Sự thật về cây xoài 300 tuổi ‘chữa bách bệnh’
Thời gian qua, dư luận khu vực miền Tây xôn xao câu chuyện ly kỳ về cây xoài 300 tuổi tại Bạc Liêu phát ra “linh khí, chữa bách bệnh” . Vậy thực hư thế nào?
Một người lạ tung tin đồn
Cây xoài đại thụ hàng tỏa bóng trong khu nhị tỳ (nghĩa trang – PV), thuộc sự quản lý của chùa Ông Bổn, thuộc ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông (TP.Bạc Liêu).
Khi nhắc tới cây xoài này, người dân nơi đây thường kể nhiều câu chuyện liên quan. Đặc biệt, còn có tin đồn cây xoài có thể tỏa “linh khí” chữa bệnh cho con người.
Toàn cảnh cây xoài 300 tuổi có nhiều người dân kéo đến “trị bệnh”.
Điều này càng được mọi người tin tưởng hơn sau khi một người đàn ông tại Cà Mau mắc căn bệnh lạ chữa mãi không khỏi. Trong một lần tới thăm cây xoài, người này đã ôm cây cầu khấn và xin cứu giúp.
3 ngày sau, người đàn ông này trở lại và thông báo mình đã khỏi được tới 70%. Thông tin trên khiến nhiều người sửng sốt.
Từ đó, câu chuyện lan truyền nhanh chóng đã lôi kéo hàng ngàn người đến đây.
Người trực tiếp được chùa Ông Bổn giao làm quản trang, chăm sóc xây xoài suốt 15 năm qua là ông La Văn Lự (62 tuổi) cho biết, vào khoảng đầu thế kỷ XVIII, nhiều người về đây cư trú thì đã thấy cây xoài to hơn một vòng tay người lớn.
Điều khá thú vị, cây xoài sinh trưởng tại vùng nước mặn quanh năm nhưng dưới gốc lại có mạch nước ngọt ngầm, giúp cho cây xanh tốt quanh năm.
Trước khi ông Lự về quản lý, đã có một gia đình có tới 4 đời sinh sống cạnh cây xoài.
Ông La Văn Lự, người trông coi cây xoài cổ thụ 15 năm qua.
“Hơn 2 năm nay, ngày nào cũng có hàng trăm lượt khách tìm tới đây vừa để chiêm ngưỡng, vừa mong có thể chữa bệnh…”- ông Lự nói.
Thêm vào câu chuyện của chồng mình, bà Nguyễn Thị Lan (58 tuổi) cho biết thêm, chưa biết công năng chữa bệnh của cây xoài như thế nào. Nhưng hàng ngày người dân đi tới cầu xin nhiều lắm, nhất là mấy người trung tuổi.
“Họ tới vuốt cây rồi vuốt lên đầu, lấy nước ở quanh khi vực cây mang về uống…”- bà nói
Video đang HOT
Rất nhiều trẻ em tập trung hóng mát dưới bóng cây xoài.
Xin lộc từ cây xoài cổ thụ!
Trung tuần tháng 6, dù trong một ngày trời mưa tầm tã, nhưng theo quan sát của chúng tôi vẫn có hàng trăm người tìm đến ngồi dưới gốc cây với niềm tin chữa khỏi bệnh.
Họ còn khẳng định, từ khi tới đây trong người cảm thấy thoải mái, cảm giác bệnh tật cũng bớt đi một phần. Tuy nhiên, cũng có nhiều người tới đây để thăm thú chứ không hề tin là cây xoài này có khả năng chữa bệnh.
Chị Nguyễn Thị Dương (SN 1967, ngụ An Giang), cho biết: “Nhiều người nói, khi mắc bệnh gì, kể cả nan y chỉ cần về đây ngồi thiền hay ôm cây có thể hấp thụ được “linh khí” từ cây toát ra đều có thể khỏi bệnh. Không biết sự thần kỳ thế nào, trong người cũng đang mang bệnh viêm gan B mãn tính. Tôi cũng mong tới đây một lần xem hiệu quả tới đâu”.
“Từ khi cây xoài này được phát hiện, cứ dịp nào có việc đi qua Vĩnh Châu tôi đều ghé vào thăm. Nói thật cứ nghe mọi người đồn thổi rằng cây có thể tỏa “linh khí’ chữa bệnh tôi không tin. Bởi từ trước tới này tôi chưa từng nghe chuyện như vậy”ông Huỳnh Công Mạnh (71 tuổi) cho hay.
Ông La Văn Lự người trông giữ cây xoài 15 năm qua.
Lý giải những lời đồn đón xung quanh cây xoài, ông Lự cho hay, năm 1999, dòng họ quản lý cây xoài một mực từ bỏ mảnh đất của mình để đi khắp nơi kiếm sống. Điều này đã khiến nhiều người dân nghi ngờ có chuyện kỳ bí.
