Sự thật về chuột cắn gây suy thận cấp
Ngày 29.11, Cục Y tế dự phòng chính thức thông báo về trường hợp nhiễm virus này. Đó là một bệnh nhân nam (55 tuổi).
Một bệnh nhân ở Hà Nội bị chuột cắn vào tay, bị sốt, từng điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Ngày 9.9 bệnh nhân bị chuột cắn, đến ngày 12.10 có triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục nhưng không ho, không đau họng và không tức ngực. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới vào ngày 17.10 với tình trạng tỉnh táo, có ít tử ban. Kết quả xét nghiệm huyết thanh học cho thấy, bệnh nhân dương tính với virus Hanta. Điều tra dịch tễ cho thấy khu vực bệnh nhân sinh sống có rất nhiều chuột. Mỗi gia đình có 9 con chuột đang sống trong nhà.
Video đang HOT
TS Nguyễn Văn Bình – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng – cho hay: Bệnh do virus Hanta là lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm virus cắn hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa virus. Virus Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu.
Ngoài ra, virus Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành. Một số ít trường hợp có biểu hiện lâm sàng nặng với hội chứng phổi hoặc hội chứng suy thận cấp có thể tử vong.
Do đó, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng. Dùng hóa chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh nơi có chuột, che đậy thức ăn. Nếu bắt được chuột, nên đốt hoặc bỏ vào túi nylon 2 lớp và chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm.
PGS- TS Nguyễn Văn Châu – khoa Côn trùng, Viện Sốt rét – ký sinh trùng, côn trùng T.Ư – người có nhiều năm nghiên cứu về các loài côn trùng và động vật nói chung trong đó có chuột – cho hay: Ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư từng phát hiện trên chuột cống có loại virus này. Nghiên cứu từ năm 2006 – 2009 tại 11 tỉnh/TP ở Nam Bộ và Tây Nguyên (do Viện Pasteur TPHCM, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và chuyên gia Nhật Bản thực hiện) cho thấy: Trong 1.066 mẫu huyết thanh của chuột thì có 30 mẫu dương tính với virus Hanta, chiếm khoảng 2,8%. Tuy nhiên, tỉ lệ này cho thấy đây không phải là một virus phổ biến, cũng không gây thành dịch lớn mà chỉ rải rác, lẻ tẻ.
Cũng phải lưu ý rằng, không phải cứ bị chuột cắn là gây bệnh, đặc biệt chuột mang virus Hanta là xuất huyết và suy thận, gây tử vong. Tỉ lệ tử vong trường hợp xuất huyết với hội chứng thận thay đổi từ
Vì chuột mang một số loài vi khuẩn, virus nên khi chuột cắn có thể truyền một số bệnh sang người, trong đó có bệnh Hantasis do Hanta virus gây nên. Loài chuột từng gây bệnh dịch hạch cho người trong những năm 1960-1990 tại các tỉnh phía nam khiến không ít người tử vong. Ngoài ra, chuột lưu giữ mầm bệnh sốt mò. Hiện nay, bệnh sốt mò gặp rải rác ở Hà Nội và khá phổ biến ở các tỉnh trung du, miền núi như Quảng Ninh, Bắc Giang… Trung bình mỗi năm có hàng trăm bệnh nhân bị sốt mò điều trị bệnh tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Châu: Các loại chuột (trừ chuột chù) thuộc bộ gặm nhấm, răng của chuột liên tục dài ra. Vì thế, chúng luôn có nhu cầu cắn các vật xung quanh để mài mòn răng. Tuy nhiên, chúng không chủ động cắn người, trừ khi gặp tình huống bất ngờ, ví dụ bị tấn công, bị tóm nên phản ứng cắn lại. Virus Hanta lại tìm thấy chủ yếu ở chuột cống và chuột chù. Hai loại chuột này chủ yếu sống ở cống rãnh, trong khi đó chuột sống ở trong nhà hiện nay chủ yếu là chuột lắt, chuột nhà, chuột nhắt.
Diệt chuột bằng cách nào?
Khi bắt chuột tuyệt đối không dùng tay không mà phải đi găng tay dày, hoặc dìm cả lồng có chuột xuống nước cho chuột chết… Ngoài ra, cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ đạc lộn xộn, bừa bãi làm nơi để chuột trú ngụ. Khi ngủ, nên chèn màn chặt kín 4 góc giường ngăn ngừa không cho chuột chui vào cắn. Nếu không may bị chuột cắn, nên rửa bằng nước muối, nước xàphòng thật sạch, sát trùng bằng cồn 70 độ rồi đi khám sớm. Không nên dùng các loại bả, vì sau đó chó, mèo ăn phải chuột chết vì bả có thể cũng chết. Đồng thời, các hóa chất độc này phát tán ra môi trường gây ô nhiễm. Quang Duy
Theo laodong
Chuột chứa virus suy thận có thể truyền bệnh qua phân
Ngày 29-11, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế chính thức xác nhận trường hợp một nam bệnh nhân 55 tuổi tại TP Hồ Chí Minh bị nhiễm virus Hanta do chuột cắn.
Công văn của Cục này nêu rõ, virus Hanta là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm virus cắn hoặc do hít phải các chất thải của chuột có chứa virus. Virus Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng như sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu. Ngoài ra, virus Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng như sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành.
Để chủ động phòng chống lây nhiễm bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chúng, nếu tiếp xúc phải đeo khẩu trang, mang găng tay và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Xác chuột phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp, chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm. Nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột, cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.
Theo ANTD
"Amip ăn não người không tồn tại trong nước bể bơi" Chỉ trong vòng hơn 1 tuần qua, người dân rất lo lắng trước thông tin xuất hiện 2 căn bệnh mới đe dọa sức khỏe và tính mạng con người. "Amip ăn não người" là bệnh hiếm gặp vì vậy người dân không nên hoang mang lo lắng (Xét nghiệm PCR để tìm ra"amip ăn não người" tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới...