của người đã khuất. (Ảnh: Nguồn Internet).
Cổ vật tuyệt phẩm được tạo tác từ những nguyên liệu thượng hạng
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ hiện nay, giá trị của một bộ Kim Lũ Ngọc Y có thể lên tới 2,4 tỷ nhân dân tệ. Vì sao cổ vật này lại đáng giá cả gia tài như vậy?
Đầu tiên, Kim Lũ Ngọc Y được kết từ ngọc và tơ vàng. Dù vào thời xưa hay ngày nay, đây vẫn luôn là những chất liệu quý giá và đắt đỏ. Quan trọng hơn, chế tạo một bộ y phục này đòi hỏi sự phức tạp và tỉ mẩn vô cùng.
Dưới thời nhà Hán, triều đình đã từng mở ra Đông Viện với vai trò là nơi sản xuất Kim Lũ Ngọc Y. Cơ quan này sẽ chọn ra những khối ngọc thượng hạng, tiến hành đánh bóng, đục lỗ, xâu chuỗi, kết chỉ…
Phải trải qua tới mười mấy công đoạn, một bộ Kim Lũ Ngọc Y mới có thể được hoàn thành. Từ đó có thể thấy, công nghệ chế tạo cổ vật này vô cùng phức tạp, vượt xa so với những đồ tùy táng khác.
Theo sử liệu ghi lại, số tiền làm ra một bộ Kim Lũ Ngọc Y tương đương với của cải tích cóp cả đời của 100 hộ gia đình thời bấy giờ.
Vì chi phí sản xuất vốn đã đắt đỏ, lại thêm giá trị về văn hóa, lịch sử, nên Kim Lũ Ngọc Y có giá tới hàng tỷ nhân dân tệ cũng là điều dễ hiểu.
Kim Lũ Ngọc Y được tạo tác từ các miếng ngọc thượng hạng và kết lại bằng tơ vàng. (Ảnh: Nguồn Internet).
Bí mật phía sau Kim Lũ Ngọc Y: Điều kiêng kỵ của những kẻ trộm mộ
Tính đến nay, Trung Quốc đã phát hiện được 114 bộ Kim Lũ Ngọc Y. Nổi tiếng hơn cả phải kể tới bộ trang phục mai táng được tìm thấy trong lăng mộ của cháu trai Triệu Đà – Triệu Văn Vương.
Một thứ trân bảo có giá trị như vậy, hẳn phải khiến cho nhiều người khao khát sở hữu. Thế nhưng trên thực tế, giới khảo cổ lại tìm ra khá nhiều bộ Kim Lũ Ngọc Y còn nguyên vẹn.
Đâu là lý do khiến mộ tặc thời xưa bỏ qua cơ hội đổi đời nhờ cổ vật này?
Sự thực là mộ tặc thời xưa khi tìm thấy Kim Lũ Ngọc Y thì chỉ dám rút tơ vàng, chứ tuyệt nhiên không đụng tới các miếng ngọc trên bộ trang phục ấy.
Nguyên nhân khiến việc trộm Kim Lũ Ngọc Y trở thành “kiêng kỵ” trong giới đạo mộ bắt nguồn từ 2 lý do chính:
Thứ nhất, Kim Lũ Ngọc Y là biểu tượng của quyền lực, thường chỉ có hoàng tộc và quý tộc mới sở hữu. Người thường đương nhiên không dám giữ trong nhà. Cho nên trộm mộ dù lấy đi thì cũng không có “mối” để tiêu thụ.
Thứ hai, giới mộ tặc ngày xưa cũng có những nguyên tắc riêng, đặc biệt là việc kiêng kỵ trộm ngọc ở sát thân người chết. Bởi ngọc khi được đặt sát với thi thể sẽ dễ hấp thụ máu và trở thành huyết ngọc. Đây là một trong những vật xui xẻo mà người xưa rất sợ.
Chính vì vậy, không trộm Kim Lũ Ngọc Y đã trở thành “quy tắc ngầm” trong giới đạo mộ. Cũng phần nào nhờ vào quy tắc ấy mà hậu thế sau này mới có cơ hội được chiêm ngưỡng cổ vật thuộc hàng tuyệt tác như vậy.
Quan tài nặng 3 tấn, mộ tặc 9 lần đột nhập đều phải về tay không
Trí tuệ của chủ nhân ngôi mộ khiến hậu nhân không khỏi khâm phục, vì để đề phòng mộ tặc đột nhập nên không chỉ sắp đặt cạm bẫy vô cùng cầu kỳ mà còn cất giấu bảo vật ở nơi không ngờ đến.
Tây An được mệnh danh là "thành phố cổ mộ" cũng là nơi đặt lăng mộ Tần Thủy Hoàng nổi tiếng. (Ảnh qua Sohu)
Thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc từng là kinh đô của 13 vương triều huy hoàng trong lịch sử Trung Hoa, ghi dấu tên tuổi của nhiều vị hoàng đế, tướng sĩ tài ba.
Ngày nay, vô số kho báu vẫn còn đang bị chôn lấp dưới lòng đất nên khi thi công tòa nhà mới, những công trình sư ở Tây An luôn vô cùng cẩn trọng. Họ ý thức rằng mình luôn có khả năng đào được một lăng mộ bí ẩn ngàn năm tuổi.
Vào những năm 60 của thế kỷ trước, một đội xây dựng đang thi công khu công nghiệp mới tại Tây An thì vô tình đào được một phiến đá xanh. Nghi ngờ phiến đá là di vật chôn cất từ thời phong kiến, đội xây dựng lập tức trình báo sự việc với Sở Văn hóa địa phương.
Khi cơ quan địa phương này cử đội khảo cổ tới, các nhà khảo cổ đã nâng phiến đá xanh lên và bất ngờ thay, một lối vào một lăng mộ rộng lớn hiện lên trước mắt.
Chứng kiến cảnh tượng này, đội khảo cổ có mặt ở hiện trường đều vô cùng ngạc nhiên và thích thú, tuy nhiên, vui mừng chưa được bao lâu thì họ phát hiện ra 9 hố đào trộm xung quanh lăng mộ. Lăng mộ này đã bị mộ tặc đột nhập ít nhất 9 lần, nhiều khả năng giờ chỉ còn là hầm mộ trống không.
Đúng như dự đoán, đồ tùy táng bên ngoài lăng mộ đều đã bị mộ tặc cuỗm sạch, chỉ còn lại duy nhất cỗ quan tài nặng 3 tấn nằm trơ trọi. Có lẽ do những kẻ mộ tặc không thể mang theo trang thiết bị để vận chuyển cỗ quan tài kích thước lớn như vậy đành bỏ mặc nó nằm ở đây.
Cỗ quan tài là thứ duy nhất còn lại trong lăng mộ. (Ảnh qua Sohu)
Các chuyên gia đành tập trung toàn bộ cuộc khai quật vào cỗ quan tài này, đây là một chiếc quan tài khổng lồ có kích thước lớn hiếm có trong lịch sử.
Bên trong quan tài tìm thấy di cốt của chủ ngôi mộ, được cho là một vị quan tam phẩm từ thời Đường.
Đội khảo cổ quyết định đưa chiếc quan tài về đơn vị để tiếp tục công tác bảo quản và nghiên cứu. Một chiếc cần cẩu đã được huy động để di dời cỗ quan tài, nhưng ngạc nhiên thay, lúc này kho báu mới thật sự hiện ra.
Ngay bên dưới cỗ quan tài 3 tấn là một loạt nhưng pho tượng gốm đời Đường cực kỳ quý giá hay còn gọi là tượng Đường Tam Thể. Sau hơn 1.000 năm chôn cất, hơn 80 bức tượng vẫn được bảo quản ở điều kiện rất tốt.
