Sự thật về chàng trai gần 20 năm “không mặc quần”
Sau một lần ốm thập tử nhất sinh, Triệu Lao Lớ đã có thói quen không mặc quần gần 20 năm nay. Thói quen kỳ quặc của chàng trai này được lý giải dưới góc nhìn khoa học như thế nào?
Không mặc quần sau trận ốm thập tử nhất sinh
Câu chuyện về chàng trai Triệu Lao Lớ ( xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang) không mặc quần đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Trao đổi với phóng viên, ông Ph-ng Chang Nu, Phó chủ tịch xã Hồ Thầu khẳng định đây là câu chuyện có thật và quá quen thuộc với người dân trong xã.
Ông Nu cho biết, Triệu Lao Lớ sinh năm 1993, là con thứ 2 trong gia đình có 3 người con. Bố Triệu Lao Lớ là anh Triệu Chàn Chiêng, sinh năm 1972. Điều kiện kinh tế của gia đình Lớ ở bậc trung bình trong địa phương.
Ngoài thói quen kỳ dị không mặc quần, theo ông Nu, Lớ hưởng khuôn mặt khá bảnh bao, tâm sinh lý phát triển hoàn toàn bình thường. Lớ đã không mặc quần khoảng 20 năm nay nên người dân trong địa phương cũng đã “quen mắt” với chuyện này. Hàng ngày Lớ vẫn đi làm nương, bốc vác, chạy xe đi chợ mua đồ với thái độ rất bình thản, tự nhiên. Lớ chạy thạo xe máy nhưng chỉ dùng làm phương tiện đi lại của bản thân và gia đình nhưng không làm nghề chạy xe ôm như một số thông tin đã được đăng tải.
Ngoài thói quen “không mặc quần”, Triệu Lao Lớ có khuôn mặt khá bảnh bao, tính nết nhanh nhẹn, tháo vát.
“Nếu chỉ nhìn thấy cậu ấy thì nhiều nghĩ là có vấn đề về thần kinh nhưng không phải thế. Lớ nói năng, giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát, nhiều khi đối đáp còn lanh lợi hơn người khác. Nhiều người trong thôn tiếc thay nếu không có thói quen kỳ quặc kia thì có lẽ cậu ấy sẽ thành đạt, ít nhất cũng được như anh trai và có vợ, con rồi. Mọi người giao tiếp với Lớ bình thường, không hề có sự phân biệt đối xử. Những dịp làng có việc gì mọi người vẫn xếp Lớ ngồi cùng mân ăn bình thường. Nói chung, bà con quý và thương Lớ lắm”, ông Nu nói.
Nói về nguyên nhân khiến Lớ đến nông nỗi này, ông Nu cho biết từ lúc sinh ra Lớ hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, năm 5-6 tuổi, sau một lần ốm hôn mê bất tỉnh thì Lớ thành ra như vậy chứ không phải do bị sâu róm chui vào quần làm mẩn ngứa khiến Lớ sợ mặc quần.
“Năm đó, Lớ ốm nặng đến nỗi gia đình đã phải nghĩ đến chuyện lo hậu sự, thậm chí người nhà đã mặc quần áo của người âm cho rồi. Thế nhưng, bất ngờ cậu ấy tỉnh lại và thấy đau lòng quá nên cởi hết quần áo ra. Và từ đấy, Lớ không mặc quần. Sau này, có lần gia đình bắt Lớ mặc thì cậu ấy lại lăn ra ốm nên gia đình cũng không dám ép nữa. Cậu ấy cũng tuyên bố là nếu mặc quần là sẽ ốm chết. Chuyện của cậu ấy quả là khó lý giải”, ông Lu kể.
Khổ tâm và thèm lấy vợ
Video đang HOT
Cũng theo ông Nu, chính quyền địa phương nhiều lần cũng đến nói chuyện và cũng muốn khuyên gia đình đưa Lớ đi gặp các chuyên gia tâm lý để được tư vấn nhưng vì điều kiện gia đình cũng hạn chế nên đến bây giờ vẫn không có sự can thiệp gì. Sau lần Lớ bị ốm lại vì bị ép mặc quần, gia đình không dám ép Lớ lần nữa. Người ngoài cũng không dám khuyên gì. Trong nhiều lần nói chuyện, gia đình cũng như bản thân Lớ đã chia sẻ với ông Nu những mong muốn giản dị nhưng lại là chuyện khó với chàng trai này.
“Bố mẹ và bản thân cậu ấy khổ tâm vì cái thói quen kỳ quặc kia lắm. Ở tuổi của Lớ, các trai trong làng lấy vợ, có con cả rồi. Làm bố mẹ ai chả mong con cái thành đạt, được gả vợ cho con. Trong tâm cậu ấy cũng đầy ắp mơ ước về một gia đình nhỏ hạnh phúc như các bạn đồng lứa. Thế nhưng, với cái bề ngoài ăn mặc như thế, hầu hết các cô gái ở tuổi xuân thì đều thấy ngại, không dám tiếp xúc và khó có ai chia sẻ được với nỗi khổ của cậu ấy “, ông Nu nói.
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Nu cũng chia sẻ mong muốn các tổ chức các tổ chức xã hội, các nhà nghiên cứu khoa học sau khi nghe chuyện của Lớ thì chung tay giúp đỡ cậu ấy từ bỏ được thói quen “không mặc quần” mà vẫn khỏe mạnh và thực hiện được những điều mà Lớ đáng được hưởng.