Do vậy, nhiều người đã thêu dệt lên rất nhiều câu chuyện từ gốc xoài có ma ám dẫn tới người dân phải bỏ đi nơi khác.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, gia đình này thực chất vẫn còn một số người sống tại địa phương. Họ không muốn sinh sống quanh cây xoài nữa vì đây là khu nhị tỳ (nghĩa trang – PV). Còn chuyện thần thánh là do người dân tự thêu dệt để hù dọa nhau…
Không biết chuyện người dân chữa bệnh?
Trao đổi với PV, ông Lê Trường Hận – Phó Chủ tịch xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) cho biết, cây xoài lúc đầu thuộc sự quản lý của một gia đình, sau đó được chùa Ông Bổn quản lý cho tới nay.
Sau khi cây xoài được công bố là có tuổi đời hơn 300 năm, đã có rất nhiều người hiếu kỳ từ khắp nơi tìm tới chiêm ngưỡng.
Thông tin cây xoài có khả năng tỏa “linh khí” chữa bệnh là do người dân tự thêu dệt, chưa có cơ sở khoa học nào xác thực.
Ông Lê Trường Hận – Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch Đông.
Cũng theo ông Hận, chính quyền địa phương cũng chưa được thông báo về việc cây xoài có thể chữa bệnh. Người dân trong xã cũng ít tìm tới cầu khấn hay chữa bệnh. Chủ yếu là người từ nơi khác tới.
Chính quyền xã cũng thường xuyên giám sát tình hình, không để kẻ xấu lợi dụng chuyện mê tín dị đoan để thu lợi.
Khi được hỏi về chuyện có một người ở Cà Mau từng xác nhận chữa khỏi bệnh, ông Hận cho biết, có thể đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, trong xã đã có nhiều người tới thăm cây nhưng chưa có ai nói khỏi bệnh nhờ cây.
Chính quyền xã cũng khuyến cáo người dân không nên nghe những tin đồn đoán vô căn cứ, nếu có bệnh hãy tới các cơ sở có chức năng chữa bệnh để được thăm khám.
Còn khu vực cây xoài cổ chỉ là nơi để bà con thập phương tới tham quan. Hàng năm mọi người cũng tổ cức lễ cúng thần “Hổ” tại khu vực này, đó là tín ngưỡng đã lâu đời của người dân nơi đây.
Cẩm La – Bảo Minh
Theo_VietNamNet
Bà cụ mù bán vé số bị ức hiếp lần đầu lên tiếng về vụ việc
Bà cụ mù sống một mình không người thân thích, chồng của bà mới qua đời hồi đầu năm. Bà cho biết, chuyện bị bắt nạt xảy ra không phải lần đầu.
Bà cụ mù bán vé số bị ức hiếp lần đầu lên tiếng về vụ việc
"Bị chọc phá thường xuyên"
2 ngày sau khi bị đám đông gần chục người ức hiếp trước cổng Bưu điện TP.HCM, căn bệnh thấp khớp lại tái phát khiến bà cụ mù phải ngồi nhà, không thể đi bán vé số như thường ngày. Trong căn gác chật hẹp tại chung cư ở quận Bình Thạnh, bà dò dẫm từng bước khó khăn, đôi bàn tay nhăn nheo kì cạch mở cửa cho chúng tôi.
Bà Giang dò dẫm mở cửa cho khách vào.
Tâm sự cùng chúng tôi, bà cho biết bà tên Giang, năm nay hơn 60 tuổi và sống một mình.
Nhắc lại vụ việc xảy ra vào trưa ngày 26/6, bà Giang khẳng định: "Chuyện đám người bán trước Bưu điện Thành phố chọc phá tôi đã diễn ra nhiều lần trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, tôi luôn nhẫn nhịn bởi vì chúng nó chưa làm gì quá đáng. Cho đến hôm rồi, vì không chịu được thêm nữa nên mới phản ứng quyết liệt như vậy".
Hai ngày sau khi xảy ra sự việc, bà Giang ở nhà vì căn bệnh thấp khớp tái phát.
Bà kể thêm, hôm đó kẻ gây sự đầu tiên buông lời chọc tức bà là một thanh niên. Tiếp đến, bà thấy có ai đó ném liên tục các bịch nước vào chân mình. Tức quá, bà nhặt được một bịch và ném lại theo phản xạ nhưng không trúng ai, đồng thời bà la hét, mắng chửi những kẻ ức hiếp mình. Sự việc chỉ dừng lại khi T - cậu sinh viên Trường ĐH Công nghệ Hutech dũng cảm đến can ngăn và giúp đỡ bà.
Bà Giang vẫn không thể lý giải được vì sao thời gian gần đây bản thân thường bị một số kẻ buôn bán xung quanh Bưu điện ném nước xua đuổi. Bà cho hay, mình bán vé số ở địa điểm nói trên gần 30 năm nay. Những kẻ quấy rối bà từng lớn lên và mưu sinh ở đây trong suốt khoảng thời gian bà ra đây kiếm sống.