Các chuyên gia đều bái phục trí tuệ của chủ nhân ngôi mộ, ông hiểu rất rõ những toan tính của mộ tặc nên không sắp đặt nhiều cạm bẫy cầu kỳ mà đem giấu bảo vật ngay bên dưới cỗ quan tài"không thể dịch chuyển".
Kho báu nằm dưới quan tài nặng 3 tấn
Tại sao trong tất cả vàng bạc châu ngọc được tùy táng trong một lăng mộ, chủ ngôi mộ lại đặc biệt quan tâm bảo vệ những bức tượng Đường Tam Thể? Vậy, điều gì khiến chúng đặc biệt đến vậy?
Đây là kho báu mà những kẻ trộm mộ không thể chạm tới. (Ảnh qua Sohu).
Đường Tam Thể (Ù76;三ô25;) là tên được đặt cho loại gốm sứ có phủ ba màu men được sản xuất dưới triều đại Đường, cách đây 1300 năm. Người ta gọi là "tam sắc" vì ba màu men thường được dùng là vàng, xanh lá cây và trắng.
Quy trình chế tác một bức tượng thời Đường phải trải qua phương pháp nung hai lần rất phức tạp. Khi hoàn thiện, men gốm có hiệu ứng đa sắc sống động và đầy ma lực, thế nhưng chúng ít khi được sử dụng trong đời sống do quá giòn, dễ vỡ và khả năng chống thấm kém.
Bức tượng thời Đường mô tả khung cảnh trên con đường tơ lụa. (Ảnh qua wikiwand.com)
Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy các đồ vật thuộc loại này thường được các quý tộc dùng vào việc tùy táng và trang trí, do đó những gì tìm thấy ngày nay rất giới hạn về số lượng và được đánh giá là báu vật quý hiếm, được đánh giá cao nhờ vào màu sắc rực rỡ, phản ánh chân thực phong cách và đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ.
Từ những hình tượng chiến binh tráng kiện, dũng mãnh; binh mã và lạc đà khỏe khoắn đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của vương quốc cường thịnh đầu nhà Đường. Tượng mỹ nữ với khuôn mặt và thân hình đầy đặn cũng thể hiện quan điểm về cái đẹp ở thời kỳ này.
Tượng mỹ nhân và chiến mã thời Đường. (Ảnh qua QQ)
Trong số các bức tượng trên, tượng những con lạc đà đã đạt được sự ngưỡng mộ cao nhất, miêu tả việc nó chuyên chở hàng hóa tơ lụa hoặc đang mang nhạc công trên lưng, như thể tái tạo lại hình ảnh sống thật của người dân vùng trung Á vào thời đó, dọc theo con đường tơ lụa với tiếng nhạc chuông leng keng của các con lạc đà.
Theo con đường tơ lụa, Đường Tam Thể cũng đã du nhập vào nhiều đất nước như Indonesia, Iraq, Ai Cập, Triều Tiên, Nhật Bản...Đường Tam Thể được vinh danh là tinh hoa nghệ thuật đời Đường. Thời điểm đó, những bức tượng không chỉ được người dân yêu mến mà còn thu hút cả sứ thần nước ngoài.
Gốm sứ ba màu thời Đường không chỉ thể hiện được vẻ đẹp dịu dàng và lớp men mịn đầy màu sắc, mà còn thể hiện tính nghệ thuật cao và là báu vật văn hóa Trung Hoa.
Đào giếng thấy hai 'cái nồi' chứa vật lạ, chuyên gia định giá hơn 10.000 tỷ đồng Đang đào đất, hai lão nông bất ngờ đụng trúng một 'miệng hố', bên trong chứa nhiều vật lạ. Sự việc xảy ra vào mùa hè năm 1974. Vì sửa nhà nên Tôn Bổn Lợi, ở huyện Phù Câu, thuộc thị Chu Khẩu, Hà Nam, Trung Quốc quyết định đào một hố vôi trong trang trại nhà mình. Công việc đang diễn ra...