Chúng tôi sẽ liên hệ với một số nhà nghiên cứu tâm lý để giải mã thói quen không mặc quần của Triệu Lao Lớ dưới góc nhìn khoa học để gửi tới bạn đọc ở kỳ tới.
Theo Người Đưa Tin
Mặt đê vỡ nát vì xe 'Hổ vồ' tàn phá
Nhiều tháng qua, các tuyến đê cấp 1, 2 sông Chu, sông Mã (Thanh Hóa) bị xe "hổ vồ" chở cát chạy ngày, chạy đêm khiến cho mặt đê bị nát tươm, xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu nhưng cơ quan chức năng dường như bất lực.
Tan nát mặt đê
Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi ngày có hàng trăm lượt xe "hổ vồ" chở cát chạy trên các tuyến đê xung yếu qua địa bàn các huyện Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa đã cày nát nhiều mặt đường nhựa, bê tông, ảnh hưởng đến giao thông đi lại và công tác hộ đê của lực lượng chức năng.
Ông Lê Văn Toán (xã Thiệu Vũ) cho biết, nhà ông nằm ở dưới chân đê sông Chu, ngày nào cũng chứng kiến hàng trăm lượt xe ô tô chở cát chạy ầm ầm trên đê.
Biển báo cấp xe vượt quá 12 tấn, nhưng 2 xe hổ vồ nối đuôi nhau có trọng tải 40-50 tấn.
Xe nào cũng chở đầy ắp, cát rơi vung vãi, bụi mù. Đó cũng là nguyên nhân làm cho mặt đê xuất hiện nhiều ổ voi, ổ trâu. Chưa nói đến việc ảnh hưởng nghiêm trọng đến đê điều khi mùa mưa lũ đến.
Cũng như ông Toán, bà Nguyễn Thị Lan (xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân) cho biết, trước đây đi đường nhựa, bê tông rất sạch sẽ, an toàn, nhưng bây giờ cả tuyến đường gần chục cây số nham nhở đất cát, bụi bặm.
Người dân đã không ít lần phản ánh lên xã, huyện nhưng dường như các cơ quan chức năng cũng bất lực.
Những chiếc xe ô tô chở cát đắp ngọn cao chót vót
Ông Lê Huy Hoàng, Phó chủ tịch huyện Thọ Xuân cho biết, trên địa bàn có 3 mỏ cát được cấp phép, huyện đã bỏ kinh phí xây dựng hàng chục chiếc khung khống chế tải trọng tại các điểm lên xuống mỏ cát nhưng rất khó để xử lý triệt để, bởi cấm ban ngày thì họ lén lút chạy ban đêm.
Cần mạnh tay với xe quá tải
Ông Nguyễn Trọng Hải, Chi cục trưởng Chi cục đê điều & PCLB Thanh Hóa bức xúc nói, đường đê rải nhựa chỉ giới hạn cho xe dưới 12 tấn, đường bê tông dưới 10 tấn đi qua.
Tuy nhiên, thực tế hầu hết các xe tải đi trên đê đều quá trọng tải, đó là chưa kể khối lượng hàng bốc trên xe.
Mặt đường bê tông nứt be bét.
Cũng theo ông Hải, toàn tỉnh Thanh Hóa có 192/315 km đường đê từ cấp I - III và 104/693 km đường đê dưới cấp III đã được rải nhựa, bê tông.
Tuy nhiên, đến thời điểm này có đến 22,5 km đê cấp I - III bị xe quá khổ, quá tải phá nát, tập trung ở các đoạn K19 760 - K25 700, đê hữu sông Chu; K0 700 - K3 900, đê hữu sông Mã; K36 - K39 400, đê hữu sông Mã đoạn qua xã Thiệu Khánh.
Ngoài ra, 11,3 km đường đoạn K39 500 - K44 700, đê hữu sông Chu; K29 - K31, đê tả sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) và K3 900 - K8, đê hữu sông Mã (huyện Yên Định) cũng đang có dấu hiệu hư hỏng.
Nguyên nhân dẫn đến đường hư hỏng, ông Hải cho rằng do lợi nhuận từ khai thác cát lớn nên các doanh nghiệp bất chấp quy định về tải trọng.
Ngoài ra, có nhiều bãi tập kết cát chưa được cấp phép nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động. Đồng thời việc kiểm tra, quản lý chủ bãi cát thực hiện cam kết sửa chữa đường hư hỏng do xe quá tải theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN-MT chưa sát sao.
Không những thế, để né các trạm CSGT, TTGT trục đường chính chủ phương tiện chở hàng như: Đất, đá, vật liệu xây dựng... đã lách sang đường đê để đi nên mặt đê không thể chịu tải nổi tải dẫn đến hư hỏng.
Ổ voi, ổ trâu xuất hiện nhiều trên mặt đường
"Về lâu dài, Sở TN-MT cần quản lý chặt chẽ các DN khai thác cát. Nếu phát hiện chủ DN nào múc cát lên xe quá tải thì nhắc nhở, xử phạt hành chính, thậm chí thu hồi giấy phép để răn đe.
Đối với chính quyền địa phương, nên "gắn biển số" cho tàu, thuyền đăng ký khai thác cát để lực lượng chức năng và người dân có cơ sở phản ánh khi phát hiện vi phạm", ông Hải kiến nghị.
Theo_VietNamNet
Báo cáo Thủ tướng vụ dân "oằn mình" đóng phí Liên quan đến việc người dân xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa phải "oằn mình" đóng hàng chục khoản phí cho các cấp từ thôn đến xã để xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản báo cáo tới Thủ tướng Chính phủ. Ngày 29/9, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản số cáo kết quả thực...