"Đám người đó trước kia tôn trọng tôi lắm, nhưng thời gian gần đây thì tâm tính tụi nó thay đổi đến lạ kì. Tôi nghĩ việc mình bị xua đuổi có thể là do bản thân bị mù lòa, bán vé số nên cán bộ thương tình giúp đỡ. Còn đám người kia bị nhắc nhở, xua đuổi nên bọn chúng ghét ra mặt" - bà nói.
Suốt buổi nói chuyện, bà cụ không thích đề cập đến chuyện quấy phá. Bà tin vào luật nhân quả "ở hiền gặp lành".
Bà Giang còn tiết lộ thêm, những lúc rảnh rỗi ngồi đợi khách mua hàng, mắt bị mù nhưng tai bà vẫn nghe được đám người buôn bán xung quanh rất hay chửi bậy, ăn nói tục tĩu. Mỗi lần như thế, bà đều thẳng thắn nhắc nhở: "Tụi bay sống, buôn bán ở đây đừng thì có chửi tầm bậy với khách". Có thể, những lời nói thẳng của bà đã làm cho đám người kia không thích vì cảm thấy bị "dạy đời".
Theo một số người sống quanh khu vực Bưu điện TP.HCM và khu chung cư bà Giang sinh sống, bà rất khó tính, hay mắng chửi vô cớ. Về điều này, bà Giang giải thích: "Vì mắt bị mù nên đôi lúc phải "xù lông" lên tự bảo vệ mình trước kẻ xấu. Nếu như bản thân không bị xúc phạm, ức hiếp thì bà cũng chẳng dại gì tìm cách gây hấn với họ".
Cô đơn tuổi xế chiều
Bà Giang từng làm việc ở Bưu điện TP.HCM và trước đây từng có cuộc sống đủ đầy. Năm 1988, đôi mắt bỗng dưng bị mù khiến bà phải từ bỏ nghề nghiệp mà ở nhà. Không chịu bằng lòng với số phận, muốn kiếm thu nhập bằng chính khả năng của mình, thích nghi với hoàn cảnh, bà ngày ngày dò dẫm từng bước chân đến đại lý lấy vé số, sau đó nhờ xe ôm chở đến trước cổng Bưu điện bán.
Hằng tuần, bà đi bán vé số từ thứ 2 đến thứ 7, chủ nhật đi nhà thờ. Trừ chi phí tiền xe ôm, mỗi ngày bà cũng dư được khoảng 20.000 đồng. Nguồn thu nhập đó không giúp cho vợ chồng bà có được cuộc sống tạm bợ nhưng nhờ hàng tháng chính quyền địa phương giúp đỡ hơn 200.000 đồng, 10kg gạo và nhiều vị khách mua vé số thấy thương tình cho thêm tiền... nên bà cũng phải chắt chiu, chi tiêu tằn tiện, phòng những ngày mưa gió không đi bán được.
Trong căn hộ, đồ đạc của bà chẳng có thứ gì đáng giá.
Đầu năm 2014, chồng bà đột ngột qua đời sau hơn chục năm sống chống chọi với những cơn bạo bệnh. Từ khi chồng mất, bà sống thui thủi một mình. Căn bếp ẩm thấp, gián bò lúc nhúc mọi ngõ ngách là nơi mỗi lúc chiều về bà Giang lại lụi hụi nấu ăn. Không có tiền để mua bếp ga hay bếp điện, bà phải dùng than củi để đun nấu.
Khu bếp ẩm thấp, bụi bặm này là nơi hằng ngày bà Giang nấu nướng cho bản thân.
Trong suốt cuộc trò chuyện, chúng tôi có lần thắc mắc vì sao mắt bị mù, cuộc sống khó khăn, bà lại không có con cái chăm sóc?. Bà Giang lãng tránh câu trả lời và tìm cách chuyển sang chủ đề khác. Những người hàng xóm cũng không biết bà có con hay không bởi bà Giang mới chuyển về đây sinh sống được hơn 15 năm nay, căn hộ do chính quyền địa phương hỗ trợ, bà lại sống một mình, không tiếp xúc với bất cứ ai cùng khu.
Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Lan (Tổ trưởng Tổ dân phố 19, P.19, Q.Bình Thạnh, TP. HCM) sống cùng khu chung cư nhận xét: "Bà cụ đi cả ngày, về đến nhà là đóng cửa, ít tiếp xúc với ai nên cũng không thấy xảy ra chuyện gì".
Theo Xahoi
Lộ diện nữ khỏa thân 100% tắm mưa trên cầu Cô gái trong đoạn clip khỏa thân 100% tắm mưa trên cầu được cho là hotgirl ở Kiên Giang. Cô cũng chính là "hotgirl tốc váy" gây xôn xao thời gian qua... Vừa qua đoạn clip của cô gái trẻ "lột đồ, khỏa thân" tắm mưa gây xôn xao cộng đồng mạng. Đoạn clip quay vào ban đêm, địa điểm thực hiện đoạn...